Bạn đã biết ăn vải đúng cách?
Mùa hè là mùa của trái cây: vải, xoài, mận, chôm chôm. Trong đó, quả vải với vị ngọt, thơm, giá thành rẻ trở thành thứ quả được nhiều người ưa thích. Bên cạnh những lợi ích của mình, quả vải ẩn chứa những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe nếu chúng ta không biết ăn vải đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn những lưu ý quan trọng trong việc ăn vải.
1. Tuyệt đối không ăn vải lúc đói
Việc ăn quá nhiều vải một lúc sẽ khiến cơ thể bị hạ đường huyết. Đặc biệt là khi bạn đói, nguy cơ hạ đường huyết càng cao. Do đó, chỉ nên ăn vải sau bữa ăn. Tuyệt đối ăn vải khi đói bạn nhé!
2. Chỉ nên ăn không quá 10 quả vải
Bạn có biết, số lượng quả vải tối đa mà bạn nên ăn một lúc là 10 quả? Với trẻ em, chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả. Với phụ nữ có thai, không nên ăn loại quả này. Bởi lẽ, ăn nhiều vải khiến cơ thể bị nóng, có nguy cơ hạ đường huyết. Nếu 10 quả không thể thỏa mãn cơn thèm của bạn, bạn có thể ăn nhiều hơn một chút. Nhưng nhớ đừng ăn quá 500g / ngày. Và nhớ chia thành nhiều lần nhỏ.
3. Hãy ngâm vải với nước muối trước khi ăn
Cho dù biết rõ nguồn gốc xuất xứ của vải thì bạn vẫn nên ngâm vải vào nước muối trước khi ăn. Bởi lẽ, vỏ của quả vải là nơi trú ngụ lí tưởng của một loại nấm mốc. Do đó, nếu không ngâm rửa sạch sẽ, chúng ta dễ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng.
Đồng thời, bạn cần lưu ý không ăn những quả vải bị thối, dập, để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4. Trước khi ăn vải, hãy ăn đồ ăn có tính mát
Đây là một cách hữu ích cho những ai thích ăn vải. Việc uống một cốc nước mát, ăn một cốc chè mát như trà bí đảo, trà hoa quả, chè sắn dây… sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, làm giảm tính nóng của vải.
Video đang HOT
Một cốc nước mát giúp làm giảm tính nóng của vải
5. Ăn cả lớp vỏ màu trắng
Một số nguồn thông tin cho rằng, việc bạn ăn cả lớp vỏ màu trắng bao bọc quanh cùi của quả vải là cách tốt để tránh sinh hỏa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cách này thực sự không hấp dẫn, bạn có thể bỏ qua. Mình nghĩ chẳng thích thú gì khi ăn cả lớp vỏ chát, phải không nào?
6. Nếu có dấu hiệu ngộ độc vải, hãy uống một cốc nước đường
Nếu chẳng may mà bạn bị ngộ độc vải, với các dấu hiệu như: buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi, hãy áp dụng ngay cách đơn giản sau đây:
- Pha một chút đường với một cốc nước mát, uống ngay.
- Theo dõi và đến các cơ sở y tế gần nhất.
Trên đây là một số tổng hợp để giúp bạn ăn vải đúng cách. Chúc các bạn có một mùa hè mạnh khỏe để thưởng thức các món ăn hấp dẫn, đi du lịch khắp nơi.
Nguyên Mai
Theo Ohay TV (tổng hợp)
10 tác dụng tuyệt vời của quả vải với sức khỏe
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức những quả vải ngon. Vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống nhiều bệnh. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn thấy tác dụng tuyệt vời của quả vải với sức khỏe.
1. Phòng chống ung thư
Trái vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này chứa chất flavonoid giúp chống lại căn bệnh chết người như ung thư. Nó còn chứa flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trái vải có đặc tính ấn tượng giúp phòng chống ung thư vú.
2. Ngăn ngừa bệnh tim
Vải giúp bình ổn huyết áp và nhịp tim, do đó giúp chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch. Một cốc nước vải mỗi ngày giúp nhịp tim trở lại bình thường. Vải còn chứa lượng polyphenol cao thứ hai trong các loại hoa quả giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa có trong quả vải cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh thoái hóa võng mạc và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
4. Giúp xương chắc khỏe
Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.
5. Vitamin C
Vải là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hay viêm như cảm, sốt, viêm họng. Vải hỗ trợ tiêu hóa để cơ thể có được dinh dưỡng tối đa. Vitamin C tốt cho da, xương, các mô, được đánh giá là loại vitamin rất quan trọng cho cơ thể.
6. Giảm nếp nhăn và tàn nhang
Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống oxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Vải giúp hệ tiêu hóa khỏe, làm sạch dạ dày, giúp ăn ngon miệng và chữa chứng ợ nóng cũng như cũng như cảm giác nóng dạ dày. Vải cũng giúp tăng cường mức năng lượng trong cơ thể và góp phần mang lại sức khỏe cho cả gia đình bạn. Hạt vải có chứa các chất làm se được sử dụng để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải giun đường ruột. Trái vải còn chứa chất xơ hòa tan giúp kiểm soát các vấn đề gặp phải ở đường ruột và giữ dạ dày khỏi các hợp chất độc cũng như giúp làm sạch ruột kết.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Theo Livestrong, dưỡng chất quan trọng nhất trong quả vải là vitamin C với 71,5 mg trong 100 g. Đây là hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh, cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm.
Ngoài ra, trẻ nhỏ được khuyến khích ăn vải, giúp phòng tránh và điều trị căn bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu vitamin C.
9. Duy trì mái tóc khỏe mạnh
Tất cả chúng ta đều khao khát một mái đầu khỏe mạnh với suối tóc dài óng ả. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều sống còn để có suối tóc khỏe mạnh vì nó giúp cung cấp oxy và các dưỡng chất để nuôi dưỡng nang tóc. Vải với các dưỡng chất vitamin C, niacin và thiamin có lợi cho sức khỏe mái tóc của bạn.
Vitamin C trong vải giúp lưu thông, cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng nang tóc.
10. Giảm cân
Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân.
Theo www.phunutoday.vn
Thực hư việc ăn mít, xoài, vải, nhãn...sẽ bị nóng, trẻ mọc rôm sẩy Rất nhiều người thích những loại quả này nhưng lại sợ nóng và "đoạn tuyệt" với nó. Hiện đang vào mùa vải, mít, xoài, nhãn. Rất nhiều người thích những loại quả này nhưng lại sợ nóng và "đoạn tuyệt" với nó. Vậy, thực hư mít, xoài, vải, nhãn,...có nóng hay không? Ths.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư...