Bản đồ ẩm thực: Thơm ngon bún nem rán chuẩn vị Hà Thành
Ngoài bún chả, ẩm thực đường phố Hà Nội còn níu chân thực khách bằng món bún nem rán. Khi thưởng thức những chiếc nem chiên nóng giòn, hương vị chua cay, hòa quyện cùng những hạt tiêu thơm phức sẽ khiến thực khách không khỏi “ngất ngây”.
Bún nem theo cách gọi miền Bắc hay bún chả giò ở miền Nam là món ăn đặc sản của người Hà Nội gồm bún và nem rán. Trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài có đoạn “Chả giò ra Hà Nội lúc nào, thời kỳ nào, không biết. Chỉ biết cái chả giò ở Sài Gòn ra Hà Nội đã tân trang”.
Theo nhà văn, món chả giò Sài Gòn đã một thời thịnh hành tại các nhà hàng lớn ở phố cổ Hà Nội. Nhờ sự biến đổi của thời gian và gu riêng của người Hà Nội mà chả giò đã biến thể thành món bún nem rán Hà Nội và hoàn toàn khác với món gốc ở miền Nam.
Người miền Bắc qua bao thế hệ vẫn yêu thích bún nem, ngay cả những người ăn thanh đạm, nghiêng nhiều về rau củ thì vẫn có bún nem rán chay để thưởng thức. Thông thường, món ăn này không thể thiếu nước chấm gồm nước mắm, giấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu.
Luận bàn câu chuyện nguồn gốc về nó tạm dừng, tôi sắp xếp thời gian để ghé thăm một quán bún nem rán tại TPHCM dịp gần đây để tìm hiểu thêm về quy trình (do điều kiện đi lại vì dịch bị hạn chế nên chưa thể ghé thăm một quán bún nem tại Hà Nội).
Anh Cương, chủ quán bún nem rán (người gốc Hà Nội), ở đường Lê Duẩn, quận 1, cho biết: “Một trong những công đoạn tốn nhiều thời gian nhất là làm nhân nem. Đây được xem là công đoạn quyết định đến độ thơm ngon của bún nem. Cụ thể nấm hương, nấm mèo ngâm nước nóng cho nở. Miến ngâm với nước lạnh cho mềm. Thịt rửa sạch băm nhỏ, nên băm thịt sẽ ngon hơn là xay”.
Đi kèm với những nguyên liệu, cách chế biến công phu nêu trên còn là nghệ thuật gói nem. Cụ thể, cách gói nem là dùng một lượng nhân vừa phải đủ để lên bánh tráng, cuộn tròn rồi mới đặt bánh vào chảo chiên. Sau đó, xếp rau sống, rau húng xuống dưới, bỏ nem lên trên, ăn kèm bún và nước mắm chua ngọt. Vậy là thành phẩm bún nem trứ danh của Hà Thành đã sẵn sàng đợi chờ thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền chinh phục.
Cách làm bún nem tuy không quá phức tạp, nhưng khi thưởng thức những miếng nem rán nóng giòn, phần nhân thịt trứng rau nấm hòa quyện với hạt tiêu thơm nồng thì ai nấy cũng đều thấy mát dạ. Một mâm bún nem Hà Nội chuẩn ngoài nem rán, nước chấm thì còn có thêm chén rau, dưa ăn kèm.
Video đang HOT
Nói không thôi chưa đủ, tôi mạn phép mua bún và ngồi thưởng thức tại chỗ để cảm nhận về nó. Gắp một đũa bún rồi nhúng vào chén nước chấm, thưởng thức thêm một miếng chả giò, thêm rau sống là đã cảm nhận đủ tần hương vị hòa quyện của món ăn.
Vậy là từ nay, tôi đã sưu tập thêm cho mình một món ăn của Hà Nội trong hành trình chinh phục bản đồ ẩm thực vùng miền Việt Nam. Tin chắc rằng, sau khi thưởng thức bún nem rán, mọi người cũng sẽ trải qua những xúc cảm ẩm thực thú vị giống như tôi.
