Bản đồ ẩm thực: Cua đá Cù Lao Chàm đặc sản phải thử khi đến Hội An
Cù Lao Chàm là địa điểm tham quan có những thắng cảnh đẹp, món ăn ngon thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, những món ăn từ cua đá nơi đây luôn tạo nên sự tò mò, háo hức thưởng thức cho các du khách phương xa và cả người bản địa.
Ai từng đến xứ đảo Cù Lao cũng mong muốn được nếm thử đặc sản cua đá nức tiếng gần xa. So với các loại hải sản thông thường, loài cua này khi thưởng thức cảm nhận rõ vị ngọt thanh của thịt, không bị tanh. Ngoài Cù Lao Chàm, cua đá còn có thể bắt gặp ở một số đảo khác như Lý Sơn (Quảng Ngãi) hay Cồn Cỏ (Quảng Trị). Thế nhưng, nổi bật hơn cả vẫn là cua đá ở Quảng Nam.
Cái tên cua đá ra đời cũng là do tập tính cư trú. Cua đá sinh sống chủ yếu trong các ngách đá, hang đào trên rừng nhưng đến mùa sinh đẻ, con cái di cư ra vùng ven biển đẻ trứng ở vùng nước triều. Điểm làm nên hương vị đặc trưng của cua đá Cù Lao Chàm nằm ở thức ăn của chúng. Do cua đá ăn các loại cây cỏ, lá thuốc nên thịt cua thơm nồng mùi thảo dược và chứa chất dinh dưỡng.
Cua đá có thân hình to bằng nắm tay, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới màu vàng ươm và chuyển sang màu đỏ gạch bắt mắt khi chế biến. Đặc biệt, chúng có tốc độ di chuyển nhanh nhờ cặp càng to, khỏe và các chi rất linh hoạt. Theo những ngư dân Cù Lao Chàm, hòn Lao là nơi cua đá tập trung nhiều nhất, thời điểm săn bắt từ 22:00 đến 3:00 mỗi ngày vì đây là thời điểm hoạt động, kiếm ăn của chúng.
Trước đây, khắp mọi nơi tại Cù Lao Chàm đều dễ dàng tìm thấy cua đá. Tuy nhiên, du lịch phát triển kéo theo nhu cầu đánh bắt ngày càng cao, số lượng cua đá đã suy giảm nghiêm trọng, thậm chí phải đưa vào danh sách bảo tồn của Việt Nam. Vì vậy, chính quyền địa phương và người dân đảo đã triển khai mô hình bảo vệ và khai thác bền vững cua đá Cù Lao Chàm bằng cách dán tem sinh thái cho cua.
Video đang HOT
Ngoài mục đích quy định về kích thước, số lượng cua đá được phép đánh bắt, tem sinh thái còn đảm bảo cho sự phát triển của loài cua này. Do đó, giá cua đá được niêm yết và khá đắt đỏ, khoảng 250.000 đồng/con.
Những con cua đá đạt chuẩn, được phép khai thác (mai cua phải đạt từ 7cm, nặng khoảng 200g) được chế biến theo nhiều cách như hấp, nướng, rang… để tạo thành các món ngon hấp dẫn. Ngoài ra, thịt cua chứa hàm lượng canxi và vitamin E cao, tốt cho sức khỏe càng tăng giá trị của cua đá lên một bậc.
Cua đá Cù Lao Chàm. Ảnh: hoianworldheritage.org.vn/
Vừa thưởng thức đặc sản cua đá, vừa ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng là điều không thể bỏ lỡ mỗi khi có dịp đến với hòn ngọc xanh của xứ Quảng. Cách chế biến đơn giản nhưng chất lượng thịt, gạch cũng như hương vị thảo mộc đặc trưng của cua đá cũng đủ khiến bao thực khách nhớ mãi không quên khi nếm thử.
Bản đồ ẩm thực: Mộc mạc bánh tráng phơi sương và muối ớt trứ danh đất Tây Ninh
Nhắc đến vùng đất Tây Ninh đầy nắng gió, người ta không thể không nhớ đến đặc sản bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối ớt Tây Ninh.
Bánh tráng phơi sương là đặc sản nổi tiếng của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh bởi độ mềm và dẻo của bánh. Bánh ngon nhờ độ mặn vừa phải, màu trắng đục, bề mặt có những hạt bong bóng lấm tấm nổi do được nướng trước khi phơi sương. Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, Tây Ninh được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao chứng nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016.
