Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược “bên miệng hố chiến tranh”

Theo dõi VGT trên

Triều Tiên được cho là đang sử dụng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh”, song kịch bản xảy ra xung đột lớn ở bán đảo Triều Tiên khó xảy ra.

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược bên miệng hố chiến tranh - Hình 1

Triều Tiên cho nổ các đoạn đường bộ, đường sắt liên Triều (Ảnh: Reuters).

Căng thẳng leo thang

Bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây leo thang căng thẳng đáng kể khi Triều Tiên cáo buộc máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm nhập không phận, mang truyền đơn đến thủ đô Bình Nhưỡng. Không lâu sau khi tuyên bố sẽ cắt đứt mọi liên hệ với Hàn Quốc, Triều Tiên đã cho nổ các đoạn đường nối với quốc gia láng giềng trưa 15/10.

Với những người thường xuyên theo dõi tình hình ở bán đảo Triều Tiên, diễn biến này không quá bất ngờ sau một loạt tín hiệu từ chính quyền Bình Nhưỡng.

Đầu năm nay, 2 nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho kịch bản xung đột. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở.

Kể từ năm 2019, 3 thay đổi chiến lược có liên quan đến nhau, xoay quanh vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã làm mất hiệu lực của các giả định cốt lõi vốn định hướng cho ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 1992.

Đầu tiên, sau hội nghị thượng đỉnh không thành công giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019, Bình Nhưỡng đã công bố một kế hoạch 5 năm vào năm 2021, trong đó đặt mục tiêu tăng cường kho vũ khí hạt nhân và tên lửa lớn, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn, đầu đạn thu nhỏ, vũ khí hạt nhân chiến thuật, và tên lửa siêu thanh.

Việc Triều Tiên đầu tư vào tổ hợp công nghiệp hạt nhân cùng với tuyên bố sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân cho thấy một sự thay đổi tư thế chiến lược.

Điều này đã làm thay đổi cán cân chiến lược ở Đông Bắc Á, đặt ra những câu hỏi mới về mức độ tin cậy của khả năng răn đe mở rộng của Mỹ, đồng thời thúc đẩy mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc.

Tiếp đến là việc Triều Tiên tái định vị địa chính trị, từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ, hướng đến cân bằng giữa các cường quốc.

Thay đổi thứ 3 không kém phần quan trọng là hồi đầu năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã từ bỏ chính sách thống nhất liên Triều mà các bậc tiề.n bối theo đuổi và tuyên bố Hàn Quốc là “kẻ thù chính”. Ông kêu gọi thay đổi hiến pháp, xóa bỏ cam kết thống nhất, giải tán các cơ quan phụ trách hòa giải liên Triều. Những sự kiện gần đây chỉ củng cố thêm sự thay đổi đó.

Đối với Triều Tiên, các chu kỳ bầu cử ở Mỹ thường là cơ hội để gửi đi những thông điệp quan trọng.

Vào tháng 9, Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đưa lực lượng hạt nhân vào thế sẵn sàng chiến đấu. Truyền thông Triều Tiên sau đó đăng tải một bức ảnh hiếm hoi cho thấy ông thăm một nhà máy làm giàu uranium tối mật và cam kết chế tạo thêm vũ khí hạt nhân.

Video đang HOT

Ít nhất, hiện tại, ông Kim Jong-un đã loại bỏ cả vấn đề phi hạt nhân hóa và thống nhất liên Triều khỏi bàn đàm phán bất chấp thực tế rằng đó vẫn là mục tiêu chính sách của Mỹ và Hàn Quốc.

Vấn đề Triều Tiên hiện nay gắn liền với cuộc cạnh tranh có tổng bằng không giữa các cường quốc và có khả năng tạo ra 2 khối đối lập ở Đông Bắc Á.

Một báo cáo năm 2023 của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định, Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi có lo ngại chế độ gặp nguy hiểm, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa vẫn có nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm.

“Triều Tiên có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro quân sự thông thường lớn hơn, vì tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ ngăn chặn được một phản ứng dữ dội không thể đáp trả được của Mỹ hoặc Hàn Quốc”, báo cáo nêu.

