Bẩn đến mấy cũng không nên đán.h răng vào thời điểm này
Đán.h răng là thói quen tốt giúp làm sạch và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Tuy nhiên, đán.h răng vào một số thời điểm không những không có lợi mà còn gây hại.
Men răng là lớp bọc bên ngoài của răng, đảm bảo thẩm mỹ cũng như bảo vệ các mô mềm bên trong răng khỏi sự tấ.n côn.g của vi khuẩn, các tác động bào mòn và sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Chính vì vậy men răng là lớp mô khó bị tác động nhất trong răng miệng, nếu được chăm sóc tốt men răng còn hỗ trợ hoạt động cắn nhỏ và nghiền nát thức ăn.
Tuy men răng khá cứng nhưng thực tế vẫn có thể bị hư tổn và không có khả năng hồi phục. Khi men răng tổn thương, các mô mềm bên trong răng sẽ lộ ra ngoài, khiến chúng dễ bị vi khuẩn tấ.n côn.g hơn, đồng thời gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng hay thậm chí là mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
Những nguyên nhân khiến men răng bị tổn thương bao gồm:
-Dùng răng cắn vật cứng: Thói quen sử dụng răng để cắn những đồ vật như đầu bút bi, móng tay, xé bao bì hoặc vặn nắp chai rất dễ khiến lớp men răng bị mẻ hoặc nứt vỡ
-Nghiến răng: Đây là thói quen khá phổ biến khi con người gặp phải lo âu, căng thẳng, tức giận. Điều này sẽ khiến lớp men răng bị mài mòn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấ.n côn.g vào các mô mềm bên trong răng.
-Dùng thực phẩm ngọt, màu đậm, chất kích thích: Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, caramel,… các thức uống như cà phê, rượu, nước ngọt hay hút thuố.c l.á sẽ khiến răng bị tổn thương, xỉn màu. Đây đều là những thực phẩm chứa các acid bào mòn men răng và thúc đẩy sự xâm nhập của vi khuẩn
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách và thường xuyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên các mảng bám thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở các kẽ răng, viền của nướu. Vi khuẩn trên các mảng bám sẽ dần phá hủy lớp men răng rồi tấ.n côn.g vào các mô mềm bên trong gây nên các bệnh lý răng miệng
-Ợ chua, nôn mửa: Các bệnh lý trong hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc sử dụng rượu bia quá độ sẽ tạo nên sự ợ chua hoặc nôn mửa thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp men răng. Nguyên nhân là do khi ợ chua hoặc nôn, acid từ dạ dày sẽ trào ngược lên miệng và làm mòn dần lớp men răng
-Khô miệng: Do thiếu nước hoặc tuyến nước bọt hoạt động kém hay tác dụng phụ của thuố.c khiến hoạt động trung hòa acid sau mỗi bữa ăn bị hạn chế tạo điều kiện để acid bám lâu trên men răng gây mòn.
-Chấn thương: Các chấn thương va đậ.p mạnh tại răng và hàm cũng khiến phần men răng bị mẻ, vỡ, không thể bảo vệ các mô mềm bên trong răng.
Ngoài ra vệ sinh răng miệng sai cách hoặc sai thời điểm có thể tạo ra axit làm men răng mềm và bị tổn thương
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, để bảo vệ men răng, bạn không nên đán.h răng vào 4 thời điểm này:
- Sau khi nôn hoặc trào ngược
Trào ngược và nôn mửa là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổ.i. Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng không nên đán.h răng ngay sau khi bị trào ngược hoặc nôn mửa.
Nguyên nhân là bởi thức ăn trong dạ dày có tính axit cực cao và răng được tạo thành từ khoáng chất. Vì vậy, khi thức ăn trong dạ dày đi vào miệng, thì miệng sẽ có tính axit cao và nếu bạn đán.h răng ngay lúc này sẽ chà xát axit vào răng nhiều hơn.
Thay vì đán.h răng ngay, sau khi nôn bạn nên đợi từ 30 phút đến 1 giờ rồi đán.h răng để loại bỏ mùi vị khó chịu. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước súc miệng sau đó là nước để giúp trung hòa độ axit trong miệng. Tránh đồ uống và thực phẩm có tính axit trong thời gian trào ngược và nôn mửa thường xuyên.
- Sau khi uống trà hoặc cà phê
Những đồ uống yêu thích này có thể có tính axit khá cao đối với men răng, nên sẽ gây tác động như đồ chua và đồ ngọt.
Nha sĩ Madison Kaplan, chuyên gia vệ sinh răng miệng làm việc tại California (Mỹ), giải thích: Nếu đán.h răng ngay sau khi tiêu thụ những thứ này, men răng có thể bị mòn. Chuyên gia giải thích: Mặc dù men răng rất cứng, nhưng tác động vật lý của việc đán.h răng có thể làm suy yếu cấu trúc răng. Lông bàn chải chà xát axit vào men răng, có thể gây tổn thương vĩnh viễn theo thời gian.
Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Physics Conference Series, đán.h răng khi miệng ở trạng thái axit có thể xói mòn men răng. Một nghiên cứu đáng chú ý khác được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy chờ 30-60 phút sau khi tiếp xúc với đồ có tính axit rồi mới đán.h rắng giúp răng được bảo vệ tốt hơn.
Vì vậy, tốt nhất nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn hoặc uống đồ có tính axit rồi hãy đán.h răng. Điều này giúp nước bọt có đủ thời gian để trung hòa axit và phục hồi men răng, giảm nguy cơ mòn men răng.
