Băn khoăn việc cha mẹ trao tặng nhà cho con trai út
Bố mẹ tôi có 6 người con, năm nay bố mẹ ngoài 90 tuổi, sống ở tỉnh lẻ cùng con trai út.
Ngày còn trẻ khỏe, bố mẹ theo anh em chúng tôi đi trông các cháu, tới khi chú út lập gia đình ông bà đã 80, không còn khả năng trông cháu hay tự cơm nước thì về ở hẳn với vợ chồng em từ đấy tới nay. Do không tìm được người chăm sóc riêng cho ông bà mà chỉ tìm được người lau dọn nhà cửa, vợ chồng em út tôi chia ca làm việc để đảm đương phần việc gia đình, điều đó ảnh hưởng nhiều tới cơ hội nghề nghiệp của hai em.
Đến nay lương của vợ chồng em trai khoảng 12 triệu, lương hưu của bố mẹ khoảng 10 triệu, mỗi năm anh chị em còn lại phụ giúp thêm mỗi người 10 triệu/năm. Ngoài ra chúng tôi có một tài khoản chung chỉ dùng cho bố mẹ khi đi viện, tài khoản này thống nhất chia đều cho 5 anh em, trừ em út. Anh em chúng tôi đều ở xa; khi cha mẹ trái gió trở trời, đi viện, mọi việc đều do vợ chồng em út lo liệu. Một năm trung bình ông bà nằm viện 6-7 lần, mỗi lần tầm 14-20 ngày, cũng thiệt thòi cho vợ chồng em trai.
5 năm trở lại đây, bố mẹ tôi bị bệnh teo não tuổi già, không còn khả năng nhớ con cái, không phân biệt ngày đêm, sạch bẩn; quá trình chăm sóc cực hơn rất nhiều. Tuy nhiên có một điều ông bà không bao giờ quên, được mọi người cho hoặc biếu tiền thì không ai trong 5 anh em có thể xin lại được, trừ vợ chồng em út. Ba tháng trước bố tôi qua đời, tiền phúng viếng tầm một tỷ, chúng tôi thống nhất để lại cho vợ chồng em trai, các khoản chi chia đều cho 5 anh em. Chúng tôi dự định với số tiền trên, cộng thêm mỗi anh em sẽ góp 500 triệu để mua cho vợ chồng em một ngôi nhà khác cạnh đấy. Về sau, phần đất vợ chồng em đang ở rộng hơn 500 m, có giá trị khoảng 10 tỷ dùng làm nhà từ đường chung.
Video đang HOT
Gần đây chúng tôi biết em dâu dành 70% tiền phúng điếu để làm từ thiện, ngôi nhà chung cũng được bố mẹ làm quyền trao tặng cho vợ chồng em từ cách đây chục năm, lúc họ còn minh mẫn, tỉnh táo. Ngôi nhà gắn liền với rất nhiều kỷ niệm của các anh em nên chúng tôi không muốn thuộc về ai, hay phải bán đi để con cháu không còn nơi lui lại. Chúng tôi rất băn khoăn, nói ra sợ làng xóm dị nghị rằng tranh đoạt tài sản và cũng không hiểu tại sao thời điểm trao tặng cho vợ chồng em út mà bố mẹ không hề hỏi qua ý kiến của bất kỳ người con nào. Chúng tôi có nên xem xét lại quá trình trao tặng không hay vui vẻ chấp nhận mọi chuyện?
Tôi biết rằng nhiều bậc cha mẹ luôn ưu ái cho những đứa con chung sống cùng họ khi tuổi già. Tiếc rằng cha mẹ tôi không để lại di chúc hay dặn dò gì khi còn minh mẫn, những gì chúng tôi biết chỉ là do vợ chồng em út truyền đạt lại mà thôi.
6 năm chăm mẹ chồng tai biến, thứ mà bà để lại khiến tôi sững sờ
Trước đêm họp gia đình, mẹ chồng đã gọi tôi vào phòng nói sẽ chỉ cho một số tiền nhỏ thôi mà?
Suy nghĩ hồi lâu, tôi vẫn không biết phải làm gì mới có thể giải quyết vấn đề hiện tại. Vì thế, tôi muốn tâm sự câu chuyện của mình, hy vọng nhận được lời khuyên từ mọi người.
