Bàn giải pháp vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Ngày 9/12 tới, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (L’Espace) và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID) sẽ tổ chức Tọa đàm Vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu tại Việt Nam, 5 năm sau khi ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris.
Biến đổi khí hậu đang là một thách thức ở quy mô toàn cầu, trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa và tác động mạnh nhất. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến hơn và ngày càng gây ra nhiều tổn thất về con người và của cải vật chất.
Điển hình như lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung và những cơn bão rất mạnh đổ bộ vào Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhiều người dân Việt Nam. (Nguồn: Moitruong.net)
Trong bối cảnh thế giới đang kỷ niệm 5 năm Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu (2015), tọa đàm quy tụ những chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như PGS. TS. Ngô Đức Thành, PGS. TS. Đào Thế Anh, nhà báo Hoàng Anh Tú, ThS. Phạm Văn Tấn, bà Ngụy Thị Khanh, bà Bùi Thị Thanh Thủy, bà Phạm Thị Hương Giang… để cùng trả lời câu hỏi: Việt Nam có thể làm gì để vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu?
Khủng hoảng đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ không thể tách rời giữa thiên nhiên, môi trường với sự vận hành của xã hội và nền kinh tế – những thứ vốn đã bị tác động khủng khiếp. Khủng hoảng này còn là một lời kêu gọi sự nhận thức mạnh mẽ hơn để bảo vệ hành tinh của chúng ta và hành động vì môi trường bằng việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Ngày 12/12 tới là kỷ niệm 5 năm ký kết thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, sẽ là dịp để nhắc nhở một lần nữa ở quy mô toàn thế giới về tính cấp thiết phải duy trì quỹ đạo nóng lên toàn cầu ở mức 2C đến năm 2100.
Bởi vậy, Tọa đàm quy tụ các chuyên gia và nhà nghiên cứu, những người sẽ chia sẻ tầm nhìn của họ về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Qua đây, các đại biểu đề xuất các giải pháp bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển năng lượng tái tạo, hướng tới nền kinh tế bền vững, đồng thời chia sẻ cách hành xử có trách nhiệm với môi trường mà mỗi người có thể áp dụng trong cuộc sống.
Cùng với Tọa đàm, khu vực triển lãm sẽ mở cửa từ 5 giờ chiều tại Viện Pháp tại Hà Nội với sự tham gia của các tổ chức hoạt động vì môi trường. Tại đây, các tổ chức giới thiệu công việc và hành động của họ vì khí hậu với công chúng.
Liên hiệp quốc kêu gọi đầu tư xanh
Ngày 9-11, theo Reuters, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Chân trời xanh do Anh tổ chức theo hình thức trực tuyến, đặc phái viên Liên hiệp quốc (LHQ) về hành động chống biến đổi khí hậu Mark Carney đã kêu gọi các công ty nên xem xét các sản phẩm đầu tư xanh, trong đó có trái phiếu xanh nhằm giúp thế giới đạt được mục tiêu giảm phát thải.
Đặc phái viên Liên hiệp quốc (LHQ) về hành động chống biến đổi khí hậu Mark Carney. Ảnh: TTXVN
Diễn ra từ ngày 9 đến 11-11, hội nghị Chân trời Xanh tập trung thảo luận việc tăng cường đổi mới đầu tư, cách thức hợp tác nhằm bảo đảm tăng trưởng xanh thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Tham gia hội nghị có Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde và Thái tử Anh Charles...
Theo kế hoạch, trước khi diễn ra Khí hậu COP 26, Anh và LHQ sẽ đồng tổ chức một hội nghị vào ngày 12-12 tới nhằm kêu gọi tăng cường nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu cắt giảm lượng khí thải theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Na Uy Chiều 4/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy, bà Ine Marie Eriksen Soreide đã điện đàm theo hình thức trực tuyến về quan hệ hai nước và các cơ hội hợp tác tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm 2021 khi Na Uy bắt đầu đảm...