Bán đấu giá xe máy trượt tuyết của quân đội Thụy Điển
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những nước trung lập như Thụy Điển cũng tăng cường quân sự bằng những phương tiện độc đáo.
Xe máy trượt tuyết độc đáo của quân đội Thụy Điển
Năm 1971, lực lượng Vũ trang Thụy Điển (SAF) thông báo mời thầu tới hai nhà chế tạo Husqvarna và Hgglund, yêu cầu một mẫu xe mô tô có thể di chuyển linh hoạt trên các địa hình thường xuyên có tuyết phủ ở Thụy Điển.
Hãng Hgglund đã giành được hợp đồng quân sự với bản thiết kế xe máy trượt tuyết có tính sáng tạo.
Khi được triển khai, người lái đặt chân trên hai chỗ đặt chân ngay trên ván trượt, ván trượt thu lại hoặc kéo dài theo kiểu tương tự như hệ thống treo.
Tuy nhiên, có một trở ngại là nhà thầu chính Hgglund không có đủ cơ sở vật chất để sản xuất 3.000 chiếc mô tô trong thời hạn gấp gáp, vì vậy lực lượng vũ trang Thụy Điển đã yêu cầu nhà thầu Husqvarna vào tiếp quản.
Chiếc xe ra đời, được đặt tên là Husqvarna Model 258 Military.
Nó được trang bị động cơ 250cc hai thì, xi-lanh đơn, làm mát bằng không khí kết hợp với hộp số tự động, một công nghệ tiên tiến thời đó.
Hộp số tự động giúp các binh sỹ Thụy Điển bớt khó khăn trong việc chuyển số khi đi qua các địa hình khó khăn trơn trượt nghiêng ngả.
Video đang HOT
Bằng cách trang bị ly hợp ly tâm, chiếc xe giảm thiểu va chạm và cháy ly hợp mà không làm giảm hiệu suất.
Mẫu xe độc đáo này được sản xuất đến năm 1982 thì chấm dứt, sau đó được sưu tập bởi những người đam mê xe mô tô.
Từ 28/3 đến 1/4/2021 vừa qua, nhà đấu giá Mecum Auctions đã đưa một chiếc xe đời chót 1982 ra đấu giá, kỳ vọng thu về 25 nghìn euro.
Chiếc Husqvarna 258 được đấu giá hầu như chưa sử dụng, công tơ mét cho thấy xe mới đi 47km.
Chiếc xe không chỉ trong tình trạng thẩm mỹ hoàn hảo mà còn mang bộ lốp nguyên bản của quân đội.
Thêm hình ảnh về chiếc xe máy trượt tuyết Thụy Điển
Tội thù ghét chế định bảo vệ người yếu thế
Chế định tội thù ghét được chính quyền đặt ra nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số trước những kẻ phạm tội.
Ngày 29/3, Vilma Kari, 65 tuổi, người Mỹ gốc Á, đang trên đường đến nhà thờ ở thành phố New York bất ngờ bị một gã xô ngã, đạp liên tiếp vào đầu. Trước khi bỏ đi, gã đàn ông buông lời xúc phạm chủng tộc với Kari cùng câu mắng "mày không thuộc về nơi này".
Hai ngày sau, cảnh sát xác định Brandon Elliot, 38 tuổi, là kẻ thực hiện vụ tấn công. Elliot lập tức bị bắt vì tình nghi phạm tội Hành hung và tội Thù ghét - chế định pháp luật nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số ở Mỹ.
Brandon Elliot, nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á, trong video do camera giám sát ghi lại hôm 29/3. Ảnh: New York Post.
Tội Thù ghét (còn gọi là tội Định kiến ) là những tội danh thông thường như giết người, hành hung, phá hoại tài sản... nhưng có thêm yếu tố định kiến, thường là định kiến với nhóm người thiểu số. Một người sẽ phạm tội Thù ghét khi động cơ thúc đẩy họ gây án là định kiến về chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc sắc tộc của nạn nhân. Ở một số bang, định kiến còn có thể bao gồm giới tính, tuổi tác, khuyết tật... Người phạm tội Thù ghét sẽ đối diện hình phạt nặng hơn so với mức bình thường.
Luật quy định về tội phạm thù ghét được chính quyền liên bang và 47 bang ở Mỹ lần lượt thông qua bắt đầu từ những năm 1980, khi các nhà hoạt động xã hội bắt đầu gây sức ép để yêu cầu cơ quan lập pháp công nhận vai trò của định kiến trong những hành vi bạo lực mà nhóm thiểu số phải hứng chịu. Hiện, chỉ ba bang là Arkansas, South Carolina, và Wyoming không có luật pháp quy định về tội thù ghét.
Để bị nhận định là tội thù ghét, các vụ tấn công phải có động cơ xuất phát từ định kiến bị cấm. Công tố viên phải thuyết phục được thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn rằng nạn nhân bị tấn công vì chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc các đặc điểm khác được pháp luật bảo vệ của họ.
Vì thế, việc khởi tố nghi phạm về tội Thù ghét có thể biến vụ án vốn bình thường trở thành vụ án tương đối phức tạp đối do rất khó để chứng minh bị cáo gây án do định kiến. Điều này có thể khiến công tố viên do dự khi tiếp nhận những vụ án chưa nắm chắc phần thắng.
Các lực lượng chấp pháp thường chật vật khi xác định tội thù hận và truy tố nghi phạm. Dù 47 bang có luật thù hận, 86,1% cơ quan chấp pháp của nước Mỹ không ghi nhận có tội thù hận xảy ra trên địa bàn phụ trách trong năm 2019, theo số liệu mới nhất do FBI thu thập. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát cũng không được huấn luyện đầy đủ trong việc phân loại và xác định tội.
Khó khăn nhà chức trách gặp phải có thể được thấy sau vụ xả súng hàng loạt do Robert Aaron Long, nam thanh niên da trắng 21 tuổi, thực hiện nhắm vào các tiệm spa ở thành phố Atlanta, bang Georgia vào ngày 16/3, khiến 8 người chết. Vì 6 trong 8 nạn nhân của Long là phụ nữ gốc Á, nhiều người muốn hắn bị khởi tố dưới luật quy định về tội Thù ghét tại bang Georgia.
Robert Aaron Long sau khi bị bắt. Ảnh: Reuters.
Nhưng sau khi Long bị bắt, cảnh sát cho biết nghi phạm thừa nhận hành vi nhưng phủ nhận gây án vì lý do chủng tộc. Thay vào đó, Long khai bị "nghiện tình dục" nên thực hiện vụ xả súng để loại bỏ "cám dỗ". Điều này khiến nhà chức trách chưa thể đưa ra kết luận về động cơ thật sự đằng sau vụ xả súng.
Tuy vậy, tội Thù ghét vẫn có thể được truy tố thành công. Tháng 10/2020, Maurice Diggins, 37 tuổi, bị tòa liên bang kết tội Thù ghét và phạt 10 năm tù sau khi đấm vỡ hàm một người quốc tịch Sudan tại bang Maine trong khi vừa hét những câu xúc phạm chủng tộc.
Bên cạnh Mỹ, một số quốc gia trên thế giới cũng quy định phạm tội vì định kiến là tình tiết tăng nặng cho bị cáo như Canada, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển,...
Những căn nhà treo trên cây "độc lạ" Treehotel là một mô hình khách sạn xanh ra đời với tiêu chí "nâng cấp" nhà cây thông thường lên tầm khách sạn tiêu chuẩn thế giới. Thụy Điển luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại châu Âu với rất nhiều danh lam thắng cảnh và đặc biệt là các công trình kiến trúc đặc sắc. Rất...