Bản đồ ẩm thực: “Đi mô” cũng nhớ mì Quảng Phú Chiêm
Mì Quảng là một trong những món ăn nổi tiếng, niềm tự hào của người dân xứ Quảng. Vậy nhưng, “cái nôi” của món ăn thì lại nằm ở ngôi làng hiền hòa có tên gọi Phú Chiêm.
Theo những người dân lớn tuổi ở làng Phú Chiêm (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), mì Phú Chiêm được bán ở Cống Đá từ đầu thế kỷ 20, ngang với tuổi đời của món phở Bắc Hà. Còn theo các nghiên cứu lịch sử, mì Phú Chiêm có thể có từ trước đó hàng trăm năm, phục vụ thương nhân nước ngoài từ cảng Hội An ngược dòng Thu Bồn lên làng.
Vốn yêu thích ẩm thực vùng miền, tôi sắp xếp công việc và ghé thăm làng Phú Chiêm vào một ngày đầu hè, nắng trải dài trên đồng ruộng. Dọc đường đi, du khách có thể bắt gặp những người bán mì Quảng với quang gánh quẩy bán dạo.
Chọn dừng lại thưởng thức ở một quán mì ven đường, tôi được bà chủ trông khá lớn tuổi chia sẻ về món ăn. Cụ thể, để có tô mì Quảng ngon thì sợi mì phải được làm từ gạo xay thật mịn và gạo chọn làm phải là loại gạo thu hoạch từ những cánh đồng phù sa ven sông Thu Bồn. Sau khi cho mì vào tô, người bán chan nước nhưn, thêm vài lát thịt heo, vài con tôm đồng, ít trứng cút. Dọn kèm lên thêm là đĩa rau tươi xanh, miếng bánh tráng giòn rụm.
Video đang HOT
Một hàng quán bình dân bán mì Quảng tại làng Phú Chiêm. Ảnh: Tiên Sa
Qua tìm hiểu, mì Quảng không chỉ gồm những nguyên liệu như trên mà nó còn có chế biến từ thịt cá, thịt gà, lươn, ếch, bò… Quay trở lại với tô mì Phú Chiêm, thịt heo chọn nấu phải là phần thịt ba chỉ heo, tôm thì là tôm đất. Rau sống ăn kèm đa dạng như rau cải cay, xà lách, diếp cá, húng bạc hà, búp chuối hay nõn chuối hột cắt sợi; trong khi bánh tráng nướng làm từ bột gạo xay mịn.
“Nhờ mì Quảng Phú Chiêm nổi tiếng mà giá bán cũng bình dân, chỉ khoảng 15.000 đồng/tô nên tôi cùng những người trong làng sống được với nó. Cộng thêm giờ có máy móc hiện đại, nên những người bán như tụi tôi chỉ cần tập trung làm nhưn cho thật tốt, thật chất lượng, để phục vụ thực khách”, chủ quán cho hay.
Ngày nay, quanh làng Phú Chiêm, như khu vực Thanh Chiêm, Triêm Nam, Đông Phương (xã Điện Phương) có gần 200 người bán mì Quảng, mà đa phần là nữ giới. Cứ 1:00 khuya, họ đã thức dậy chuẩn bị nấu đồ cho đến 3:00 sáng, sau đó, men theo QL1A bằng các phương tiện di chuyển xuống Hội An, Tam Kỳ để bán mì Quảng. Cứ thế, ngày kiếm lời được hơn 100.000 đồng, tạm đủ để chi trả cho sinh hoạt phí.
Nếu có dịp về thăm xứ Quảng, du khách yêu thích ẩm thực vùng miền nên sắp xếp ghé đến làng Phú Chiêm để thưởng thức mì Quảng. Có lẽ không có gì thi vị bằng ngồi thưởng thức một đặc sản nổi tiếng ngay tại nơi nó sinh ra.
Bản đồ ẩm thực: Dân dã bánh tráng đập xứ Quảng Nam
Các bậc cao niên trú tại thành phố Hội An cho hay, món bánh tráng đập ở Quảng Nam không biết "di thực" từ đâu tới và xuất hiện lúc nào.
Song người dân nơi đây có thói quen và thích ăn bánh tráng đập cũng như mì Quảng từ bao đời. Phải kể từ miền trung du cho đến miệt đồng bằng, từ trẻ già, trai gái, cao sang, dân dã đều thích ăn bánh tráng đập.
Bánh tráng đập hay được mọi người dùng trong những ngày tết để thay đổi các món có nhiều chất béo mau ớn (ngán) như các loại thịt, cá... Ngay như phố cổ Hội An có nhiều món ăn Âu, Á, cao lương mỹ vị... nhưng du khách đến Hội An mà chưa thử qua bánh tráng đập thì xem ra vẫn còn chút "tiếc nuối".
Bánh tráng đập Hội An trông có vẻ "nho nhã, phong lưu" hơn các vùng ở trung du miền núi với những chiếc bánh nhỏ và mỏng, hơi thanh. Ngược lại, ở khu vực nông thôn, người ta làm những chiếc bánh lớn, dày nhưng không kém phần khoái khẩu. Loại bánh dân dã này, ngoài để ăn chơi ra, bánh còn dùng cho nông dân lót dạ nửa buổi khi làm đồng, làm rẫy...
Bánh tráng đập gồm hai lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng, đường kính khoảng 20cm, nướng có màu hơi vàng. Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để đập xấp bánh này làm đôi, âm thanh từ cú "chặt" này nghe như tiếng "rốp" giòn tan, hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì giòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có độ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Bánh tráng đập Hội An được làm từ gạo "xuyệt" ở Điện Bàn nên bánh vừa trắng vừa dẻo. Người ăn như nếm trọn vẹn cái hương đồng cỏ nội hòa quyện vào hạt gạo quê, do người nông dân một nắng hai sương của vùng hạ lưu sông Thu Bồn sản xuất. Cư dân vùng Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình thường thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng đã phi hành, tỏi hay củ nén thơm và bắt mắt.
Nhìn bánh tráng đập với hai loại bánh khô và ướt này xếp chồng lên nhau. Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái chiên với dầu phụng mới ngon. Khi khử dầu, nhớ bỏ vào xoong vài tép tỏi, ít củ nén giã dập cho thơm, thêm chanh, bột ngọt, ớt bột... vào chén mắm. Người ăn từ từ bẻ miếng bánh khoảng hai ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng, nhai vừa giòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Bánh tráng đập chỉ có ở những quán xập xệ ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng, chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường, một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm; tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, giá bán bình dân nhưng được nhiều người ưa chuộng. Thưởng thức xong một vài cái bánh, khi miệng còn cay cay, uống một chén nước trà xanh bốc khói thì không còn gì thi vị bằng.
Bản đồ ẩm thực: Bánh đập nét mộc mạc giữa lòng xứ Quảng Trong văn hóa ẩm thực xứ Quảng, bên cạnh các món ăn cầu kỳ, tinh tế như mì quảng, cao lầu, cơm gà... thì bánh đập lại là món ăn đại diện cho nét dân dã, bình dị. Dù rằng bánh đập là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung, thế nhưng, khi nhắc đến món bánh này thì nhiều người...