Một điểm nóng có thể dẫn đến leo thang là Ranh giới phía Bắc (NLL), tức biên giới trên biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Sau khi lên án cuộc tập trận quân sự Mỹ – Hàn, Bình Nhưỡng có thể bắt đầu một cuộc tập trận bắ.n đạn thật, sau đó bắ.n một loạt đạn pháo, và tiếp đến là đổ bộ lên đảo Yeonpyeong. Nếu kịch bản đó xảy ra, Hàn Quốc được cho là sẽ triển khai lực lượng không quân và hải quân đến khu vực này. Khi giao tranh xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ bắ.n một vũ khí hạt nhân chiến thuật vào một hòn đảo không có người gần đó.

Ở thời điểm cả Mỹ và Hàn Quốc đều thiếu các kênh liên lạc ngoại giao hoặc quân sự đáng tin cậy với Bình Nhưỡng, tình hình có nguy cơ trở nên mất kiểm soát.

Chiến lược “bên miệng hố chiến tranh”

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược bên miệng hố chiến tranh - Hình 2

Một cuộc diễn tập bắ.n đạn thật của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).

Theo phân tích của Bloomberg Economics, một cuộc chiến tranh toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 4.000 tỷ USD trong năm đầu tiên, tương đương 3,9% GDP.

Tuy nhiên, Business Insider dẫn ý kiến một số chuyên gia cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn trên bán đảo Triều Tiên rất thấp.

Jim Hoare, nhà sử học và cựu nhà ngoại giao người Anh ở Triều Tiên, chỉ ra việc Triều Tiên đán.h nổ các tuyến đường liên Triều chủ yếu mang tính biểu tượng và khó dẫn đến xung đột.

“Nếu họ có ý định tiến hành một cuộc đột kích, họ sẽ không cho nổ các tuyến đường. Hầu hết các con đường liên Triều đã ngừng lưu thông từ năm 1953. Thực tế, đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, không khiến tình hình thực địa thay đổi”, nhà phân tích Jim Hoare chỉ ra.

Edward Howell, thành viên Quỹ Hàn Quốc tại Chatham House, phân tích: “Tất cả đều là một phần trong chiến lược của Triều Tiên mà chúng ta thấy vào lúc này, đó là một trong những chiến lược bên miệng hố chiến tranh”.

Ông Howell cũng nói thêm rằng trước kia, Triều Tiên từng gia tăng các hành động răn đe quân sự trong những năm bầu cử Mỹ. “Họ muốn kiểm tra xem liệu Mỹ có nhượng bộ gì hay không”, ông lập luận.

Peter Ward, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong ở Seoul, cũng nhìn nhận vụ cho nổ các tuyến đường của Triều Tiên là động thái nhằm thu hút sự chú ý.

“Đó là cách họ thu hút sự chú ý mà không kéo theo phản ứng quân sự. Bởi vì cuối cùng tất cả những gì họ đang làm là phá hủy những con đường của chính họ, và nếu một ngày nào đó họ muốn xây dựng lại chúng, thứ duy nhất họ có rất nhiều là bê tông”, ông Peter cho biết.

Bán đảo Triều Tiên nóng rực, xung đột toàn diện có thể xảy ra?

Các động thái leo thang căng thẳng gần đây giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Bán đảo Triều Tiên nóng rực, xung đột toàn diện có thể xảy ra? - Hình 1

Một đoạn đường bộ và đường sắt đã bị phá hủy dọc theo khu vực biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên hôm 15/10 (Ảnh: Reuters).

Triều Tiên đã cho nổ tung một phần đường Gyeongui và Donghae phía bắc Đường phân giới quân sự (MDL) vào hôm 15/10, một động thái được coi là nhấn mạnh cam kết cắt đứt quan hệ với Hàn Quốc. Hai tuyến đường này vốn được coi là biểu tượng của sự hòa giải và hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Động thái của Triều Tiên diễn ra sau những phát ngôn gay gắt qua lại giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc triển khai máy bay không người lái rải truyền đơn ở thủ đô Bình Nhưỡng và cảnh báo sẽ cắt đứt toàn bộ đường nối với Hàn Quốc.

