Bản đồ ẩm thực: Ngọt bùi đặc sản mít hông Tam Kỳ
Về Tam Kỳ phải thử qua c” là câu nói của những người con xa xứ khi giới thiệu về đặc sản quê hương. Nơi đây, trái mít ngoài cách ăn chín họ còn sáng tạo ra nhiều món mới như gỏi mít, mít luộc chấm mắm hay đặt biệt hơn là mít hông độc đáo ở thành phố Tam Kỳ ( Quảng Nam).
Không biết có từ khi nào nhưng mít hông chính là món ăn chơi quen thuộc của người Tam Kỳ, và “hông” ở đây chính là hấp. Để có thành phẩm ngon trước hết biết cách chọn những quả mít mật đang độ chín cây, không nên chọn quả già bởi khi hấp mít sẽ mềm và nhũn ra.
Sau đó, tách lấy từng múi mít ra rồi dùng dao xẻ một đường để tách hạt. Hạt mít sau khi tách đem trộn với đậu xanh và hấp chín, xay nhuyễn. Hỗn hợp này được người bán trộn thêm với các loại gia vị quen thuộc như muối, đường rồi nhồi lại vào múi mít và đem hông (hấp) lần nữa.
Linh hồn của món này nằm ở phần nhân, nếu nhân xay thật nhuyễn, nêm nếm vừa vị, thì chắc chắn thành phẩm đạt vị. Mít sau khi hấp chín dùng kèm với dừa bào sợi và đậu phộng rang giã nhuyễn. Thời gian hấp dao động từ 20 – 30 phút, tùy theo số lượng mít nhiều hay ít. Khi thành phẩm, múi mít mướt, có màu vàng ươm, thơm lừng, nhân không đổ ra ngoài là đạt.
Thưởng thức một miếng còn ấm nóng, hương vị ngọt thơm đặc trưng của mít lan tỏa khắp khoang miệng. Hòa quyện với đó là vị béo bùi của phần nhân, dừa nạo và đậu phộng tạo nên tổng thể món ăn lạ mà quen. Với từng ấy nguyên liệu đơn giản, người dân Tam Kỳ đã chế biến ra món mít hông mộc mạc, chất chứa tình quê hương.
Có dịp ghé ngang, du khách nên một lần thử qua món ăn có hương vị mộc mạc này. Mít hông (mít hấp) là thức quà vặt tuổi thơ của nhiều lứa học sinh tại đây. Hương mít thơm nồng nàn hoà quyện cùng vị ngọt thanh khi hấp lên khiến ai đứng gần khó thể chối từ.
Bản đồ ẩm thực: Dé bò Tây Sơn, đặc sản Bình Định không phải ai cũng dám thưởng thức
Vị đắng đặc trưng của dé bò khiến món ăn này khó chiều lòng thực khách ngay lần đầu thưởng thức. Nhưng ai đã quen vị, chắc chắn mê mẩn vị đắng nhân nhẩn độc đáo của dé bò.
Dé theo cách gọi của người Tây Sơn là phần chất lỏng nằm ở cuối ruột non của bò. Đây là lượng chất dinh dưỡng chưa được hấp thu hết nên rất ít và không hẳn con bò nào cũng có. Vì nằm gần ruột già nên dé thường có vị đắng và mùi tanh. Hương vị này làm nên điểm độc đáo của dé bò nhưng lại khiến chúng trở thành món ăn đến nhiều người dân địa phương cũng phải dè chừng.
Để có được món dé ngon, lòng bò chọn phải là loại còn tươi, khi sờ vào có cảm giác ấm. Lòng bò sau khi xát với chanh và muối hột sẽ đem trụng sơ qua nước sôi nhằm khử sạch mùi. Đem phần lòng bò và huyết cắt thành miếng vừa ăn rồi ướp với sả băm, hành tím, ớt và ít muối cho thấm vị.
Sau đó lòng bò đem xào với hành phi cho đến khi săn lại. Khi thấy lòng bò dậy mùi, đổ nước xăm xắp vào nồi và bắt đầu nấu. Đợi đến khi cạn nước để lòng bò mềm và thấm gia vị thì cho dé và một ít nước vào đun tiếp.
Để trung hòa vị đắng, người Tây Sơn rất khéo léo khi bổ sung thêm vị chua của lá giang. Khi nước sôi, cho lá giang đã vò nát và vài tép sả đập dập vào nồi trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng, rắc thêm ngổ và rau răm thái nhỏ lên trên là đã có ngay món dé ngon lành.
Món dé bò đúng điệu phải ăn kèm cùng bánh tráng giòn rụm và nước mắm sả gừng cay nồng. Dé bò ngon bởi trong đó có sự hòa quyện của ngũ vị: vị đắng của nước dé, chua của lá giang, ngọt mặn của lòng bò và cay của sả ớt.
Tô dé vừa múc ra còn nóng hổi, ăn vào có vị đắng lúc đầu nhưng để lại hậu vị ngọt, một khi đã thưởng thức thì khó có thể nào quên.
Bản đồ ẩm thực: Đặc sản gà hấp hèm ngon nức tiếng Hóc Môn Từ một thứ tưởng chừng bỏ đi, người dân Hóc Môn, TPHCM đã sáng tạo nên món ăn độc đáo, có tên gọi là gà hấp hèm. Hèm là cách gọi của người miền Nam dành cho bã rượu hay bã bia sau khi nấu xong. Thông thường, người ta dùng hèm để làm thức ăn cho gia súc hoặc bỏ đi. Nhưng...