- Sau khi ăn sáng
Đán.h răng ngay sau khi ăn sáng thực sự có thể phủ lên răng bạn những tàn dư của thực phẩm có tính axit, làm suy yếu men răng. Bạn nên chờ 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn mới nên đán.h răng để đảm bảo rằng bạn đang bảo vệ răng và không làm hỏng men răng, đặc biệt là nếu bạn ăn những thực phẩm có tính axit.
Thay vì đán.h răng sau khi ăn, bạn đán.h răng trước khi ăn sáng thường tốt hơn. Vì trong khi ngủ, vi khuẩn gây mảng bám trong miệng bạn sẽ sinh sôi. Đó là một phần lý do tại sao bạn có thể thức dậy với vị “rêu” và “hơi thở buổi sáng”.
Loại bỏ những vi khuẩn đó bằng kem đán.h răng có chứa fluoride sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn khỏi răng. Nó cũng phủ lên men răng một lớp màng bảo vệ chống lại axit trong thức ăn.
Hơn nữa, việc bạn đán.h răng ngay khi thức dậy vào buổi sáng cũng giúp kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt giúp phâ.n hủ.y thức ăn và tiê.u diệ.t vi khuẩn có hại trong miệng.
- Ngay sau khi ăn đồ ngọt
Một số chuyên gia khuyên bạn nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi ăn đồ ngọt mới đán.h răng để miệng có thời gian rửa sạch axit.
Bất cứ thứ gì có đường đều có thể làm tăng lượng axit trong miệng, ví dụ như nước ngọt, đồ uống thể thao, nước có ga, kẹo chua, nước ép trái cây họ cam quýt và trái cây. Thay vì đán.h răng sau khi ăn đồ ngọt, bạn nên:
Uống nhiều nước
Sử dụng kem đán.h răng có chứa chất tái khoáng hóa như fluoride
Thăm khám nha sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng sâu răng và các tình trạng răng miệng khác.
Những thói quen gây viêm lợi ít người biết
Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến, nhưng ít người biết rằng thói quen răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Vì sao bị viêm lợi?
Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ít người quan tâm. Một trong những thói quen dễ gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém.
Hằng ngày, mỗi người nên đán.h răng ít nhất 3 lần sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ngoài việc đán.h răng đủ thì việc đán.h răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ không phải ai cũng làm được.
Việc vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sẽ dẫn tới các mảng bám, cao răng xuất hiện. Mảng bám và cao răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển từ đó gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc mô lợi xung quanh và dẫn tới viêm lợi.
Mức độ viêm lợi ở mỗi người cũng tùy thuộc vào tình trạng mảng bám, cao răng xuất hiện nhiều hay ít. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng định kỳ rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi.
ThS.BS Đậu Thị Kiều Trang giải đáp các nguyên nhân gây viêm lợi
Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân có thể gây viêm lợi như người mắc đái tháo đường, ung thư, người suy giảm miễn dịch... Với những người mắc các bệnh lý trên niêm mạc miệng thường yếu và dễ có khả năng bị viêm lợi hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu viêm lợi
Biểu hiện của viêm lợi ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Bị viêm lợi có thể gặp các dấu hiệu như:
- Viêm lợi mức độ nhẹ sẽ làm thay đổi màu sắc của lợi. Lợi ở người khỏe mạnh có màu hồng nhạt, còn viêm lợi ở mức độ nhẹ lợi sẽ có màu sậm hơn.
- Viêm lợi ở mức độ nặng hơn sẽ khiến lợi bị sung huyết, phù nề. Người bệnh có thể tự quan sát và thấy phần miên mạc lợi bị sưng, phồng lên.
- Viêm lợi ở mức độ nặng sẽ khiến lợi dễ chả.y má.u khi va chạm nhẹ. Nặng hơn nữa có thể khiến phần lợi dễ chả.y má.u tự nhiên và các điểm chả.y má.u ở vùng niêm mạc lợi.
Nhiều trường hợp viêm lợi có mủ, viêm lợi chả.y má.u chân răng là tình trạng viêm lợi đã nặng ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Viêm lợi nặng nếu không điều trị có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nguy hiểm.
Viêm lợi uống thuố.c gì?
Nhiều trường hợp viêm lợi không điều trị sẽ gây ra tình trạng áp xe lợi, viêm lợi có mủ. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới hoại tử vùng lợi bị tổn thương, lan sang các tổ chức xương răng và quanh răng dần dần gây tiêu xương, tụt lợi.
Với những người gặp tình trạng hở chân răng và tụt lợi lâu ngày có thể gây tiêu ổ răng, răng lung hay, răng yếu hoặc mất răng.
Viêm lợi uống thuố.c gì? Người bị viêm lợi có thể dùng thuố.c điều trị toàn thân kết hợp với nước súc miệng dành cho người viêm lợi để cải thiện vấn đề viêm nhiễm ở khoang miệng. Nếu có các đợt viêm lợi cấp thì dùng kháng sinh bôi tại chỗ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị người bệnh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và dùng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuố.c không rõ nguồn gốc, các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị viêm lợi. Thay vào đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để việc điều trị được hiệu quả.
Chuyên gia: Đừng bao giờ đán.h răng ngay sau khi uống 3 thứ này Một nha sĩ đã cảnh báo rằng đán.h răng là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe nhưng thời điểm làm việc này khá quan trọng. Mặc dù đán.h răng là việc quá đơn giản nhưng có thể có những chi tiết nhỏ cần phải chú ý, theo tờ Express. Tiến sĩ Payal Bhalla, Nha sĩ trưởng...