Bản đồ ẩm thực: Dẻo thơm bánh hồng đất Bình Định
Về đến đất Bình Định, nếu nghe ai đó hỏi “Khi nào cho cô ăn bánh hồng dẫy (vậy) bay?”, thì chắc chắn họ không phải đang giới thiệu về đặc sản quê nhà, mà là muốn hỏi thăm tin báo hỷ của bạn.
Đã thành phong tục, trong mâm quả cưới miền Bắc luôn hiện diện bánh cốm, miền Nam là bánh pía, miền Trung có bánh phu thê (su sê), và ở đất Bình Định thì không thể thiếu bánh hồng. Có người bảo rằng, gọi tên “bánh hồng” vì cùng với tấm thiệp hồng, đó là sứ giả báo tin vui cho ngày lễ trọng đại. Người khác lại nói bánh có màu hồng phơn phớt nhẹ nhàng nên được gọi tên theo màu sắc.
Bánh hồng được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và dừa. Phải chọn những hạt nếp ngự căng bóng, no tròn, nếu không cũng là nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương trên vùng núi cao. Ngâm nếp chừng 8 giờ rồi đổ nước vào xay. Chờ bột lắng, ép hết nước, để vài giờ cho ráo rồi nhào bột. Khâu này nên thêm một ít nước và nhào kỹ để bột được dẻo mịn hơn.
Sau đó, bắc chảo lên bếp than hoa, nấu sôi nước đường cát, nắn từng miếng bột nhỏ dẹt cho vào, dằm nhuyễn và khuấy đều cho các khối bột hòa quyện thành một. Cách này giúp bột được chín đều, còn nếu cho nguyên cả khối bột lớn vào thì dễ bị chín bên ngoài, sống bên trong.
Quẹt vội giọt mồ hôi, chú Lê Xuân Cảnh (Phù Cát, Bình Định), hơn nửa đời người theo nghề làm bánh truyền thống, cười nói: “Ngó vậy chớ cũng không dễ, mỏi tay lắm đó con”. Càng về sau, bột càng đặc lại nên phải giữ nhịp quấy để bột được chín đều. Vì có nước đường nên chỉ chậm tay xíu thôi là bột sẽ cháy và bị khét.
Từng mẻ bánh hồng dần được hoàn thiện bởi kinh nghiệm lâu năm mà chú Cảnh tích lũy. Ảnh: Việt An
Lửa chỉ để liu riu nên thời gian quấy bột khá lâu. Khi nào bột dẻo lại thì cho dừa bào sợi đã sên đường từ trước đó vào trộn chung. Dừa chọn loại không quá non mà cũng không quá già. Non quá thì cơm mỏng, ít ngọt, mà già quá thì cơm dừa sẽ sạm cứng, dễ bị hôi dầu.
Video đang HOT
Tiếp tục quấy đến lúc cả bột và dừa quánh lại thành cục và không dính chảo là đạt. Lấy đôi đũa cả sắn nguyên khối bột, hơ trên lửa nhỏ đến khi bột trong và dẻo như ý. Đổ bột ra khuôn, ép thành hình và áo bên ngoài một lớp bột năng đã rang chín. Lớp bột áo này để giúp bánh không bị dính vào nhau.
Gọi tên bánh hồng nhưng người thợ có thể biến tấu với nhiều màu sắc khác nhau. Nếu chỉ làm màu trắng thuần thì giữ nguyên màu của bột, còn các màu sắc khác phải pha thêm. Khâu pha màu cũng là bí quyết riêng của mỗi nhà làm bánh. Chú Cảnh chia sẻ “Mỗi nhà có công thức khác nhau, nhưng chú chỉ lấy màu tự nhiên như củ dền, gấc để lấy màu hồng, lá dứa để lấy màu xanh… vừa an toàn vừa tốt cho người dùng. Phải pha sao cho mùi của củ không át mùi của nếp mà màu vẫn lên đẹp”.
Thưởng thức cũng phải đúng điệu
Bánh hồng thường để nguyên miếng dày 2-3cm, khi nào ăn mới cắt nhỏ ra. Tuy nhiên, như vậy đôi khi hơi bất tiện cho người dùng. Nắm bắt được tâm lý đó, một số cơ sở đã cắt bánh sẵn và lồng vào các túi nylon nhỏ cho thuận tiện.
Chị Quyên, chủ một cơ sở làm bánh hồng tại An Nhơn, Bình Định còn đầu tư ly giấy cupcake be bé đựng bánh, khi bày lên bàn tiệc hoặc mâm quả cưới trông tinh tế hơn hẳn. Chỉ một thay đổi nhỏ về hình thức đã giúp “lên đời” món bánh truyền thống. Vì thế, ngày càng nhiều khách đặt bánh hồng cho các buổi tiệc trà, sự kiện, hội thảo… chứ không chỉ trong dịp cưới hỏi.
