Băn khoăn giữa cấy mỡ tự thân và tiêm filler, nên chọn phương pháp nào làm đẹp gương mặt?
Cùng là phương pháp giải quyết khuyết điểm diện mạo bằng kim tiêm, nhưng tiêm filler và cấy mỡ tự thân lại khác nhau khá nhiều đặc điểm.
Trên thị trường thẩm mỹ hiện nay, hai công nghệ làm đẹp hiện đại đang rất được “săn đón” chính là tiêm filler và cấy mỡ tự thân. Đây là hai giải pháp trẻ hóa tuyệt vời, cân đối khuôn mặt và tạo thần thái tốt. Tuy nhiên, càng là công nghệ mới, chị em càng cần phải hiểu tường tận vấn đề để làm đẹp an toàn và thông minh.
Vậy, tiêm filler nên dành cho đối tượng nào và cấy mỡ tự thân đối với ai có thể áp dụng được? Ưu và nhược của hai phương pháp này ra sao? Chị em hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý sau đây để có kiến thức trước khi áp dụng những phương pháp thẩm mỹ này cho bản thân nhé!
Phân biệt giữa tiêm filler và cấy mỡ tự thân
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ nội khoa, sử dụng hoạt chất có khả năng làm đầy tiêm trực tiếp vào bên trong lớp trung bì nhằm tăng thể tích tại vị trí tiêm, cải thiện độ căng bóng, mịn màng của làn da và làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt. Ngoài ra, thủ thuật này còn có khả năng tạo hình một số cơ quan có diện tích nhỏ như môi, mũi, má, thái dương và cằm.
Tiêm filler là phương pháp xâm lấn tối thiểu, có quy trình thực hiện khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chế độ chăm sóc không quá nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, phần lớn các hợp chất được sử dụng để tiêm đều có khả năng hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, tiêm filler chỉ có tác dụng tạm thời trong vài tháng đến vài năm tùy vào cơ địa và chế độ chăm sóc của từng người.
Trong khi đó, cấy mỡ tự thân là phương pháp làm 1 được 2, bởi đây là phương pháp tái phân bố lượng mỡ từ vùng này sang vùng khác (thừa sang thiếu), bằng cách tách chiết lấy những tế bào mỡ tốt nhất, khỏe nhất từ những vùng như: bụng, đùi, cánh tay, lưng… để cấy vào những vùng như: ngực, mũi, mông, trẻ hóa khuôn mặt…
Cấy mỡ tự thân là phương pháp làm đầy những vùng thiếu rỗng bằng mỡ tự thân của chính bản thân người cần cấy. Mỡ này có thể lấy từ nhiều vùng như bụng, đùi… để cấy trở lại cơ thể.
Đối tượng nên và không nên áp dụng 2 phương pháp thẩm mỹ
Với tiêm filler, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, không nên thực hiện tiêm filler cho các đối tượng sau đây:
Da đang bị nhiễm trùng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.
- Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm một khi khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai và đang cho cho con bú vì chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn của chất làm đầy trên đối tượng này.
- Dị ứng với thành phần có trong sản phẩm filler không nên tiêm vì có thể gây sốc phản vệ. Nhất là trường hợp dị ứng với lidocaine hay các loại thuốc tê cần phải thông báo với bác sĩ trước khi tiêm. Lidocaine hay một số loại thuốc tê thường được trộn với chất làm đầy để giảm đau khi tiêm.
Tuy vậy, với cấy mỡ tự thân lại có những thông tin dành cho những người có thể áp dụng phương pháp này.
Trên 18 tuổi, được Hội đồng Y khoa xét duyệt đủ điều kiện sức khoẻ, phù hợp thực hiện.
- Có đủ lượng mỡ thừa ở vùng cần hút để cấy ghép vào những vùng cần cấy.
- Những người có các vùng khuyết lõm trên mặt.
- Mong muốn có gương mặt đầy đặn, phúc hậu và hài hòa hơn.
- Cải thiện gương mặt sinh động, trẻ trung và tăng tính thẩm mỹ.
Ưu điểm cũng như khuyết điểm của tiêm filler và cấy mỡ tự thân
Bởi vì là phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn nên ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của phái đẹp. Hãy tìm hiểu kĩ các ưu lẫn khuyết để có được lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Ưu và khuyết điểm của tiêm filler
Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh (chỉ khoảng 15 – 30 phút). Mức độ xâm lấn thấp, hầu như chỉ gây đau nhẹ, sưng tấy và đỏ trong khoảng vài ngày đầu. Tương đối an toàn – nhất là filler Acid hyaluronic. Có thể tiêm enzyme làm tan filler khi không hài lòng với kết quả sau khi thực hiện. Không phải kiêng cử nhiều và thời gian phục hồi nhanh. Chi phí thấp hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ.
