Bán điện thoại lãi 5%, Xiaomi lấy đâu ra khoản lợi nhuận 2 tỷ đô?
Xiaomi lãi tới 2 tỷ USD trong quý 2 là điều người ta sẽ nghĩ nếu chỉ đọc lướt các tờ báo và không hiểu các khái niệm tài chính. Nhưng sự thật là Xiaomi vẫn kinh doanh lấy lỗ, thậm chí là lỗ tỷ đô.
*Bài viết được thực hiện với các đóng góp từ chị Quách Minh Thư, CFA charterholder, MBA in Finance (University of Massachusetts).
Những người đặt cược vào tương lai của Xiaomi có lẽ đã có một ngày thứ 3 vui vẻ. Chỉ hơn 1 tháng sau phiên IPO khá thất vọng, công ty Trung Quốc này đã công bố khoản lợi nhuận 2,1 tỷ USD cho quý 2/2018. Kết quả này tỏ ra hoàn toàn trái ngược so với quý 1, khi Xiaomi hứng chịu khoản lỗ lên tới 1,4 tỷ USD.
Thế nhưng, những người đọc kỹ các thông tin được Xiaomi công bố chắc chắn sẽ không thể bỏ qua một chi tiết quan trọng: trong khi Xiaomi có lãi ròng 14,7 tỷ Nhân Dân Tệ (2,1 tỷ USD), công ty này lại phải chịu khoản lỗ từ kinh doanh là 7,6 tỷ NDT (1,1 tỷ USD).
Tại sao lại có thể có lợi nhuận ròng trong khi kinh doanh thua lỗ? Hãy cùng điểm lại về 3 loại lợi nhuận của mỗi công ty. Chúng lần lượt là:
Dựa vào 3 công thức căn bản trên, bạn có thể thấy một điểm quan trọng: lợi nhuận kinh doanh trừ tiếp đi nhiều loại phí khác mới ra được lợi nhuận ròng. Nói cách khác, lợi nhuận kinh doanh của công ty thường cao hơn lợi nhuận ròng.
Nhưng Xiaomi thì ngược lại: công ty này có lãi ròng, nhưng kinh doanh thì lại lỗ. Mức chênh lệch lên tới… 3 tỷ USD.
Theo giải thích của Xiaomi, công ty này đã ghi nhận một khoản giá trị gia tăng một lần với giá trị 22,5 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 3,2 tỷ USD) dựa vào việc đánh giá lại cổ phiếu ưu tiên. Đây chính là mấu chốt của vấn đề.
Video đang HOT
Cổ phiếu ưu tiên là gì? Khi công ty chưa IPO, Xiaomi (và bất kỳ công ty nào khác) sẽ phát hành “cổ phiếu ưu tiên chuyển đổi” cho nhà đầu tư. Loại cổ phiếu này bản chất giống một “giấy nợ” Xiaomi đưa cho nhà đầu tư để mượn tiền họ; sau khi IPO nhà đầu tư có thể đổi “giấy nợ” thành cổ phiếu phổ thông. Trước IPO, công ty mỗi lần gọi vốn lại làm định giá 1 lần, định giá càng cao thì cổ phiếu ưu tiên có giá càng cao, tức là “nợ” nhà đầu tư càng lớn.
Cụ thể, 31/12/2017 Xiaomi đánh giá khoản nợ trên là 161 tỷ RMB. Sau vụ IPO đầy thất vọng, giá cổ phiếu thấp hơn mong đợi và thậm chí còn tiếp tục suy giảm ở mức 2 chữ số. Cổ phiếu giảm, khoản nợ từ cổ phiếu ưu tiên cũng giảm xuống đáng kể.
Khi nợ giảm như vậy, Xiaomi được ghi nhận “lợi nhuận bất thường”, nhưng không thể tính vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Xiaomi do đó ghi lại khoản này vào lãi ròng, và nhờ đó mà dù kinh doanh bết bát nhưng công ty của Lei Jun vẫn được ghi nhận là có lãi.