Nguyên liệu làm bánh tráng phơi sương đơn giản gồm bột gạo, nước và muối. Thế nhưng, quy trình thực hiện lại công phu và mất nhiều thời gian mới cho ra lò một chiếc bánh tráng phơi sương chuẩn vị. Người làm bánh đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi tráng, nướng và phơi bánh.
Việc lựa chọn gạo được xem là phần quan trọng nhất để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương chất lượng. Theo đó, gạo phải là gạo mới, gạo ngon và không pha trộn và cảm nhận được mùi thơm đặc trưng. Xay gạo đạt tiêu chuẩn, không quá đặc hoặc lỏng rồi cho thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn.
Đặc biệt, bánh thường được tráng hai lớp, để khi nướng không cháy, cuốn không rách. Bánh vừa chín, còn ướt được đem ra ngoài nắng phơi khô. Tiếp đến, bánh sẽ được nướng sơ với lửa nhỏ (đốt bằng vỏ đậu phộng) đến lúc thấy mặt bánh nổi những hạt bong bóng li ti và ngả sang màu trắng đục. Nếu tận mắt chứng kiến người ta làm bánh, thị giác sẽ hoa lên vì thấy đôi bàn tay tốc độ và thao tác liên tục như nghệ sĩ biểu diễn.
Cuối cùng, xếp bánh lên giàn và phơi sương trong thời gian nhất định vào tờ mờ sáng. Người phơi bánh phải "thức" cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ ẩm là xếp lại bỏ vào trong bao, lót lá chuối ngay nhằm giữ độ mềm, xốp.
Bánh tráng phơi sương Tây Ninh có vị ngon thấm đẫm hương của đất trời cũng như đậm chất mộc mạc, giản dị của con người nơi đây. Những chiếc bánh tráng phơi sương mềm dẻo, cuốn cùng lát thịt heo và ít rau sống các loại rồi chấm với nước chấm chua cay, thử qua một miếng hương vị như lan tỏa trong miệng, cứ muốn ăn mãi không thôi.
Ngoài bánh tráng phơi sương nức tiếng gần xa thì muối ớt Tây Ninh cũng khiến nhiều thực khách xuýt xoa mỗi khi nghĩ đến. Quả thật, một lần thưởng thức muối Tây Ninh với các loại trái cây chua chua, giòn giòn thì ai cũng phải quyến luyến dài lâu.
So với muối tôm nổi tiếng không kém, muối ớt không có tôm và có giá bán thấp cũng như ứng dụng vào ẩm thực nhiều hơn. Muối ớt Tây Ninh được sử dụng để làm gia vị chấm kèm cùng trái cây có vị chua hoặc các món thịt luộc, thịt nướng... Ngoài ra, nó cũng được dùng để tẩm ướp hoặc nấu với các món ăn hấp dẫn như cua rang muối, mực nướng muối ớt, bánh mì nướng muối ớt... đều cho hương vị thơm ngon, đặc biệt.
Độ ngon của muối nằm ở sự chế biến tỉ mỉ và công phu của người thợ. Nguyên liệu chính của muối ớt Tây Ninh chỉ có muối, ớt, bột ngọt, cà rốt, tỏi... được chọn lọc kỹ lưỡng, xay nhuyễn rồi đem phơi khô hoặc rang lên.
Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác rồi chế biến theo một công thức riêng để làm ra loại muối có màu gạch, hương vị độc đáo và mùi thơm nồng. Muối có vị cay đậm đà nhưng vừa phải, đủ bùng nổ mọi giác quan, dư vị đọng lại rất lâu trong miệng.
Ngoài ra, muối ớt Tây Ninh kết hợp bánh tráng phơi sương sẽ tạo thành món bánh tráng trộn ngon "khó cưỡng" được giới trẻ ưa chuộng. Đa phần du khách ghé thăm Tây Ninh sẽ không bao giờ quên chọn bánh tráng phơi sương hay muối ớt Tây Ninh làm quà cho người thân, bạn bè của mình.
Bản đồ ẩm thực: Đến Củ Chi thử món bò ngon như bò "Kobe" Được mệnh danh là vùng đất thép anh hùng, Củ Chi (TPHCM) không chỉ có những di tích lịch sử hào hùng mà nơi đây còn có nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài cháo lươn môn, dế chiên hay nước mía sầu riêng thì bò tơ nơi đây được ví như thịt bò "Kobe" Nhật Bản. Thật vậy, khi nhắc về ẩm thực...