Tôi đi làm dâu hơn 7 năm thì có đến 6 năm chăm sóc mẹ chồng tai biến. Thời gian đầu sau khi kết hôn, vợ chồng tôi sống riêng, mẹ chồng thì đến ở với anh trai cả. Ngày ấy bà nói ở với ai sẽ đưa hết lương hưu cho người ấy. Vì thế, anh chồng tôi săn đón lắm, cũng chẳng bao giờ nói vợ chồng tôi đón mẹ về ở cùng.
Thời điểm đó vợ chồng tôi mới cưới, kinh tế còn khó khăn. Vậy mà chúng tôi vẫn dặn nhau phải đi lên bằng chính bản thân mình, tuyệt đối không được xin mẹ.
Chuyện xảy ra 6 năm trước. Hôm đó, mẹ chồng tôi đi vệ sinh rồi ngã trong nhà tắm. Khi đến viện, bác sĩ nói bà đã mất khả năng đi lại, đó là hệ quả của cơn tai biến . Điều may mắn là ý thức của bà không bị ảnh hưởng và vẫn rất minh mẫn.
Anh chồng tôi phải ứng rất dữ dội, còn nói tôi đã giở trò sau lưng rồi kéo vợ ra về. (Ảnh minh họa)
Sau khi ra viện, mẹ chồng được anh cả đưa về nhà chúng tôi với lý do tôi không đi làm nên tiện bề chăm sóc bà. Mặc dù vậy, tôi vẫn biết đó chỉ là cái cớ để thoái thác trách nhiệm. Cũng từ đó, suốt 6 năm qua, anh chồng tôi chưa một ngày chăm mẹ, chỉ thỉnh thoảng sang hỏi han xem bà như thế nào thôi. Tất cả mọi việc, từ vệ sinh đến ăn uống của mẹ đều do tôi đảm nhiệm.
Hôm vừa rồi, mẹ chồng tôi nói bà cảm thấy trong người không khỏe nên gọi vợ chồng tôi vào phòng để nói chuyện. Mẹ nói ngoài tiền thì bà tiết kiệm được 5 cây vàng, bây giờ muốn chia ra cho các con, nhưng vợ chồng tôi chỉ được một cây vàng làm vốn.
Dù chồng tôi không đồng ý nhưng tôi vẫn tôn trọng quyết định của mẹ chồng. Thậm chí tôi còn khuyên anh không nên để ý tới số vàng ấy, bởi đó là tài sản của mẹ, cho ai là quyền của bà. Ngay ngày hôm sau, mẹ chồng gọi các con về họp gia đình .
Khác với những gì đã nói với chúng tôi, bà cho tôi toàn bộ số vàng trên, riêng vợ chồng con trai cả không được đồng nào. Anh chồng tôi phản ứng rất dữ dội, anh bảo mẹ làm thế là không công bằng. Rồi anh là con trưởng, sau này có trách nhiệm thờ phụng hương khói cho bà. Nếu bà cho chúng tôi hết thì sau này chúng tôi chịu trách nhiệm làm giỗ và hương khói cho bà.
Mẹ chồng vẫn cương quyết cho chúng tôi hết tài sản. Bà nói sau này tôi thích làm giỗ cho bà thì làm, không thì đốt cho bà bộ quần áo là được. Tôi cũng rất thương mẹ, nhưng nếu giờ chúng tôi nhận hết việc ma chay và giỗ chạp thì sợ rằng họ hàng làng xóm cười chê. Bởi con trưởng còn đó đâu đến lượt con thứ. Mong mọi người có thể tư vấn cho tôi.
Vừa biết người tôi định lấy làm vợ, bố mẹ đập bàn phản đối, họ nhà gái cũng phản ứng không kém Rồi cả bố mẹ tôi nữa, khi biết chuyện, bố mẹ tôi cũng phản đối gay gắt. Bố tôi bảo thà tôi lấy một cô gái xấu xí còn hơn lấy một người đàn bà đã cũ!!! Bố tôi bảo thà tôi lấy một cô gái xấu xí còn hơn lấy cô ấy. (Ảnh minh họa). Tôi năm nay 27 tuổi và đang...