Bạn giờ ở nơi đâu?
Từ đầu năm đến nay, thời gian bố tôi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Những đợt xét nghiệm, kiểm tra, phẫu thuật, hóa trị…
liên tục khiến ông chủ tịch hội cựu chiến binh phải tạm rời xa các hoạt động của hội. Mỗi lần được bác sĩ cho xuất viện về nhà nghỉ ngơi, bố tôi cũng chỉ quanh quẩn nằm ở nhà vì không còn sức đạp xe hay tham gia họp hành. Chiều chiều, bố xách chiếc ghế xếp ra trước cửa nhà ngồi ngắm đường sá người qua lại. Tôi lấy cuốn sách đang đọc dở theo bố ra hiên nhà. Vừa đọc sách tôi vừa ngước nhìn bố từ phía sau, chợt thấy lòng bồi hồi xúc động khi nghĩ đến những người bạn thân của bố thuở nào. Các bác giờ ở nơi đâu để bố con chẳng còn ai chuyện trò mỗi sớm chiều.
Trong xóm, bố tôi chơi thân nhất với hai người. Người đầu tiên là bác Khanh hơn bố vài tuổi. Mẹ bảo bác Khanh và bố đều ít nói, sang nhà nhau chơi có khi chẳng cần nói gì chỉ ngồi xem tivi và uống nước lá vối, chán chê rồi về. Thế nhưng hễ nhà ai có việc thì người còn lại sốt sắng, lo toan như việc nhà mình.
Bác Khanh mất đã gần 20 năm mà tôi vẫn nhớ mãi nụ cười hiền của bác. Tuy bác ít nói nhưng với tôi, bác rất vui tính khác hẳn người bố khó tính của tôi. Vì vậy, tôi quý bác lắm. Ngày đó, phim Bao Thanh Thiên có nhân vật ông rùa với cái đầu trọc nhưng lại dễ thương, hài hước. Tôi thường gọi bác Khanh là ông rùa. Bác chẳng giận mà còn cười sảng khoái. Khi nhân vật ông rùa mất, tôi khóc ròng và buồn mất mấy ngày như thể bác Khanh đã bỏ tôi đi. Vậy mà chẳng bao lâu sau, bác bị ốm nặng. Thời gian ấy, bố tôi buồn lắm. Bố bình thường đã ít nói, đợt đó lại càng trầm tư hơn. Ngày bác mất, bố tất bật phụ bác gái lo việc ma chay, chôn cất, một giọt nước mắt cũng không lăn khỏi khóe mắt bố. Thế nhưng những ngày sau đó, đến cái nhếch môi cười, tôi cũng không thể tìm thấy trên khuôn mặt u uất của bố. Cả nhà tôi chẳng ai dám nhắc đến bác trong một thời gian dài.
Mãi sau này, bố tôi mới chơi thân với một người bạn khác trong xóm, đó là ông Khoát. Thời gian bố tôi chăm cháu ngoại giúp em gái, ngày nào hai ông cháu cũng ghé nhà ông Khoát chơi. Ông Khoát và bố tôi cũng như bố tôi và bác Khanh ngày xưa, đều ít nói như nhau. Hóa ra, thân thiết với một người đôi khi không cần quá nhiều lời. Tôi nói ít mà bạn hiểu nhiều, đó mới là sự đồng điệu nhất về tâm hồn.
Video đang HOT
Vậy mà trớ trêu sao, một lần nữa, bố tôi lại phải trải qua nỗi đau mất đi người bạn thân thiết, tri kỷ. Ông Khoát trở bệnh nặng, mỗi ngày bố tôi đều ghé qua động viên. Ngày ông mất, bố tôi lại đôn đáo cùng gia đình ông lo việc ma chay. Công việc xong xuôi, bố tôi mới yên tâm về nhà. Từ trên tầng đi xuống, tôi thấy bố ngồi một mình trầm ngâm trong phòng khách tối đen chẳng buồn bật đèn. Không muốn làm phiền bố lúc này, tôi lẳng lặng trở lên phòng. Năm đó, tôi sinh con đầu lòng nhưng ông Khoát đã không còn để bố tôi khoe tin mừng với ông.