Mức độ xâm lấn thấp, hầu như chỉ gây đau nhẹ, sưng tấy và đỏ trong khoảng vài ngày đầu. Tương đối an toàn – nhất là filler Acid hyaluronic.
Khuyết điểm: Hiệu quả tạm thời, không thể duy trì vĩnh viễn như thẩm mỹ xâm lấn. Vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chỉ phù hợp với những vùng có diện tích nhỏ như má, cằm, môi,…Không phù hợp với những trường hợp có nhiều khuyết điểm như cánh mũi thấp, vẹo, to bè, cằm lẹm, xương hàm ngang,…
Ưu và khuyết điểm của cấy mỡ tự thân
Ưu điểm: Đây được xem là phương pháp có tính an toàn cao. Bởi việc lấy mỡ từ chính cơ thể để cấy ghép lên các vùng khác tăng độ tương thích. Cấy mỡ tự thân có hiệu quả lâu dài. Sau khi tinh lọc các tế bào gốc từ phần mỡ trên các vùng có cấu trúc mỡ săn chắc như bụng, đùi,…, các tế bào được cấy vào các vùng khác sẽ phát triển và tạo thành chuỗi tế bào với các mô mỡ hiện có, giúp nó tồn tại mãi mãi trong cơ thể.
Phương pháp làm đẹp này giúp khắc phục được nhiều khuyết điểm, hầu hết tất cả các vị trí bị hõm trên khuôn mặt hay cơ thể đều có thể làm đầy bằng việc cấy mỡ. Chi phí cho phương pháp làm đẹp này không hề tốn kém. Việc cấy các tế bào gốc giúp những vùng lõm được kích thích việc tăng trưởng collagen, giúp sản sinh tế bào mới và quá trình tuần hoàn được đẩy nhanh. Việc tác động từ bên trong giúp da được nuôi dưỡng từ bên trong, đẩy lùi quá trình lão hoá.
Cấy mỡ tự thân Không phù hợp với những khách hàng quá gầy.
Nhược điểm: Không phù hợp với những khách hàng quá gầy. Lượng mỡ quá ít sẽ không đủ để cấy cho những cuộc phẫu thuật như nâng ngực hay mông. Mặc dù hiện nay đã có công nghệ nuôi cấy mỡ nhưng thường chi phí khá đắt đỏ. Ngoài ra, những vùng da nhạy cảm, có mụn có thể dễ bị nhiễm trùng khi cấy. Bạn cần thăm khám bác sĩ kỹ lưỡng trước khi thực hiện phương pháp này.
Nên cấy mỡ tự thân hay tiêm filler? Hiện nay trên với sự tiến bộ y học kết hợp với lĩnh vực làm đẹp đã mang đến nhiều quy trình công nghệ chăm sóc hiện đại, hiệu quả diệu kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không để lại hậu quả về sau, các nàng lưu ý kiểm tra và thăm khám trước khi tiến hành, lựa chọn địa điểm uy tín, sản phẩm sử dụng rõ nguồn gốc… Chẳng có hành trình làm đẹp nào mà không đòi hỏi những điều kiện cần và đủ, chăm sóc và làm đẹp cho bản thân một cách nghiêm túc sẽ đem lại cho bạn một cuộc sống tươi đẹp và đầy ý nghĩa.
Bác sĩ phát minh ra tiêm filler chia sẻ 5 sự thật về việc sửa mũi
So với phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống, tiêm filler giúp bạn chỉnh lại các đường nét không ưng ý một cách nhanh chóng. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vài năm trước, nếu muốn có một chiếc mũi nhỏ hơn, cao hơn, bạn sẽ phải phẫu thuật thẩm mỹ. Sự xuất hiện của chất làm đầy (filler) khiến cho công cuộc làm đẹp đơn giản hơn bao giờ hết.
Filler có khả năng biến đổi chiếc mũi của bạn chỉ trong vòng 15 phút. Nó cũng được sử dụng để chỉnh sửa môi và má mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được cho là đã phát minh ra kỹ thuật này ở Mỹ là Alexander Rivkin. Ông đã đưa ra một vài lưu ý cho những người muốn 'cải tổ' chiếc mũi của mình.