Triều Tiên tuyên bố nếu Hàn Quốc tiếp tục đưa máy bay không người lái xâm nhập không phận thủ đô Bình Nhưỡng, nước này sẽ coi đó là "hành động tuyên chiến" của Hàn Quốc.

Trước đó, Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên thả hàng trăm bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc. Để đáp trả việc Triều Tiên thả bóng bay chứa rác, quân đội Hàn Quốc đã dùng loa phóng thanh ở dọc biên giới 2 nước kể từ tháng 7 để chỉ trích Bình Nhưỡng.

Loạt động thái căng thẳng trên đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh toàn diện giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khó có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn vào Hàn Quốc, vì điều này sẽ dẫn đến sự trả đũa mạnh mẽ từ lực lượng vượt trội của liên minh Mỹ - Hàn.

Vào năm 2020, Triều Tiên đã cho nổ một văn phòng liên lạc do Hàn Quốc xây dựng ở phía bắc biên giới chung để đáp trả việc Hàn Quốc rải truyền đơn qua biên giới. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên vẫn tránh được kịch bản xung đột.

Theo chuyên gia Konstantin Asmolov tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Trung Quốc và châu Á đương đại của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tương đối thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có thêm sự leo thang.

"Khả năng cao là sẽ không có chiến tranh. Bởi vì cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul đều không muốn chiến tranh. Bình Nhưỡng hiểu rằng chiến tranh sẽ đồng nghĩa đối đầu với Mỹ. Seoul cũng không muốn chiến tranh vì tên lửa siêu vượt âm của Bình Nhưỡng sẽ bay vào Seoul trong vòng 5 phút", ông Asmolov cho biết.

Andrey Lankov, giáo sư tại Đại học Kookmin ở Seoul, nhận định việc Triều Tiên phá hủy các tuyến đường nối với Hàn Quốc không phải là một vụ việc quá nghiêm trọng để có thể dẫn tới chiến tranh.

Theo ông Lankov, không có hoạt động giao thông nào trong những năm qua trên các tuyến đường bị Triều Tiên phá hủy. Do vậy, những vụ nổ như vậy mang tính biểu tượng nhiều hơn trong chiến dịch của Triều Tiên nhằm xóa bỏ mọi thứ liên quan đến ý tưởng thống nhất hai miền.

Giáo sư Kang Dong-wan, giảng viên khoa học chính trị và ngoại giao tại Đại học Dong-a ở Busan, cũng hoài nghi về khả năng nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

"Tôi hoài nghi về khả năng tình hình sẽ leo thang đến mức chiến tranh. Triều Tiên đang lợi dụng xung đột quân sự để tăng cường sự gắn kết nội bộ", Giáo sư Kang cho biết.

Bán đảo Triều Tiên nóng rực, xung đột toàn diện có thể xảy ra? - Hình 2

Triều Tiên đã kích nổ một phần các tuyến đường Gyeongui và Donghae ở biên giới chung với Hàn Quốc (Ảnh: Bloomberg).

Các nhà phân tích đán.h giá rằng, các hành động trả đũa qua lại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy họ đang bị mắc kẹt trong một "trò chơi" đấu trí, khi cả hai bên đều không muốn nhượng bộ trước.

"Không bên nào muốn nhượng bộ vào thời điểm này", giáo sư Kim Dong-yup tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul nói.

"Tôi nghi ngờ khả năng Triều Tiên có thể phát động một cuộc chiến tranh toàn diện. Họ nhận thức rõ những hậu quả nghiêm trọng mà một cuộc xung đột như vậy sẽ mang lại", giáo sư Kim Dong-yup dự đoán.

Theo giáo sư Nam Sung-wook, giảng viên về nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, những lời hă.m dọ.a gần đây về hoạt động của máy bay không người lái Hàn Quốc trên không phận Triều Tiên nhiều khả năng vẫn chỉ là một "cuộc khẩu chiến".

