Bạn gái đang làm việc cùng cơ quan với người yêu cũ
Gần đây, bạn gái tôi đã tìm được công việc bán thời gian tại một văn phòng, nơi mà bạn trai cũ của cô ấy cũng làm việc ở đó. Điều này khiến tôi rất lo lắng.
ảnh minh họa
Trước đây, mỗi lần chúng tôi cãi nhau, cô ấy lại nói rằng cô ấy đã rời bỏ người bạn trai tốt nhất để đến với tôi.
Dù cô ấy hứa là sẽ không bao giờ nhắn tin cho người yêu cũ nữa nhưng tôi đã kiểm tra điện thoại ấy và thấy họ vẫn liên lạc với nhau. Thậm chí, anh ta còn nhắn tin rằng: “Anh thực sự đã có một thời gian tuyệt vời bên em”.
Chuyên gia tư vấn trả lời:
Sự ghen tuông và sự bất an của bạn khi bạn gái mình hàng ngày vẫn gặp lại người yêu cũ là những cảm xúc rất tự nhiên.
Nếu bạn đã xác định tương lai lâu dài với cô gái này thì hãy yêu cầu cô ấy nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc ở nơi khác. Nếu cô ấy không đồng ý và bạn cũng không thể tác động đến vấn đề này hơn nữa thì chắc hẳn bạn sẽ phải chấp nhận nó.
Video đang HOT
Một mối quan hệ thực sự rất khó duy trì nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau và sớm hay muộn thì nó cũng sẽ tan vỡ.
Vì vậy, bạn cần tin tưởng ở bạn gái mình nếu muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Theo VNE
Chồng quê, vợ phố 'nhục' làm sao!
Chị sinh ra trong gia đình cán bộ công chức ở Hà Thành, anh là quê mãi tận Nghệ An, đôi vợ chồng trẻ lập nghiệp ở phố, cuộc sống không sung túc nhưng cũng vào loại khá giả.
Vậy mà mỗi lần về quê chồng hay có bố mẹ chồng ra chơi là chị lại gặp tôi than thở đủ chuyện. Rồi chị hỏi tôi cách sống của người quê như thế nào để lần sau chị còn biết mà cư xử. Thực ra, vấn đề của chị bạn tôi cũng là vấn đề của không ít phụ nữ thành phố lấy chồng xuất thân từ nông thôn, nhất là những cặp vợ chồng trẻ còn ít kinh nghiệm.
Bố, mẹ chồng ra thăm
Có người khác đến ở trong nhà, tất nhiên mọi sinh hoạt sẽ có sự thay đổi. Nhưng nếu người đó là bố hay mẹ chồng thì cách cư xử của chị em càng phải khéo léo hơn để tránh những chuyện không hay. Trường hợp của chị M là một ví dụ. Hôm đầu bố chồng ra, chị hào hứng vào nhà hàng mua hẳn một con gà hấp muối về bồi dưỡng cho ông mau lại sức sau chuyến đi đường xa. Món ấy anh chị và thằng bé con cũng chưa được ăn bao giờ. Thế mà, ông cụ vừa nếm xong một miếng đã chê:
- "Bố đã bị yếu thận lại còn mua cái đồ mặn thế này, ăn làm sao được"
Cả bữa hôm đó ông chỉ ăn độc mỗi canh. Những ngày sau, con dâu làm món nào ông cũng kêu không hợp khẩu vị, chưa được một tuần sau ông xin phép về. Trường hợp của chị M đáng lẽ không đến mức mất lòng bố chồng như vậy nếu như chị biết trước được những thói quen ăn uống ở quê và chịu khó làm những món mà bố chồng thích để chiều lòng ông.
Một tình huống nữa là bố mẹ chồng ở quê không quen với việc sử dụng những đồ dùng gia đình hiện đại như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga... Nhiều chị em thay vì hưóng dẫn cho các cụ thì lại"cấm vận" ông bà vì không yên tâm. Đó là chưa kể đến việc có người còn không dám cho ông bà gần gũi cháu. Dần dần các cụ nảy sinh tâm lý mặc cảm, thấy con dâu coi mình là nguời thừa trong nhà. Có người để bụng ấm ức về quê mới kể, cũng có người phàn nàn với con trai, rồi chồng nói vợ, vợ cãi lại, thế là sinh chuyện.
Một tình huống nữa là bố mẹ chồng ở quê không quen với việc sử dụng những đồ dùng gia đình hiện đại như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga... Nhiều chị em thay vì hưóng dẫn cho các cụ thì lại"cấm vận" ông bà vì không yên tâm. (ảnh minh họa)
Chị H ở cơ quan tôi vừa kể lại một tình huống dở khóc dở cười thế này: "bà cụ ở bẩn quá, một bộ quần áo mặc mấy ngày không chịu giặt, mỗi lần bà bế cháu mình đều phát hãi, đã thế có hôm bà còn vạch ti cho con bé bú rồi nựng "ti bà thích hơn ti mẹ nhỉ" mình bảo "mẹ làm thế mất vệ sinh cho cháu" thế là bà dỗi: ngày xưa tao nuôi chồng mày thì đã sao".
Qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng việc ứng xử như thế nào với bố mẹ chồng từ quê ra thăm đối với các chị em là điều không đơn giản. Trước hết, chị em nên xác định tư tưởng bố mẹ chồng từ quê lặn lội ra cũng là vì thương con nhớ cháu. Tấm lòng của ông bà là điều rất đáng quý. Hãy thay tâm trạng không thoải mái khi nghe tin bố mẹ chồng ở quê ra bằng việc chuẩn bị chu đáo để đón tiếp ông bà. Đó không chỉ là chuẩn bị về vật chất, đồ dùng, nơi ăn chốn ngủ mà chị em cũng nên chuẩn bị cả tâm lý cho mình nữa. Những ngày đó, đừng nên tỏ ra bận rộn quá mà nên dành thời gian nhiều hơn để gần gũi ông bà, vừa giúp ông bà làm quen với cuộc sống mới, vừa hiểu được sở thích, suy nghĩ của ông bà từ đó lựa cách ứng xử.
Về quê chồng
Chị L không hiểu vì sao mà ở quê không ai niềm nở với chị, mặc dù anh chị làm ăn khấm khá, mỗi lần về đều đóng góp một số tiền lớn, khi thì xây nhà thờ họ, lúc lại ủng hộ làm đường bê tông, lại còn mang bao nhiêu quà cáp cho người này người kia. Nhưng qua việc tìm hiểu những gì chị làm thì tôi đã có câu trả lời. Anh chị đều là dân kinh doanh, công việc bận rộn nên mỗi năm nếu không có việc gì đột xuất thì cũng chỉ tranh thủ về quê nội được hai ba lần. Mỗi lần như vậy chị đều mang theo từ đồ ăn, thức uống đến cảc bếp ga du lịch để tự phục vụ luôn. Cái gì ở quê chị cũng cho là không hợp vệ sinh, không đủ dinh dưỡng...
Vốn là con gái thành phố nên những việc tay chân ở quê chị không quen làm. Đến nỗi nhà phơi lúa, trời mưa, từ bố mẹ cho đến anh chị em chồng ai cũng chạy vội chạy vàng ra hót lúa cho khỏi ướt, vậy mà chị cứ bình thản như không. Con bé chị chẳng cho chơi với đứa nào trong xóm. Chị thấy trẻ con ở quê lấm lem, luộm thuộm quá. Dần dần, chị tự tạo ra một sự cách biệt với gia đình chồng và láng giềng. Người ta ngại tiếp xúc với chị. Trẻ con trong xóm cũng không đứa nào dám chơi với con bé nhà chị nữa.
Chị em ở thành phố dù không phải đi làm dâu nhưng việc ứng xử với gia đình chồng không phải ai cũng có thể làm tốt. (ảnh minh họa)
Thực ra sự cẩn thận một cách thái quá như chị L là không hợp lý. Dân gian ta có câu "nhâp gia tuỳ tục". Việc chuyển cả cuộc sống ở phố về quê theo mình là điều không thể, vậy thì tại sao chúng ta không tìm cho mình những niềm vui nho nhỏ từ việc thay đổi không khí cuộc sống hơn là khép kín cửa mà phàn nàn. Những nàng dâu từ phố về, tất nhiên không ai bắt ra đồng gặt lúa hay làm những việc nặng nhọc khác, nhưng điều đó không có nghĩa là chị em cứ yên tâm ngồi chơi xơi nước.
Một vài công việc nhỏ mà chị em làm như chịu khó cầm cái chổi quét sân, quét nhà, ra vườn nhổ cỏ, trồng rau, hay chịu khó đi chợ rồi vào bếp làm những món ăn ngon cho các thành viên trong gia đình thưởng thức...sẽ làm cho hình ảnh của chúng ta trở nên đẹp hơn trong mắt gia đình chồng và hàng xóm láng giềng ở quê đấy. Chuyện thăm hỏi, tặng quà cũng cần chú ý, hãy tỏ ra cởi mở, chân tình, tránh sự trịch thượng, bề trên trong lời ăn tiếng nói.
Chị em cũng nên quan tâm cách ăn mặc của mình, dân gian chẳng nói "quen sợ dạ, lạ sợ áo quần". Hãy cất đi những bộ đồ đắt tiền hoặc quá kiểu cách vì chúng không phù hợp với khung cảnh làng quê vốn chỉ quen với sự giản dị. Chị em cũng không nên cấm con chơi với trẻ con ở quê. Ngược lại, cần phải khuyến khích cháu bé. Điều này vừa tạo cho cháu tính hoà đồng, vừa giúp cháu có thêm những điều thú vị từ chuyến về quê.
Chị em ở thành phố dù không phải đi làm dâu nhưng việc ứng xử với gia đình chồng không phải ai cũng có thể làm tốt. Sự khác biệt trong lối sống, phong tục tập quán ở quê và thành phố là điều có thể nhận thấy.Tuy nhiên sự khác biệt này hoàn toàn không đáng ngại nếu chị em biết điều chỉnh cách ứng xử của mình. Quan trọng nhất là, mọi lời nói và việc làm đều phải đặt trên nền tảng của sự chia sẻ, cảm thông chân thành, tránh hiện tượng "bằng mặt nhưng không bằng lòng" trong các mối quan hệ với bố mẹ và gia đình chồng của những nàng dâu thành phố.
Theo VNE
Chồng chửi bồ nhí, tôi khinh! Chông tôi có bô nhí. Đó là môt sự thât kinh thiên đông địa đôi với tôi gân hai năm trước, còn bây giờ thì tôi đã quen dân và có phân dửng dưng. Tôi không còn sợ mât chông như trước nữa. Từ lúc quen biêt rôi tán tỉnh cho đên khi làm đám cưới, Khoa rât chiêu chuông, quan tâm tôi....