1. Tạm thời hay vĩnh viễn là do bạn quyết định
Hầu hết các chất làm đầy đều cho hiệu quả tạm thời từ ba tháng đến hai năm tùy thuộc vào loại bạn chọn. Bác sĩ Alexander Rivkin cho biết:
"Tôi thường bắt đầu với chất làm đầy tạm thời. Voluma có công dụng trong một năm rưỡi và trông rất tự nhiên. Khi chất tạm thời tan hết, tôi cho khách hàng dùng chất làm đầy vĩnh viễn Bellafill (một loại thuốc tiêm dựa trên collagen thường được sử dụng để điều trị sẹo mụn). Bạn chỉ mất 1 buổi 15 phút khi dùng Voluma, còn với Bellafill bạn sẽ mất ba phiên cách nhau để xem kết quả cuối cùng sẽ kéo dài trong bao nhiêu năm".
2. Rủi ro là không tránh khỏi
Tất cả các mũi tiêm đều ẩn chứa tác dụng phụ như ro sưng, bầm tím, chảy máu. Bác sĩ Alexander Rivkin cho biết mũi là khu vực đặc biệt tinh tế và khó xử lý trên khuôn mặt. Bởi vì lượng máu cơ thể cung cấp cho vùng mũi khá yếu, đặc biệt là ở những chiếc mũi đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật.
"Nếu tiêm quá nhiều chất làm đầy vào đầu hoặc lỗ mũi, bạn có thể làm át đi nguồn cung cấp máu cho da. Trước khi tiêm, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử phẫu thuật để họ đưa ra các lời khuyên và rủi ro tiềm ẩn" - Ông nói.
3. Chất làm đầy không thể can thiệp vào mọi hình dáng mũi
Ở Mỹ, những người có phần gồ lên trên mũi thường tìm đến chất làm đầy để 'là' cho phẳng phiu. Thực tế thì phương pháp này phù hợp với nhiều hình dáng mũi. Chất làm đầy có thể nâng đầu mũi bị rủ xuống, chỉnh lại dáng mũi bị vẹo.
"Những người có mũi quá lớn và yêu cầu thu nhỏ lại, tôi không làm được. Với những người có phần gồ trên mũi quá cao, tôi cũng không xử lý được. Khách hàng bị gãy mũi và yêu cầu tôi sửa lại, tôi không làm được. Có nhiều trường hợp bạn bắt buộc phải dùng đến phương pháp nâng mũi truyền thống" - Bác sĩ Alexander Rivkin.
4. Chi phí lớn hơn so với nâng mũi
Chi phí trung bình của một ca phẫu thuật nâng mũi ở Mỹ là $5046 (117,750,933 VNĐ). Chi phí cho một ca tiêm tạm thời bằng Voluma sẽ tốn khoảng $2500 (58,338,750 VNĐ) một năm.
Nếu làm vĩnh viễn với Bellafill, bạn sẽ tốn $1500 (35,003,250 VNĐ) cho một phiên điều trị. Quá trình có ba phiên nên bạn phải chi tổng cộng $4500 (105,009,750 VNĐ). Bạn muốn tránh việc phẫu thuật đau đớn thì bắt buộc phải bỏ ra số tiền lớn hơn.
5. Phục hồi dễ dàng
Nói về cảm giác đau đớn, bác sĩ Alexander Rivkin nhận xét rằng tiêm botox xếp cuối cùng, tiêm má đau nhất (gò má của bạn sẽ cháy như ánh nắng mặt trời), tiêm môi đâu đó ở phần giữa và tiêm mũi gần như không bị đau.
"Chóp mũi là khu vực nhạy cảm nhất. Nhưng trước khi tiêm tôi sẽ bôi kem gây tê cho khách hàng. Mọi người thường hay gọi tiêm chất làm đầy cho mũi là một 'thủ tục ăn trưa'. Đúng là bạn có thể quay lại làm việc ngay sau khi làm xong. Mũi bạn sẽ hơi đỏ hoặc bầm tím một chút trong 1 tuần, nhưng tôi có thể dùng laser để khắc phục điều đó" - Ông nói.
Có nên tiêm filler ngón tay hay không? Ngoài khuôn mặt, các ngón tay cũng là bộ phận mà các chị em phụ nữ cũng nên quan tâm. Hiện nay, nhu cầu làm đẹp tăng cao, không chỉ khuôn mặt mà bàn tay, ngón tay cũng được các chị em quan tâm, chăm sóc. Một trong những phương pháp xóa bỏ sự nhăn nheo, gầy guộc của ngón tay đó là...