Bản đồ 1 triệu thiên hà mới được lập chỉ trong… 300 giờ
Mới đây, các nhà thiên văn học ở Úc tuyên bố vừa lập thành công bản đồ 83% vũ trụ quan sát được chỉ trong vòng 300 giờ.
Cuộc khảo sát bầu trời mới mà Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang của Úc (CSIRO) đã mô tả trong một tuyên bố là “Google map của vũ trụ”, đánh dấu việc hoàn thành một thử nghiệm lớn đối với kính Kính thiên văn lớn và nhanh nhất thế giới có tên Australian Square Kilometre Array Pathfinder (ASKAP).
Với chi phí xây dựng lên đến 155 triệu USD, ASKAP là một dãy gồm 36 ăng-ten với kích thước ngang mỗi cái lên đến trên 12m nằm tại vùng sa mạc phía tây nước Úc. Đây được coi là một hệ thống khổng lồ thực hiện vai trò của một chiếc kính thiên văn quan sát và thu thập các bức xạ trong dải tần số sóng vô tuyến thay vì sóng ánh sáng nhìn thấy như trong kính thiên văn thông thường.
Trong khi các nhà thiên văn học đã sử dụng ASKAP nghiên cứu bầu trời để tìm kiếm các dấu hiệu vô tuyến (bao gồm cả các vụ nổ vô tuyến nhanh bí ẩn) kể từ năm 2012, toàn bộ dải ăng-ten của kính thiên văn chưa bao giờ được sử dụng trong một cuộc khảo sát bầu trời cho đến nay.
Bằng cách khai thác toàn bộ tiềm năng của ASKAP, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ khoảng 3 triệu thiên hà trên bầu trời phía Nam. Khoảng 1 triệu thiên hà xa xôi này trước đây có thể chưa được biết đến đối với thiên văn học và đó có thể chỉ là sự khởi đầu. Với sự thành công của cuộc khảo sát đầu tiên này, các nhà khoa học của CSIRO đang lên kế hoạch quan sát chuyên sâu hơn nữa trong những năm tới.
David McConnell, tác giả chính của nghiên cứu, một nhà thiên văn của CSIRO, cho biết: “Lần đầu tiên, ASKAP đã vận động toàn bộ năng lực của mình, xây dựng bản đồ vũ trụ chi tiết hơn bao giờ hết với tốc độ kỷ lục. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy hàng chục triệu thiên hà mới trong các cuộc khảo sát trong tương lai”.
Nhiều cuộc khảo sát trên bầu trời có thể mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để hoàn thành, trong khi đó với nỗ lực mới của CSIRO, họ chỉ mất vài tuần.
Trong khi mỗi bộ thu trong số 36 bộ thu của kính thiên văn chụp những bức ảnh rộng lớn, toàn cảnh về bầu trời, thì một mạng lưới siêu máy tính chuyên dụng đã làm việc gấp đôi thời gian để kết hợp chúng. Bản đồ kết quả, bao phủ 83% bầu trời là sự kết hợp của 903 hình ảnh riêng lẻ, mỗi hình ảnh chứa 70 tỷ pixel.
Mỗi hình ảnh này sẽ được công bố rộng rãi thông qua Cổng truy cập dữ liệu của CSIRO khi các nhà khoa học phân tích kết quả và lập kế hoạch cho các cuộc nghiên cứu biểu đồ bầu trời tiếp theo trong tương lai.
Phát hiện 'siêu Trái Đất' có thể tồn tại sự sống cách chúng ta 120 năm ánh sáng
Hai hành tinh mới phát hiện là TOI-1266 b và TOI-1266 c mất khoảng 11 và 19 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.
Hai hành tinh là TOI-1266 b và TOI-1266 c vừa được phát hiện cách đây không lâu
Các nhà khoa học phát hiện ra hai hành tinh mới quay xung quanh sao lùn đỏ, trong đó có một hành tinh được ví như 'siêu Trái Đất' cách đây 120 năm ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics (Thiên văn học & Vật lý thiên văn), một trong những tạp chí hàng đầu về thiên văn học trên thế giới, cho biết hai hành tinh mới TOI-1266 b và TOI-1266 c mất khoảng 11 và 19 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.
Sao chủ của chúng nhỏ hơn Mặt Trời, lạnh hơn nên có thể xuất hiện chất lỏng trên bề mặt những hành tinh xung quanh.
Brice-Olivier Demory, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Những hành tinh có kích thước trong khoảng giữa TOI-1266 b và c khá hiếm gặp, do ảnh hưởng của bức xạ mạnh từ ngôi sao làm xói mòn khí quyển của chúng".
Cụ thể, TOI-1266 b được coi là một "tiểu sao Hải Vương" do nó có kích thước gấp 2,5 Trái Đất và TOI-1266 c có kích thước gấp 1,5 lên Trái Đất, được xếp vào hàng "Siêu Trái Đất".
Mặc dù có kích thước khác nhau nhưng cả hai hành tinh đều có nhiệt độ tương tự nhau và có thể bao gồm các thành phần đá và kim loại. Các nhà khoa học đề xuất rằng chúng có thể có nước.
Đồng tác giả nghiên cứu Yilen Gómez Maqueo Chew cho biết việc nghiên cứu hai loại hành tinh khác nhau trong cùng một hệ thống là cơ hội tốt để hiểu rõ hơn về cách các hành tinh có kích thước khác nhau hình thành như thế nào.
Nhờ vào kính thiên văn SAINT-EX đặt tại Mexico, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và khám phá ra hành tinh mới.
Trước đó, vào tháng 8/2019, vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh quá khổ của NASA phát hiện ra một siêu hành tinh Trái Đất cách chúng ta khoảng 31 năm ánh sáng có thể cho là ở được.
Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu đã xác định được 24 'hành tinh siêu sống' là một dạng ngoại hành tinh có thể phù hợp hơn Trái đất cho sự xuất hiện và tiến hóa của sự sống.
Tính đến tháng 9/ 2018, NASA phát hiện hơn 4.500 ngoại hành tinh, khoảng 50 hành tinh trong số đó 'có khả năng sinh sống được'. Chúng có kích thước và quỹ đạo phù hợp với ngôi sao chủ để nướccó thể tồn tại trên bề mặt, về mặt lý thuyết là hỗ trợ cuộc sống.
NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được' Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố về khả năng có ít nhất 300 triệu hành tinh có khả năng sống được trong thiên hà. NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được' Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã dành 9 năm để theo dõi săn tìm...