"Bởi vì Seoul và Bình Nhưỡng biết rằng họ không thể chịu được hậu quả của một cuộc chiến tranh toàn diện, nên ít có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân", giáo sư Nam Sung-wook nhận định.

Edward Howell, nhà nghiên cứu Quỹ Hàn Quốc tại tổ chức Chatham House, nói rằng bất chấp sự cứng rắn trong các tuyên bố được đưa ra, sự leo thang ngày càng tăng hiện nay "là một phần trong chiến lược của Triều Tiên, đó là chiến lược bên miệng hố chiến tranh".

Chuyên gia Howell nói rằng Triều Tiên thường tăng cường các hành động khiêu khích trong những năm bầu cử tổng thống tại Mỹ. "Họ muốn thử nghiệm và xem liệu Mỹ có nhượng bộ họ hay không", ông nói.

Chuyên gia Cheong Seong-chang tại Viện nghiên cứu Sejong cho biết: "Sự chú ý hiện giờ chuyển sang việc liệu Triều Tiên sẽ đáp trả bằng cách gửi máy bay không người lái vào Hàn Quốc hay sẽ có hành động cứng rắn nếu máy bay không người lái xâm nhập vào lãnh thổ của họ một lần nữa hay không".

Triều Tiên có thể sẽ tiến hành các hành động mạnh dọc biên giới nếu Hàn Quốc tái diễn các vụ xâm nhập bằng máy bay không người lái", chuyên gia Cheong nhận định.

Giáo sư Kim Dong-yup nói thêm rằng, vì vẫn có sự ngờ vực lẫn nhau, nên Seoul "cần cân nhắc chiến lược về cách quản lý cuộc khủng hoảng" với Bình Nhưỡng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Putin ra chỉ đạo về quan hệ với Triều Tiên
22:52:47 15/10/2024
Huy động khẩn cấp các bác sĩ để cứu chữa các nạ.n nhâ.n vụ nổ xe bồn ở Nigeria
18:48:37 16/10/2024
Vụ nổ xe bồn ở Nigeria: Số người thiệ.t mạn.g tăng lên trên 140 người
08:21:40 17/10/2024
Vì sao cánh tay robot của SpaceX có thể "bắt dính" tên lửa nặng 250 tấn?
22:00:57 15/10/2024
Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine
07:17:14 16/10/2024
Siêu Trăng tháng 10 và hiện tượng sao kép hiếm có
18:06:17 16/10/2024
Các quốc gia Châu Phi sẽ thành lập ngân hàng năng lượng của riêng mình
05:15:54 17/10/2024
Ông Netanyahu 'khẩu chiến' với Tổng thống Macron về nguồn gốc của Israel
21:07:17 16/10/2024

Tin đang nóng

Nghi phạm sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ rồi muốn t.ự t.ử
16:22:24 17/10/2024
Vì sao Hồ Ngọc Hà cho tr.ẻ e.m vùng cao ăn gà rán, xúc xích nhưng vẫn là "đại tiệc"?
17:41:52 17/10/2024
Hằng Du Mục nói về bức ảnh nhạy cảm: Không lấy ra để tạo áp lực với Hằng được đâu!
16:27:24 17/10/2024
Pha Lê cảnh báo nam nghệ sĩ hài đán.h v.ợ: "Nhìn vết thâm tím trên người con bé mà cơn giận lên tới đầu"
19:50:56 17/10/2024
Liam Payne trước khi té lầu t.ử von.g ở tuổ.i 31: Có nhiều biểu hiện bất thường, hình ảnh cuối cùng gây xó.t x.a
16:37:56 17/10/2024
Sao Việt 17/10: Võ Hoàng Yến mừng đầy tháng con gái
20:04:13 17/10/2024
Vừa hẹn hò với nhân tình ở nhà nghỉ xong, bước ra khỏi cửa đã thấy vợ đứng chờ, cô nói một câu khiến tôi 'cứng họng'
19:52:46 17/10/2024
Sốc trước khoảnh khắc được cho là cảnh Liam Payne ngã từ khách sạn?
18:30:16 17/10/2024

Tin mới nhất

Ukraine giành lại 400ha lãnh thổ ở Kharkov, hạ một trung đoàn Nga

21:06:15 17/10/2024
Ukraine thông báo đã giành lại quyền kiểm soát 400ha lãnh thổ ở Kharkov từ tay Nga và gây thiệt hại cho đối thủ.

