Bản hack ‘lởm’ lừa game thủ gian lận CS:GO được dân mạng hoan nghênh
Đã có phần mềm gian lận thì cũng có phần mềm chống gian lận của nhà phát hành. Với những game thủ có trình độ lập trình cao, họ còn có cách chống hack riêng.
Các player thuộc dòng game bắn súng FPS không mấy xa lạ việc đối thủ hoặc đồng đội sử dụng phần mềm gian lận. Từ lâu, hack đã là vấn nạn chung của dòng game này, từ Đột Kích cho đến PUBG, PUBG Mobile hay CS:GO.
Tựa game mới Valorant của Riot cũng không tránh khỏi “số phận”. Nhưng đã có phần mềm gian lận thì sẽ có phần mềm chống gian lận của nhà phát hành. Còn với những game thủ có trình độ chuyên môn lập trình cao, họ cũng có cách riêng để vô hiệu hoá hacker.
Nhiều bình luận ủng hộ việc làm của ScriptKid.
Cuối năm 2019, người dùng YouTube có tên ScriptKid đã đăng đoạn clip thời lượng 7 phút, nội dung về việc anh ta “troll” những hacker trong PUBG bằng phần mềm “hack giả”.
Đến hôm 4/7, do yêu cầu của cộng đồng, ScriptKid một lần nữa tái xuất. Lần này, anh chàng chi hẳn 610 USD quảng cáo phần mềm hack giả đến tay người chơi gian lận của CS:GO.
Cũng như clip trước, ScriptKid khiến gamer bất chính của CS:GO phải thất vọng với những “tính năng” có trong bản “hack”. Cụ thể, khi ném bom lửa, chuột tự “nhả” bom và khóa phím di chuyển. Kẻ địch sẽ tự chết cháy trong bom lửa của hắn.
Video đang HOT
Kế đến, khi gỡ bom, việc gỡ dừng ở giây cuối cùng, đi kèm tiếng thông báo lừa đối tượng bom đã được gỡ. Khi kẻ gian có quá nhiều tiền, hắn sẽ tự động mua một loạt vũ khí “lởm” cho đến khi hết tiền.
Khi sấy, có 50% khả năng súng tự rơi. Khi dùng vũ khí có ống ngắm, kéo chuột xuống thì ống ngắm sẽ đi lên.
Hack cheat là vấn nạn tồn tại lâu năm trong game bắn súng.
Ngoài ra, khi bước vào những khu vực thường có giao tranh, tự tăng độ nhạy của chuột lên 1.000, kẻ gian vì thế tự quay vòng tròn liên tục. Khi chuyền súng cho đồng đội, đối tượng sẽ tự động bắn vào đầu bạn chơi.
Đoạn clip nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng game thủ. Hầu hết đều cảm thấy thích thú trước việc người chơi gian lận bị lừa.
“ScriptKid đã thay Chúa ra tay với bọn gian lận”, tài khoản BananaGaming viết. Thậm chí, nhiều bình luận còn đề nghị nhà phát hành Valve mua lại phần mềm này.
Số lượng người chơi liên tục giảm nghiêm trọng, PUBG đang dần trở thành 'Dead Game'?
PUBG sau một thời gian tung hoành đã sa sút nghiêm trọng về độ hot trong năm 2019 vừa rồi.
2019 có thể coi là cột mốc buồn cho PUBG và những người yêu thích tựa game này khi đây là năm mà lượng người chơi tụt giảm một cách thảm hại tới như vậy. Cột mốc buồn đầu tiên là vào cuối tháng 7 năm 2019, đây là tháng thứ 2 liên tiếp số lượng người chơi cao nhất tụt xuống dưới mức 800.000 và thấp nhất từ tháng 8 năm 2017. Và trong tháng 12 vừa rồi, PUBG còn tụt thảm hại hơn nữa khi chỉ có hơn 300.000 người chơi trung bình và 686.000 người chơi ở thời điểm cao nhất.
Chỉ số tương trưởng người chơi của PUBG năm vừa rồi, phần lớn là màu đỏ của sự tụt giảm
Trong khi đó nếu so sánh với các tựa game lâu đời khác trên Steam thì PUBG còn tụt hạng xuống dưới cả DOTA 2 và CS:GO. Có lẽ sau một thời gian thử nghiệm thể loại mới là Battle Royale, người chơi đã dần cảm thấy nhàm chán và muốn quay trở lại với những tựa game cổ điển nhưng luôn luôn có sự mới mẻ. Điểm đặc biệt là CS:GO đạt mốc 767.000 người chơi đỉnh điểm tháng vừa rồi, cao nhất từ tháng 1 năm 2017.
Lượng người chơi của PUBG tụt xuống thấp hơn cả những trò chơi bị chế giễu là "dead game" như DOTA 2 hay CS:GO
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến PUBG tụt giảm mạnh tới vậy là ở việc hack và gian lận tràn lan. Chính đại diện phía PUBG Corp cũng nói rằng họ phải ban khoảng 100.000 tài khoản mỗi ngày vì hack, điều này cho thấy việc gian lận rong PUBG là quá dễ dàng. Hơn nữa đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PUBG là Fortnite phát triển rất mạnh ở các nước phương Tây cũng là nguyên nhân tựa game này mất đi người chơi.
Hack và gian lận trong PUBG đã vượt quá tầm kiểm soát của nhà phát hành
PUBG đã mất rất nhiều người chơi cho đối thủ Fortnite tại thị trường phương Tây
Một lý do gián tiếp khác đẩy PUBG vào tình trạng tụt giảm người chơi đó là việc dòng game Auto Chess ra đời. Nên nhớ rằng phần lớn game thủ chơi PUBG vì trào lưu, vì đó là game hot, khi có một trò chơi khác hot hơn ra mắt thì nhiều người sẵn sàng bỏ nó mà chạy theo xu hướng. Auto Chess dù không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng nó cũng lấy đi lượng người chơi không nhỏ của PUBG.
Dòng game Auto Chess là hiện tượng lớn nhất của làng game năm 2019
Bên cạnh đó thì những trò chơi cổ điển như CS:GO và DOTA 2 vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng của mình từ những giải đấu lớn hay tính cạnh tranh cực kì cao sẵn có. Gặp quá nhiều bất lợi như vậy, chuyện PUBG tụt giảm người chơi là điều đương nhiên, sẽ không bất ngờ khi 2020 là năm mà lượng game thủ gắn bó với trò chơi này chạm đáy.
2020 sẽ còn khó khăn hơn nữa với PUBG
Theo GameK
CS:GO - Cay cú vì gặp hack, game thủ tự tạo phần mềm khiến những kẻ dùng cheat 'tự hủy' trong game Cái giá phải trả khi dùng hack khi chơi CS:GO nói riêng và các game FPS là đây chứ đâu. Một trong những vấn nạn của mọi tựa game bắn súng đó là có quá nhiều hack, những kẻ gian lận có thể tải những phần mềm đó một cách vô cùng dễ dàng ở trên mạng và vào game hành những game...