Bạn đã được ‘khai sáng’ những cách ăn khoai vừa lạ, vừa ngon này chưa?
Topping ăn kèm khoai lang là một cái tên vô cùng quen thuộc, chỉ là bạn chưa biết nó với khoai lang là một cặp đôi hoàn hảo thôi.
Với những cô nàng bị ám ảnh về cân nặng của bản thân, khoai lang đúng là chân ái. Không những là tinh bột hấp thu chậm, hỗ trợ quá trình giảm cân mà loại củ này còn vừa ngon, vừa rẻ.
Nhưng ngon rẻ đến mấy mà ăn vắt từ ngày này sang tháng khác cũng sẽ chán. Chính vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 cách ăn khoai khá mới mẻ cùng kim chi dưới đây:
Đây là cách ăn khoai phổ biến của người Hàn Quốc. Những mọt phim Hàn đích thực chắc chẳng còn lạ gì với sự kết hợp này vì nó đã xuất hiện trong rất nhiều cảnh quay rồi.
Bạn có thể luộc hoặc hấp khoai, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên hấp để giữ nguyên vị ngọt. Thao tác làm chín xong, chỉ cần gắp một miếng kim chi cải thảo đặt lên trên. Mỗi lát khoai, một lát kim chi.
Vị ngọt bùi kết hợp với chua chua, nghe thấy sai sai nhưng thử rồi mới biết hóa ra lại là chân ái!
2. Khoai lang nướng kẹp kim chi
Nếu bạn là người mê bếp núc và thích bày biện cho món ăn thật đẹp, vậy thì món khoai kẹp kim chi này chắc chắn không thể làm khó bạn được. Vì thao tác hoàn toàn đơn giản: Bỏ khoai vào lò nướng chín, bổ làm đôi và kẹp kim chi vào giữa.
Video đang HOT
Vậy là xong. Tuy nhiên, món ăn đẹp được đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào gu thẩm mỹ và sự khéo léo của bạn.
Món ăn này có thể kết hợp với rau xà lách hoặc rau bạc hà. Ngoài ra, bạn cũng có thể rưới thêm các loại sốt để tạo ra mùi vị mới lạ, phù hợp với sở thích hơn.
Tác dụng bất ngờ của kim chi và khoai lang trong việc hỗ trợ giảm cân
Khoai lang: Theo thống kê, trong 100g gạo chứa khoảng 244 kl calo, 100g bánh mì cho 150 kl calo, nhưng 100g khoai lang chỉ chứa 119 kl calo.
Chất xơ trong khoai lang hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách hình thành một “chiếc lưới” gel trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy no, hạn chế tình trạng ăn quá nhiều. Nó cũng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo và hỗ trợ sản xuất vi khuẩn tốt cho đường ruột.
Do đó, ăn khoai còn giúp bạn “đi tàu vũ trụ” mượt mà và dễ dàng hơn nữa đấy.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng ăn khoai lang giảm cân không đồng nghĩa với ăn khoai lang thay cơm.
Cách giảm cân bằng khoai lang khoa học nhất chính là cắt giảm 1/2 lượng cơm mà bạn vẫn ăn hàng ngày bằng khoai lang. Như vậy, bạn có thể giảm được khoảng 20 – 25% lượng calories nạp vào cơ thể trong 1 ngày.
Kim chi: Là một món ăn kèm, nhưng kim chi cũng có thể góp phần không nhỏ trong quá trình hỗ trợ giảm cân của bạn đấy.
Kim chi có chứa lactobacillus – một loại vi khuẩn tốt, giúp phân giải thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và chống lại các vi khuẩn có hại. Hơn nữa, 60g kim chi có thể cung cấp cho cơ thể 8% nhu cầu vitamin C hàng ngày, làm chậm quá trình lão hóa.
Với những thông tin này, hy vọng chị em sẽ có một trải nghiệm mới mẻ với món khoai lang vốn đã rất quen thuộc. Trong tiết trời man mát, se lạnh thế này, nâng niu hít hà một củ khoai lang nướng trong tay chắc chắn sẽ giúp bạn ấm từ trong ra ngoài.
Và quan trọng nhất là không lo tăng cân chứ!
6 đặc sản trứ danh mùa thu Nhật Bản
Trời vào thu se lạnh, thưởng thức những món ngon đậm hương vị xứ sở anh đào là trải nghiệm khó quên với thực khách. Đó là súp đựng ấm trà, khoai nướng, hồng sấy...
Yakiimo: Khoai lang nướng là món ăn nhẹ mùa thu phổ biến ở xứ Phù Tang. Vào thời điểm giao mùa, món ăn dân dã này được bày bán phổ biến trên đường phổ, tại các lễ hội... Du khách có thể tìm thấy nhiều hương vị khác nhau như khoai lang đỏ, vàng hay tím. Dưới tiết trời se lạnh, món nướng nóng hổi, ngọt ngào là thức quà đáng thử trong mùa thu nước Nhật. Ảnh: Higuccini.
Matsutake Dobin Mushi: Đây là món súp nấm thượng hạng mang hương vị đặc trưng mùa lá đỏ. Được mệnh danh là "vua của các loại thực phẩm mùa thu", nấm Matsutake được ưa chuộng bởi mùi thơm, hương vị lôi cuốn. Món súp được phục vụ trong một ấm trà bằng đất sét (dobin). Ảnh: Usmaggiejp.
Khi thưởng thức, thực khách sẽ rót súp từ trong ấm ra chén nhỏ, tận hưởng hương vị thơm ngon của món ăn cùng những loại rau đi kèm. Súp có vị ngọt thanh của nước dùng nấm, đậm đà từ tôm, tảo biển, thịt gà. Món súp sẽ ngon hơn khi dùng kèm một vài quả mọng như yuzu hoặc trái cây sudachi xanh da. Ảnh: 1000goku3, eatingwithooney.
Shinmai nghĩa là "lúa mới" (vụ thu hoạch đầu tiên vào mùa thu). Cơm gạo mới được chế biến, đóng gói, bán trong cùng một năm, đảm bảo hương vị không bị biến chất sau thời gian dài. Được nấu từ gạo mới, cơm mềm, mang vị ngọt, dẻo thơm đặc biệt hơn so với các mùa khác trong năm. Ảnh: Mieeee2013.
Khi nấu cơm, người Nhật thường thêm nấm, hạt dẻ, khoai lang, hạt bạch quả để gia tăng hương vị. Trong tiết trời mùa thu, thưởng thức món cơm mới sẽ cho bạn trải nghiệm ẩm thực tinh tế của xứ sở anh đào. Ảnh: Holyfumin.
Oden là món ăn yêu thích của người dân địa phương và du khách trong mùa thu Nhật Bản. Được dùng trong bữa trưa hoặc tối, đây là món súp làm từ đậu nành, trứng luộc, daikon (củ cải Nhật Bản), bánh cá, cuộn bắp cải, đậu phụ nhồi thịt và mochi. Ngoài ra, một số nơi còn biến tấu với rong biển hoặc konnyaku (một loại thạch cứng làm từ khoai tây konnyaku). Hương vị tham đạm, nhẹ nhàng của Oden sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: Ginjirou.star.
Shibui Kaki: Thu về báo hiệu mùa hồng đỏ cam, thơm ngát cả vùng trời Nhật Bản. Từng quả hồng được xâu lại thành dây, treo trước hiên nhà và hong khô trong gió. Dưới nắng thu dịu nhẹ, hồng mất dần vị chát và trở nên thanh ngọt. Hồng sấy là món ăn không thể thiếu của ẩm thực mùa thu. Trong tiết trời se lạnh, thực khách sẽ cảm thấy thi vị khi thưởng thức hồng sấy dịu ngọt, nhâm nhi tách trà ấm nóng. Ảnh: K.detti7, angelberry24.
Các món ngon vào mùa thu ở Hàn Quốc Không chỉ có cảnh đẹp, thời tiết lý tưởng, mùa thu là thời điểm người dân Hàn Quốc thưởng thức hồng khô, khoai lang nướng, cua sống ngâm tương... Cua sống ngâm tương là món ăn khá kén người ăn ở Hàn Quốc. Cua được rửa sạch, xé ra, ngâm trong xì dầu và ớt tươi. Nhiều người e ngại món ăn này...