Giờ đây, chính bố tôi lại là người trở bệnh nhưng bên cạnh bố không có bác Khanh cũng chẳng còn ông Khoát. Nhà bác Khanh và nhà ông Khoát đều đã được con cái xây lại khang trang. Nhà tôi cũng vậy. Chỉ có điều, giờ còn mình bố tôi ngồi lặng lẽ cô đơn trước hiên nhà ngắm cảnh xóm làng đã quá nhiều đổi thay…
Giáo dục cho thế hệ trẻ về 'một thời oanh liệt' của đất nước
Chiều 21/7, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (CHLB Đức) đã tổ chức lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) và Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh (thứ 3, từ phải sang) cùng các cựu chiến binh tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đây là một trong những hoạt động thể hiện truyền thống "hiếu nghĩa bác ái", lòng quý trọng và biết ơn của nhân dân Việt Nam nói chung và kiều bào nước ngoài nói riêng nhân dịp tháng tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người đã vì độc lập và bảo vệ Tổ quốc mà hy sinh tính mạng và một phần xương máu của mình.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, sau nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm tưởng nhớ các bậc tiền bối cách mạng và anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam bang Berlin - Brandenburg đã đọc thông báo đặc biệt Đảng và nhà nước về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tất cả những người có mặt đã dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh (thứ 3, từ phải sang) cùng các cựu chiến binh tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tiếp theo chương trình, ông Nguyễn Quốc Hùng đã ôn lại lịch sử Ngày Thương binh - Liệt sĩ, bày tỏ lòng tri ân và ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ và thực hiện việc giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đối với thế hệ trẻ thông qua các hoạt động kỷ niệm hàng năm.
Phát biểu nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Vũ Quang Minh đã gửi lời thăm hỏi tới các thương binh và gia đình thương binh-liệt sĩ, bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ và những người thương binh đã hy sinh một phần máu thịt của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Đại sứ bày tỏ cảm ơn các hội, đoàn, cũng như đại gia đình các cựu chiến binh Việt Nam tại Đức, thời gian qua đã dành rất nhiều tình cảm, sự hỗ trợ quý báu để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở các vùng miền Việt Nam gặp khó khăn. Mới đây nhất, Đại sứ quán vinh dự được đồng hành cùng Hội Tân trào, tới thăm, vinh danh và tri ân một số gia đình thương binh, liệt sĩ đang sinh sống và làm việc tại Đức. Đặc biệt chỉ vài ngày trước, ông Nguyễn Quang Anh, Chủ tịch Hội cựu chiến binh tại Đức và một số đại diện hội đã đích thân về mặt trận Vị Xuyên, tri ân các chiến sĩ, các thương binh, liệt sĩ và hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn ở Vị Xuyên, nơi mà có rất nhiều liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước. Đại sứ xúc động: "Tấm lòng đó, chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong rằng các thành viên của Hội cựu chiến binh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần bộ đội cụ Hồ, trở thành tấm gương cho các thế hệ sau, tiếp tục học tập, hội nhập thành công trên quê hương thứ hai và không quên quê hương thứ nhất".
Cũng phát biểu tại buổi lễ, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến, Trưởng đoàn đại biểu Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đang có chuyến công tác tại Đức, bày tỏ vinh dự được tham dự lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ông bày tỏ ấn tượng khi thấy cộng đồng Việt Nam tại Đức phát triển lớn mạnh, đoàn kết và có nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt hoạt động "nhớ về nguồn", một nét đẹp văn hóa, không chỉ hướng về tổ quốc, tri ân và tưởng nhớ các anh hùng, thương binh, liệt sĩ mà còn giáo dục cho các thế hệ trẻ về một thời oanh liệt của đất nước, về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Thượng tọa Thích Từ Nhơn, trụ trì chùa Từ Ân (Berlin), chủ trì Đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sĩ. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sau lễ kỷ niệm, cộng đồng người Việt tại Đức đã tổ chức Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ do Thượng tọa Thích Từ Nhơn, trụ trì chùa Từ Ân ở Berlin, Đại đức Thích Thông Đạt, trụ trì chùa Phúc Lâm ở Brandenburg chủ trì, cùng các tăng ni, phật tử chùa Phổ Đà và bà con kiều bào cùng tụng niệm cầu mong vong linh các liệt sĩ được siêu thoát về miền cực lạc.
Gia tăng bệnh nhân bị đau mắt đỏ ở Hà Tĩnh Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo khi xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, người dân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Dù mới vào đầu mùa dịch đau mắt đỏ nhưng tại Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh mỗi ngày đã tiếp nhận 10 -...