Thêm vài lát quả này, nước chấm chua ngọt đảm bảo thơm ngon, ngọt sánh
Pha nước chấm chua ngọt theo công thức này đảm bảo nước chấm thơm ngon, sánh dẻo, dùng với món gì cũng hợp mà lại để được lâu.
Nước chấm tưởng chỉ là vai phụ nhưng hóa ra lại là "linh hồn" của nhiều món ăn trong ẩm thực Việt. Bánh cuốn, bún nem, bánh xèo, bánh nậm, cá nướng, hải sản... mà thiếu nước chấm thì món ăn coi như mất nửa phần hoàn hảo.
Nước chấm giúp các thành phần trong món ăn thêm đậm đà, từ đó giúp thực khách cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn. Đôi khi, độ ngon của món ăn quyết định chính là ở khâu nước chấm.
Bởi vậy, ngoài việc biết cách nấu các món chính sao cho ngon từ chọn nguyên liệu tươi, sạch, căn thời gian nấu chuẩn chỉnh để món không bị sống hoặc quá lửa, gia giảm gia vị vừa miệng thì các bà nội trợ còn phải nắm rõ những công thức pha chế nước chấm khác nhau.
Một trong những công thức pha chế được nhiều chị em ưa thích và chia sẻ rộng rãi là cách pha nước chấm chua ngọt với dứa. Cách pha này rất đơn giản, dễ làm lại cho ra thành phẩm sánh đẹp, thơm ngon.
Đây là loại nước chấm thích hợp cho nhiều món ăn như hải sản, cơm tấm, bún chả, bún nem,... đặc biệt có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần được cả tháng.
Sau đây là công thức pha nước chấm tỏi ớt chua ngọt để các bạn tham khảo. Tùy vào khẩu vị gia đình chị em có thể gia giảm các gia vị cho phù hợp.
Nguyên liệu: 2 bát nước lọc (nước dừa tươi thì càng ngon); 1 chén nước mắm; 1 chén đường; 1 muỗng cà phê muối; 5 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc thay bằng 5 muỗng giấm); 1/2 quả dứa cắt khoanh; tỏi, ớt bỏ hạt băm nhỏ.
Cách làm:
-Cho nước vào trước đun sôi, sau đó cho đường vào khuấy tan.
-Cho tiếp nước mắm, muối, dứa cắt lát vào. (Nếu sử dụng giấm thì cho vào lúc này luôn).
-Đun hỗn hợp sôi ở lửa nhỏ, hớt bọt thường xuyên để nước mắm được trong.
Nếu dùng cho món bánh cuốn, bánh xèo,... thì đun hỗn hợp trên khoảng 10 phút. Nếu dùng cho món cơm tấm, nem rán, chả ram... thì đun 20 phút là được, sau đó tắt bếp để nguội.
Khi nước mắm nguội hẳn, cho tiếp tỏi ớt băm nhuyễn và nước cốt chanh vào. Cuối cùng cho vào chai thủy tinh và cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Lưu ý :
-Chai hay lọ đựng nước mắm phải rửa sạch, để khô ráo.
-Độ thơm của nước chấm chua ngọt này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nước mắm. Các bạn nên sử dụng loại nước mắm ngon, nhạt tầm 27-30 độ đạm. Vì khi nấu rút bớt nước, sánh lại nếu dùng mắm độ đạm cao sẽ bị mặn.
-Nếu dùng chanh thì chọn quả vỏ mỏng cho được nhiều nước, hoặc dùng chanh đào thì càng ngon.
Biến tấu món khoai lang nướng đủ vị Khoai lang là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người và ở TPHCM hiện có món khoai lang nướng biến tấu khi nướng cùng mỡ hành, đậu phộng, nước cốt dừa... Khoai lang nướng là món ăn dân dã của người Việt. Ngày nay, khoai lang trở thành nguyên liệu để chế biến các món ăn vặt hấp dẫn như món khoai...