Bánh hồng nhà chị Quyên làm đựng trong ly giấy cupcake bắt mắt. Ảnh: page Bánh hồng Bình Định
Rót một tách trà mạn, thưởng thức miếng bánh hồng mềm mềm, dẻo dẻo, nghe hương nếp thơm quyện cùng vị béo sần sật của dừa và cảm nhận vị ngọt dịu lan tỏa. Mộc mạc nhưng vẫn thu hút, bánh hồng đã trở thành một đặc sản nổi tiếng mang đậm hồn quê xứ Nẫu, là món quà giản dị cho nhiều du khách phương xa.
Món bánh xèo tôm nhảy bà Năm ngon nức tiếng Bình Định
Món bánh xèo tôm nhảy bà Năm ngon nức tiếng Bình Định. Nói bà Năm bánh xèo chảnh cũng phải.
Có cái bánh xèo thôi mà, làm gì mà khách đến nườm nượp, nhất là ngày lễ tết. Có cuốn bánh mà vượt quãng đường xa xôi rồi tay không, bụng đói trở về chỉ vì hết tôm rồi, không đúc thêm được...
Món bánh xèo tôm nhảy bà Năm ngon nức tiếng Bình Định
Quán bánh xèo bà Năm ngon nức tiếng Bình Định:
Ấy vậy mà, hơn 30 năm qua, quán bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi sáng dù nắng, dù mưa.
Không biết từ bao giờ, nhắc tới Bình Định, ngoài danh tiếng đất võ ra, người ta lại nhớ đến bánh xèo. Cái món ăn dân dã đến mức đâu đâu ở Việt Nam này cũng có và hầu như ai cũng làm được là bánh xèo thì ở đây, nó được đẩy lên hàng "cao cấp".
Mà, nói tiệm cho sang chứ chỉ vẻn vẹn có cái mái nhà tranh tường gạch và chái bếp cũ mèm phía sau. Không biển hiệu. Không quảng cáo. Không màu mè tô vẽ. Bánh nhỏ bằng lòng bàn tay thôi, chỗ khác bán chỉ vài ba ngàn nhưng bà Năm tính giá gấp 5 lần như thế. Tiệm bà Năm lại nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn đến hơn 20 km.
Vậy mà khách xa vẫn đến, vẫn kiên nhẫn đợi đến lượt và vẫn quay lại với bà cụ dù ở ngay thành phố, hàng chục tiệm đề biển: "Bánh xèo tôm nhảy" muôn màu kiểu cách...
Món bánh xèo tôm nhảy bà Năm ngon nức tiếng:
Bánh xèo bà Năm có tên bánh xèo tôm nhảy là bởi ngay khi lên khuôn dầu nóng vẫn còn sống, nhảy lách tách. Một cái bánh nhỏ xinh như có đến chục con tôm.
Bà có những "nguyên tắc vàng" cho nghề bánh của mình như: tự tay xay bột bằng cối đá xưa, tôm phải là tôm đất thôn Dương Thiện, nước mắm chỉ bỏ xoài sống bằm chứ không bỏ thơm (dứa)...
Bữa nào tôm nhiều, đúc nhiều, tôm ít đúc ít nghỉ sớm chứ tuyệt đối không mua tôm biển thay thế như các nơi khác. Bà Năm nói, chỉ có con tôm đất ở sông thì mới có được vị ngọt, giòn cho bánh xèo. Nhiều hôm, khách đến mà hết tôm thì cũng đành chịu quay xe ra về.
Cách chế biến bánh xèo tôm nhảy:
Gạo qua cối sẽ mịn, nhuyễn. Xay tới đâu, đúc tới đó, bột mới không bị chua. Chịu khó chút thì bánh mới giòn, mới dẻo, mới ngon", bà Năm tâm sự.
Mỗi ngày, người con trai và đứa cháu lại phụ bà những việc lặt vặt như mua tôm, nhặt rau... Còn lại, một tay bà làm thì mới yên tâm. Bà nói: "Tui sợ nhứt là ăn uống mà không sạch sẽ. Mình buôn bán, lại càng phải sạch sẽ.
Bà Năm nhiều lần được nhận bằng khen, giấy chứng nhận vì bánh xèo ngon. Năm nào cũng có bài báo viết về quán nhỏ của bà. Mỗi khi có liên hoan gì lớn trên tỉnh, bà Năm lại được mời đến đúc bánh xèo để quảng bá ẩm thực Bình Định.
Bản đồ ẩm thực: Thơm lừng cá trích nướng chợ quê xứ Nghệ Nghệ An ngoài những di tích văn hóa lịch sử lâu đời thì nơi đây còn níu chân du khách bởi những món ăn vùng miền như miến lươn, cháo lươn, bánh đúc hến, nhút Thanh Chương... Trong đó, cá trích nướng than Nghệ An là món ăn dân dã, thơm lừng từng góc phố chợ hay ven biển xứ Nghệ. Các lão...