Bản đồ năng lượng tối hứa hẹn tiết lộ điều gì sẽ chờ đợi vũ trụ
Vừa được khởi động, dự án DESI ở bang Arizona (Mỹ) đã cho ra đời bản đồ năng lượng tối 3D lớn nhất từ trước đến nay về vũ trụ, cho phép giới nghiên cứu tìm cách tính toán được vận mệnh của vũ trụ.
Mô phỏng vũ trụ giãn nở từ sau sự kiện Big Bang THƯ VIỆN ẢNH KHOA HỌC
DESI là thành quả hợp tác giữa Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley của Mỹ ở bang California và các nhà khoa học trên khắp thế giới. Nó được lắp đặt cho kính viễn vọng Mayall tại Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak trên sa mạc Sonoran thuộc bang Arizona từ năm 2015-2019.
Để chuẩn bị cho cuộc khảo sát 3D, đội ngũ vận hành dự án DESI sử dụng bản đồ 2D công bố vào năm 2021. Kết quả thu được là một bản đồ 3D mới, xác định vị trí của hơn 7,5 triệu thiên hà, vượt qua kỷ lục trước đó là 930.000 thiên hà trong cuộc khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan vào năm 2008.
Đài thiên văn Mayall, nơi lắp đặt công cụ quan sát bầu trời DESI KPNO
Dự án mới đã khảo sát bầu trời trong chưa đầy 1 năm, tức 1/10 thời lượng của sứ mệnh, nhưng thành công xây dựng bản đồ 3D về vũ trụ. Mục tiêu của DESI là hiểu rõ cơ chế vật lý của năng lượng tối, lực lượng bí ẩn đằng sau sự giãn nở của vũ trụ.
Một thành viên của dự án, nhà vật lý học Julien Guy của Phòng thí nghiệm Berkeley cho hay bên trong những cấu trúc lớn nhất của vũ trụ, con người tìm thấy dấu vết của vũ trụ cổ xưa, từ thuở mới khai sinh, và lịch sử phát triển trong gần 14 tỉ năm của nó.
Vũ trụ của chúng ta không ngừng giãn nở kể từ sự kiện Big Bang (vụ nổ được cho hình thành vũ trụ). Giờ đây, quy mô của vũ trụ lớn hơn gấp nhiều lần so với thời điểm ban đầu, với bề ngang trải rộng ít nhất 92 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà khoa học tham gia DESI hy vọng bản đồ 3D (sẽ tiếp tục mở rộng quy mô) có thể tiết lộ “chiều sâu” của bầu trời, tiến đến thành lập biểu đồ các cụm và siêu cụm thiên hà.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hiểu được những tác động của năng lượng tối đối với quá trình vũ trụ giãn nở có thể giúp con người xác định được điều gì sẽ chờ đợi vũ trụ trong tương lai, và thời khắc cáo chung của nó.
Kính viễn vọng không gian trị giá 10 tỷ USD tiết lộ những bí mật của vũ trụ?
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ là đài quan sát không gian hàng đầu trong thập kỷ tới khi NASA đưa nó vào vũ trụ.
Kính viễn vọng không gian trị giá 10 tỷ USD tiết lộ những bí mật của vũ trụ?
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết kính viễn vọng không gian James Webb đã chính thức đi vào vũ trụ từ bệ phóng ở Guiana thuộc Pháp sau nhiều thập kỷ chờ đợi.
Các nhà khoa học kỳ vọng kính viễn vọng không gian James Webb sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc khám phá không gian với khả năng khám phá tất cả các giai đoạn lịch sử của vũ trụ, kể từ vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,8 tỷ năm.
Ngoài việc khảo sát sự giàu có của các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời, đài quan sát sẽ quan sát một số thiên hà hình thành sau Vụ nổ lớn và cấu trúc của vũ trụ. Kính viễn vọng không gian James Web hoạt động như một máy quay hồng ngoại, phát hiện ánh sáng mà con người không nhìn thấy được, tiết lộ những vùng không gian ẩn.
Kính viễn vọng Webb sẽ xem xét mọi giai đoạn của lịch sử vũ trụ, bao gồm cả những lần phát sáng đầu tiên sau Vụ nổ lớn tạo ra vũ trụ và sự hình thành của các thiên hà, các ngôi sao và hành tinh.
Với khả năng quan sát thu thập thông tin từ Webb, các nhà nghiên cứu có cơ hội đến gần Vụ nổ lớn gấp bốn lần so với Kính viễn vọng Không gian Hubble,
Mỗi kính viễn vọng không gian xây dựng dựa trên kiến thức thu được từ việc chế tạo, hoạt động kính viễn vọng trước đó. Trong trường hợp của Webb, gương của nó lớn hơn gần 60 lần so với các kính viễn vọng không gian trước đây, tính cả Kính viễn vọng Không gian Spitzer đã nghỉ hưu.
Đài quan sát cũng cải thiện độ nhạy, dự kiến gấp 100 lần và độ phân giải của Kính viễn vọng Không gian Hubble.
Tàu vũ trụ có tấm chắn nắng năm lớp sẽ mở ra đạt kích thước cực đại, tương đương một sân tennis. Nó sẽ bảo vệ tấm gương khổng lồ và các dụng cụ của Webb khỏi sức nóng của mặt trời, chúng cần giữ ở nhiệt độ âm 188 độ C để hoạt động tốt.
Các câu hỏi chính về vũ trụ sẽ được giải đáp khi các nhà khoa học tiếp cận dữ liệu từ các bước sóng ánh sáng khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của kính viễn vọng không gian James Webb là tìm kiếm các ngoại hành tinh, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, nghiên cứu bầu khí quyển của chúng để kiểm tra khả năng có hỗ trợ sự sống hay không.
Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn Nhờ sự hỗ trợ của Kính thiên văn không gian Hubble, một đội ngũ các nhà nghiên cứu đã tổng hợp kho dữ liệu khổng lồ trong nỗ lực giải thích tại sao vũ trụ có vẻ như giãn nở nhanh hơn tính toán của con người. Một số thiên hà trong nhóm này hình thành sau sự kiện Big Bang khoảng 600...