Bán đại trà xăng E5: Vướng ở chính sách giá?
Trái ngược với phản ánh của doanh nghiệp cho rằng, nguồn cung xăng E5 “phập phù”, không ổn định, phía Bộ Công Thương cho biết nguồn cung xăng E5 đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xăng E5 thân thiện với môi trường, an toàn với động cơ
Theo ông Nguyễn Phú Cường- Vụ trưởng Vụ Khoa học- Công nghệ (Bộ Công Thương), nhà máy sản xuất ethanol tại Dung Quất (Quảng Ngãi) đã được khôi phục, sản xuất bình thường và bán xăng E5 cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Thế nên, tính cả nhà máy Tùng Lâm (Lâm Đồng), nguồn cung ethanol vào khoảng 240.000 tấn, đủ pha chế khoảng 5 triệu tấn xăng E5. “Vì vậy, nguồn cung xăng E5 đảm bảo cho nhu cầu thị trường”- đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ cho hay.
Theo vị này, khó khăn lớn nhất trong triển khai bán đại trà xăng sinh học là cách tính giá loại xăng này chưa có quy định cụ thể. Lâu nay, giá xăng E5 vẫn được tính theo giá xăng khoáng, rong khi chi phí để sản xuất, phối trộn xăng E5 tốn kém hơn nhiều so với xăng khoáng. Do đó, duy trì mức giá bán lẻ xăng E5 thấp hơn 500 đồng/lít so với xăng khoáng như hiện nay là chưa hợp lý, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp triển khai.
Video đang HOT
“Nếu Bộ Tài chính không đưa được cách tính phù hợp bù chi phí cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo chủ trương, thì rất khó khăn cho doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo tính đủ chi phí cho doanh nghiệp khi tham gia sản xuất lẫn cung ứng bán lẻ. Một số chuyên gia cho rằng, giá của xăng E5 phải rẻ hơn xăng khoáng 2.000-3.000 đồng/lít mới thu hút được người dân sử dụng, tôi không rõ cơ sở nào để tính toán như vậy, nhưng mức độ chênh lệch như vậy cũng là quá phi lý”- Ông Nguyễn Phú Cường nói.
Theo đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu đưa ra công thức tính giá riêng cho xăng E5. Công thức tính giá này phải đảm bảo được quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia.
Được biết, PV Oil, PVN, Petrolimex… đang dần thay thế các cây xăng khoáng bằng xăng E5 tại các đại lý trong hệ thống sở hữu của mình trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác cần quá trình vận động, thời gian… Tính đến cuối tháng 4-2016, một số tỉnh đã thay thế 100% xăng RON 92 bằng xăng E5 như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ. Tỷ lệ này tại TP HCM là 60%; Hà Nội 27%; Hải Phòng 20% và Bà Rịa- Vùng Tàu được 23%… Con số thực hiện này vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu đặt ra trước đó là từ 1-6-2016, tại 8 tỉnh, thành phố lớn, phấn đấu thay thế 100% xăng khoáng bằng xăng E5. Các tỉnh khác phấn đấu thay thế được 50% và xăng A95 được giữ nguyên.
Đại diện Vụ Khoa học- Công nghệ cho rằng, nếu các địa phương quyêt tâm thực hiện thì việc bán đại trà xăng E5 sẽ dễ thành công hơn. Điển hình như trường hợp của tỉnh Cần Thơ.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, quyền hạn xây dựng giá xăng E5 thuộc Bộ Tài chính, nhưng Bộ Công Thương cũng có vai trò của mình. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải rà soát lại tiến độ thực hiện Quyết định của Chính phủ bằng thực tế, thay vì bằng con số báo cáo; Đánh giá tính khả thi sử dụng xăng E5, đề ra chính sách mới, cơ chế mới, có kế hoạch và biện pháp đưa E5 ra thị trường.
Theo_An ninh thủ đô
Khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam tăng vọt
Sau 11 tháng Chính phủ công bố chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân mang hộ chiếu phổ thông từ 5 nước Tây Âu, tổng số lượng khách đến Việt Nam đã tăng vọt so với thời gian cùng kỳ năm ngoái.
Tại Phiên họp Nhóm công tác du lịch Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 48 tại Lima, Peru vừa diễn ra, Cơ quan Hỗ trợ đề xuất chính sách APEC (PSU) đã trình bày nghiên cứu về tác động của các giải pháp đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị thực nhập cảnh có tác động lớn nhất đến sức hút của điểm đến du lịch. Trong đó, kết quả nghiên cứu của PSU thể hiện khá rõ thực tế đối với du lịch Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Ảnh minh họa
Cụ thể, từ 1/7/2015, Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân mang hộ chiếu phổ thông từ 5 nước Tây Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia. Và sau 11 tháng thực hiện chính sách cùng nỗ lực của ngành du lịch, tổng số lượng khách từ 5 nước Tây Âu so với thời gian cùng kỳ đã đạt hơn 681.000 lượt, tăng hơn 15% (11 tháng trước đó lượng khách từ thị trường này là hơn 592.000 lượt).
Riêng 5 tháng đầu năm 2016, lượng khách đến Việt Nam từ thị trường này đạt gần 342.000 lượt, tăng 20,1% so với gần 285.000 lượt cùng kỳ năm 2015.
Đối với thị trường xa như Tây Âu, mức tăng trưởng nêu trên là rất cao so với mức tăng trưởng trung bình 5,35% giai đoạn 2010 2014. Nếu không tính số lượng khách từ Trung Quốc (tăng hơn 44%) và Hàn Quốc (tăng hơn 31%) với những đặc thù riêng, trong 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng các thị trường còn lại đạt 12,83%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 20,1% của tổng lượng khách du lịch từ các 5 nước Tây Âu được miễn thị thực nhập cảnh.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân lĩnh vực công nghệ thông tin Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), đẩy mạnh thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển CNTT theo các mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần thiết phải có thêm các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách ưu đãi thuế nhằm...