Như vậy, đợt IPO thảm họa bỗng dưng lại giúp Xiaomi từ lỗ trở thành lãi trong quý 2. Nhưng khi bỏ qua sự kiện này và nhìn trực tiếp vào kết quả kinh doanh của Xiaomi, rõ ràng là công ty của Lei Jun vẫn chưa thoát khỏi khó khăn: khoản lỗ trong quý 2 hiện tại vẫn đang ngang ngửa với quý 1. Mỗi quý, Xiaomi vẫn “đốt” khoảng 1 tỷ USD.
Điều này có nghĩa rằng smartphone, TV hay Internet vẫn chưa mang lại đồng lãi nào cho Xiaomi cả. Thậm chí, lợi nhuận gộp từ phần cứng còn bị sụt giảm, từ 6.7% xuống còn 8.7%. Tuyên bố của Xiaomi là “công ty Internet” nhằm trấn an các nhà đầu tư vẫn chưa trở thành hiện thực khi “Apple Trung Quốc” chỉ thu về 4 triệu NDT, tức là chưa nổi 1% doanh thu của công ty trong quý vừa qua.
Quý vừa rồi, Apple thu lãi ròng 11,5 tỷ USD còn Samsung thu 13,3 tỷ USD – lợi nhuận ròng của mỗi công ty này cao xấp xỉ 2 lần doanh thu của Xiaomi. “Apple Trung Quốc” còn thua xa Apple “thật”, và quan trọng hơn là Xiaomi vẫn chưa nhìn thấy đường đến tương lai. Xiaomi vẫn là công ty “đốt tiền”.
Ấy thế mà bằng cách giảm nợ từ cổ phiếu, công ty của Lei Jun đã có thể biến lỗ thành lãi. Cái “may trong rủi” này sẽ không lặp lại một lần nữa, và Xiaomi sẽ làm thế nào khi vẫn tiếp tục lỗ trong những quý sau? IPO thảm họa tiếp ở Thượng Hải chăng?
Theo GenK
Xiaomi hướng tới điện thoại cao cấp vì người dùng nay đã sẵn sàng tiêu nhiều tiền hơn
Xiaomi muốn bán nhiều thiết bị cao cấp cho khách hàng Trung Quốc bởi vì những người này sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho smartphone.
Công ty đã đưa ra quyết định này một năm trước và có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một nước đi đúng đắn, theo CFO của Xiaomi, ông Chew Shou Zi chia sẻ với CNBC vào hôm thứ năm.
Ông Chew cho biết: " Chúng tôi tin rằng trong năm nay, trọng tâm chiến lược của chúng tôi là củng cố vị thế của thị trường trung và cao cấp."
Xiaomi đã bắt đầu bằng cách tạo ra những sản phẩm smartphone cao cấp ở mức giá thấp hơn đáng kể so với những nhà sản xuất thiết bị khác. Nhưng kèm theo đó, công ty đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ giá rẻ khác của Trung Quốc như Oppo và Vivo.
Chew cho hay: " Trong quý này, sự phản ánh thành công của chiến lược của chúng tôi là sự gia tăng giá bán trung bình lên 25% của các sản phẩm smartphone tại Trung Quốc."
Ông cũng bổ sung rằng sự chuyển dịch trọng tâm, cùng với sự mở rộng sang các kênh offline khác sẽ "đặt ra một nền tảng rất tốt cho sự tăng trưởng trong năm 2019 và xa hơn nữa."
Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng 1,36% vào sáng thứ năm tại Hồng Kông.
Nhà sản xuất smartphone thứ 4 tại Trung Quốc
Xiaomi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 tại Trung Quốc, với khoảng 13,8% thị phần, đứng sau các đối thủ Huawei, Oppo và Vivo, theo International Data Corporation. Thị trường smartphone Trung Quốc đã phải vật lộn để tăng trưởng trong những năm gần đây do tỷ lệ thâm nhập của smartphone cao.
Trong quý thứ hai của năm 2018, dữ liệu sơ bộ của IDC cho thấy 105 triệu smartphone đã được bán ra ở Trung Quốc. Con số đó cho thấy sự giảm thiểu 5,9% so với một năm trước, nhưng tốc độ đã suy giảm này đã thu hẹp so với quý đầu tiên, theo IDC cho hay.
Xi Wang, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại IDC Trung Quốc đã viết trong một báo cáo: " Giá bán trung bình của thị trường tăng lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý thứ hai. Điều này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho điện thoại mà phục vụ nhu cầu của họ, bao gồm các tính năng như camera tốt hơn hay các hạng mục mới nối khác như game."
Wang cũng nói thêm rằng người dùng Trung Quốc đang ngày càng dành ra nhiều thời gian trên điện thoại hơn, vì thế những nhà sản xuất cần phải nhấn mạnh vào những điểm như "thiết kế, chất lượng và hình ảnh thương hiệu."
Trên thị trường quốc tế, sự tập trung của Xiaomi phụ thuộc vào những thị trường nơi mà họ hoạt động, theo ông Chew cho hay.
Ông cho biết: "Đặc biệt, trong thị trường Ấn Độ, bởi vì GDP của họ nói chung và bởi vì mức chi tiêu tiêu thụ của họ, người tiêu dùng đang thực sự đòi hỏi những điện thoại cơ bản đến điện thoại tầm trung." Ông cũng bổ sung thêm rằng người dùng ở Tây Âu thích những mẫu thiết bị tầm trung cho đến các thiết bị cao cấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết một phần đáng chú ỷ của sự tăng trưởng của Xiaomi đến từ thị trường smartphone mạnh mẽ của Ấn Độ, nơi mà họ có tỷ lệ tăng trưởng hai chữ số trong quý thứ hai. Tại đó, Xiaomi đang chiến đấu với nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới là Samsung để giành vị trí đứng đầu.
Dữ liệu từ IDC cho thấy Xiaomi có 29,7% thị phần trong quý thứ hai, so với 23,9% thị phần của Samsung. Tuy nhiên, Counterpoint Research lại cho biết Samsung đang dẫn đầu 1% so với đối thủ Trung Quốc của họ.
Vào ngày thứ tư, Xiaomi đã báo cáo kết quả thu nhập quý thứ hai, vượt qua các kỳ vọng, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về mô hình kinh doanh dài hạn của công ty. Smartphone đóng góp phần lớn doanh thu của hãng, theo đó là IoT và mảng kinh doanh đời sống, và sau đó mới đến các dịch vụ internet.
Chew cho biết ông rất "lạc quan" về tương lai của mảng kinh doanh dịch vụ internet, bao gồm game di động và các dịch vụ stream video và nhạc. Xiaomi cho biết đa phần doanh thu dịch vụ internet cho quý hai được tạo ra tại Trung Quốc đại lục.
Ông chia sẻ: " Chúng tôi tin rằng nếu bạn cung cấp một dịch vụ rất tốt cho họ, thì việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn trong tương lai."
Ông cũng cho rằng: "Ưu tiên ngày hôm nay là đảm bảo rằng chúng tôi có thể thu hút được nhiều người dùng quốc tế và sau đó cung cấp cho họ một dịch vụ rất tốt."
Tham khảo CNBC
Xiaomi Mi Mix 3 sẽ có camera trước bật lên như Vivo NEX Di động cao cấp nhất của Xiaomi cũng dùng cơ chế camera bật lên kèm đèn flash và trang bị nút riêng cho trí tuệ nhân tạo AI. Mi Mix 3 có viền màn hình mỏng và nút riêng cho AI ở cạnh bên. Một số người dùng tại Trung Quốc đã phát hiện Xiaomi để lộ thiết kế của Mix 3 trong...