Những đứ.a tr.ẻ bị đ.e dọ.a tính mạng vì cha mẹ... cãi nhau

20:40:45 17/10/2024
Thời gian gần đây, dư luận Trung Quốc xôn xao trước những người cha, người mẹ mang sự an toàn sức khỏe và tính mạng của con cái ra để đ.e dọ.a, gây sức ép với bạn đời khi hôn nhân trục trặc.

Ukraine sắp được viện trợ 49 siêu tăng Abrams để đối phó với Nga

20:35:37 17/10/2024
Australia tuyên bố sẽ viện trợ phần lớn các xe tăng M1 Abrams đã nghỉ hưu cho Ukraine, sau nhiều tháng Kiev kêu gọi Canberra chuyển các thiết bị này.

Chính trị gia châu Âu nhận định thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

20:04:57 17/10/2024
Các quan chức và chính trị gia châu Âu đã đưa ra nhận định về khả năng xung đột Nga - Ukraine kết thúc sau hơn hai năm leo thang căng thẳng.

Iran tuyên bố sở hữu vũ khí bí mật mạnh hơn bom hạt nhân

20:01:39 17/10/2024
Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump muốn kiềm chế xuất khẩu dầu của chúng tôi, Iran đã có một số hoạt động mang tính chiến thuật.

EU và ASEAN thúc đẩy hợp tác trong quản lý thiên tai

19:58:18 17/10/2024
Ông Janez Lenarcic, Ủy viên châu Âu phụ trách Viện trợ nhân đạo và Quản lý khủng hoảng nhấn mạnh EU tự hào khi là đối tác lâu năm của ASEAN và Trung tâm AHA kể từ khi trung tâm ra đời.

Tấ.n côn.g ở Zaporizhia, Nga đán.h nghi binh hay đang mở rộng chiến trường?

19:44:58 17/10/2024
Nỗi lo ngại về một cuộc tấ.n côn.g lớn hơn của Nga xuống phía nam Donbass đang gia tăng khi các lực lượng Nga đạt được tiến triển dọc theo ranh giới giữa Zaporizhia với Donetsk, và tăng cường các cuộc không kích vào thủ phủ của khu vực.

Nỗ lực đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% của Fed vẫn gặp thách thức

19:41:50 17/10/2024
Trong một báo cáo ngày 10/10, nhà sáng lập và là Chủ tịch công ty nghiên cứu Inflation Insights, Omair Sharif, cũng cho biết, giá thuê kể từ đầu năm tính đến hết tháng 9/2024 tăng 4,6%, so với mức tăng 6,8% của cùng kỳ năm 2023.

Lũ lụt tại Nepal nghiêm trọng hơn do thời tiết cực đoan

19:39:16 17/10/2024
WWA sử dụng mô hình để so sánh thời tiết thực tế và thời tiết trong kịch bản không có biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người gây ra.

Nguồn cung xe tăng Mỹ bất ngờ cho Ukraine

19:36:33 17/10/2024
Theo báo Sydney Morning Herald, những chiếc xe tăng mà Australia cho nghỉ hưu mặc dù chưa bao giờ được sử dụng trong nhiệm vụ tác chiến nhưng đã đến hạn tuổ.i thọ. Chúng được bảo trì tốt và có sẵn các linh kiện thay thế.

Gần 3 triệu người chạy trốn khỏi Sudan sau 18 tháng xung đột

19:31:07 17/10/2024
Thống kê của IOM cho thấy tại khu vực Tây Darfur, khoảng 27.500 người đã phải di dời do tình trạng mất an ninh, các cuộc tấ.n côn.g tại thị trấn Selea và các ngôi làng xung quanh vào đầu tuần trước.

Israel áp dụng chiến lược để buộc Hamas từ bỏ miền Bắc Gaza

19:27:41 17/10/2024
Chiến lược này nhằm buộc phong trào Hamas phải từ bỏ quyền kiểm soát ở miền Bắc Gaza thông qua việc cưỡng chế di dời cư dân và phong tỏa khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiề.n vàng

Pháp luật

22:15:19 17/10/2024
Trước đó, vào ngày 14/7, Công an quận Ngô Quyền tiếp nhận đơn của chị N.T.D.T (SN 1988, cùng trú phường Gia Viên), trình báo về việc bị kẻ gian trộm cắp 343,8 triệu đồng và một số vàng trang sức trong két sắt của gia đình.

Nam thần đình đám 43 tuổ.i không cưới vợ, sinh con, mất hút khỏi màn ảnh vì 1 lý do

Sao việt

21:55:21 17/10/2024
Những năm gần đây, Lương Mạnh Hải khiến nhiều khán giả tiếc nuối khi dừng đóng phim và hiếm khi xuất hiện trước truyền thông.

Show Chị Đẹp dự báo nhiều drama: Tóc Tiên - Phạm Quỳnh Anh bật khóc, Ngọc Phước bị đàn chị mắng

Tv show

21:28:30 17/10/2024
Trailer chính thức của Chị Đẹp Đạp Gió 2024 còn hé lộ những khoảnh khắc bùng nổ tại sân khấu solo mở màn của 30 Chị Đẹp.

Karaoke An Phú đã rào chắn sau vụ 32 người chế.t, vì sao phát hiện th.i th.ể?

Tin nổi bật

21:26:50 17/10/2024
Theo lãnh đạo phường An Phú, quán karaoke là hiện trường của vụ cháy 2 năm trước nên được rào chắn kỹ lưỡng, tuy nhiên một số người lượm ve chai đã tháo gỡ rào nên ai cũng có thể ra vào.

Chàng trai gâ.y số.c khi công khai thành viên BLACKPINK đòi hôn mình và lời đáp trả khiến cả thế giới mong chờ

Nhạc quốc tế

21:14:39 17/10/2024
Nàng bông hồng nước Úc khiến MXH dậy sóng khi có những tương tác đầy đáng ngờ với ông hoàng nhạc Funk Bruno Mars.

Con gái nuôi Phi Nhung bật khóc, gọi một nữ NSƯT là má thay người mẹ nuôi đã khuất

Nhạc việt

21:11:20 17/10/2024
Mới đây, đêm nhạc chung của ba cô con gái nuôi Phi Nhung là Quỳnh Trang, Thiêng Ngân, Tuyết Nhung đã diễn ra, với sự tham gia của nghệ sĩ ưu tú Thoại Mỹ.

Sao Kim bắ.n tim Sao Hỏa: Hào thử phản ứng của vợ

Phim việt

21:07:16 17/10/2024
Hào thử phản ứng của vợ trong trường hợp những ông chồng chẳng may vì hoàn cảnh bắt buộc mà phải giấu giếm vợ điều gì đó.

Ngày giỗ đầu của chồng, vợ vác bụng bầu khệ nệ, gia đình suy sụp khi chị tiết lộ sự thật đau lòng sau đó

Góc tâm tình

20:49:45 17/10/2024
Mẹ chồng tôi nghe vậy mà nước mắt cứ rơi. Bà hết ôm tôi rồi lại ôm đứa cháu nhỏ, liên tục nói xin lỗi. Tôi cũng khóc, vì mẹ chồng mình cũng hiểu được hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng này của mình.

Cùng đi du lịch, bạn gái của Liam Payne ở đâu khi nam ca sĩ té lầu t.ử von.g?

Sao âu mỹ

20:42:04 17/10/2024
Tung tích của bạn gái Liam Payne sau khi anh qua đời nhận được sự quan tâm của công chúng. Vài tiếng trước vụ ngã lầu, nam ca sĩ đã chia sẻ hình ảnh thân mật bên bạn gái.