Bạn có thể thoát khỏi Facebook?
Tất nhiên việc thoát Facebook rất dễ: deactivate tài khoản trong vài cái bấm, xong. Gỡ app, cũng xong. Hard core hơn tí thì chơi chặn luôn domain Facebook từ router, cũng xong. Nhưng vấn đề là một khi bạn không còn ở trên Facebook, bạn sẽ lạc mất nhiều thông tin hơn so với phần còn lại của thế giới loài người, dù bạn có muốn hay không thì sự thực nó vẫn thế.
Đó là quyền lực của một mạng xã hội, và cũng là một mối đe dọa từ Facebook với chúng ta.
Không thể thiếu Facebook vì chậm update tin tức, khó giao tiếp, chia sẻ thông tin
Tất cả mọi thông tin hiện nay đều được chia sẻ nhanh nhất qua Facebook. Mọi trang thông tin, báo chí đều share những tin tức nóng hổi và quan trọng lên Facebook sớm hơn bất kì kênh nào khác. Đã bao nhiêu lần bạn biết tới một thông tin nào đó qua Facebook thay vì vào trực tiếp các website / app để đọc?
Bạn hoàn toàn có lựa chọn để update thông tin không qua Facebook, nhưng trong đa số các trường hợp bạn sẽ nhận thông tin đó chậm hơn mọi người. Với những tin nghe cho biết, cho vui thì không vấn đề gì, nhưng có những thông tin liên quan tới công việc, cuộc sống, hay các tin khẩn cấp, thì sự khác biệt vài chục phút cũng đủ để quyết định sự thành bại, quyết định xem bạn có được tiền hay mất tiền, hoặc quyết định xem bạn có an toàn hay không.
Đó là chưa kể tới một số thứ hay ho mà người chia sẻ chọn Facebook để truyền thông tin, không phải một phương tiện hay trang web nào khác. Những khóa học, các event hay ho, những thông tin từ người trong nghề… cũng được chia sẻ lên Facebook, Facebook đã biến thành một nơi như thế, có ảnh hưởng tới cả công việc của chúng ta chứ không chỉ là nơi đăng ảnh vui vẻ hay hít hà drama như xưa.
Hiện nay các update về cá nhân người ta cũng chia sẻ lên Facebook, thay vì ngày xưa gọi điện báo cho nhau hoặc email cho nhau. Lý do là bạn có thể gửi cùng một thông điệp đến tất cả bạn bè và người quen của mình chỉ trong một lần click chuột, và cũng vì người ta dần hình thành nên thói quen share qua Facebook rồi, sẽ khó để chỉnh lại hơn. Không ít lần chúng ta nghe hỏi những câu như: mày không thấy nó update trên Facebook à? Hôm qua mày không thấy tao đang cái XYZ lên Facebook sao?
Ở những nơi như Mỹ, các bạn trẻ ít dùng Facebook hơn nhưng khi đó họ lại phụ thuộc vào các mạng xã hội khác, ví dụ như Snapchat chẳng hạn. Snapchat ở Việt Nam ít xài nhưng cỡ teen bên đó xài nhiều lắm. Để cập nhật thông tin thì còn có cả Twitter nữa. Mình không rõ ở Châu Âu thì thế nào, anh em nào đang sống, làm việc bên đó hãy chia sẻ thêm cho mình biết với.
Video đang HOT
Nhưng tại Việt Nam, Facebook đang đứng số 1, và bạn không thể trốn khỏi điều đó.
Quyền lực của kẻ nắm nhiều người dùng trong tay
Như đã nói ở trên, hiện tại Facebook đang có quá nhiều người sử dụng, và có nhiều người phụ thuộc hẳn vào Facebook cho việc kinh doanh, kiếm sống của mình nên Facebook lại càng có thêm quyền lực. Bạn có thể bỏ Facebook, nhưng chuyện đó cũng chẳng ảnh hưởng gì tới hãng cả, và hành động này cũng không đủ mạnh để họ xem xét lại các chính sách của mình. Trừ khi có các cơ quan chức ninh của chính phủ các nước nhảy vào can thiệp, còn không thì sẽ rất khó để Facebook thay đổi một cái gì đó.
Đây cũng là lý do vì sao luật chống độc quyền được đưa ra. Khi một công ty trở nên quá lớn, nắm quá nhiều thị phần và bắt đầu gây ra những sự lệ thuộc nguy hiểm, chính phủ các quốc gia thường phải nhảy vào can thiệp bằng một cách nào đó hoặc hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới đưa ra giải pháp tương tự để “quân bình tỉ số”. Chỉ tiếc là để scale được ở quy mô của Facebook thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, nếu không muốn nói là giờ đây không còn gì có thể cạnh tranh với Facebook nữa.
Quyền riêng tư của bạn thì sao?
Quyền riêng tư của bạn trên Facebook hay trên bất kì chỗ nào trên Internet cũng giống như một trò may rủi, bạn không bao giờ có thể chắc chắn rằng nó an toàn tuyệt đối. Nhất là trên Facebook, đừng ngạc nhiên khi thông tin của bạn post lên bị xuất hiện ở đâu đó khác, hoặc có ai đó sử dụng những thông tin này cho các mục đích mà bạn không hề hay biết.
Dữ liệu của bạn trên Facebook rất dễ bị lấy về lưu trữ bởi một bên thứ ba bằng phương thức gọi là crawling / scrapping (trích xuất dữ liệu từ trang HTML). Cái này mình biết nhiều công ty đang làm rồi, bản thân mình còn có thể viết được một con crawler làm chuyện này nữa cơ mà, những công ty quảng cáo thì họ có hẳn nguồn lực để làm chuyện này luôn và họ có hạ tầng đủ mạnh để quét liên tục hồ sơ của người dùng Facebook tại Việt Nam để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Mình hay đùa với mấy đứa bạn rằng: Nếu mày quan tâm tới quyền riêng tư mà còn chơi Facebook, thỉnh thoảng có post gì đó lên Facebook hoặc có ai đó tag mày vào hình ảnh trên Facebook thì xong rồi nhé con, mày không bao giờ trốn thoát được các con crawler kiểu này đâu.
Nhưng tất nhiên để lựa chọn thoát khỏi Facebook hoàn toàn là lựa chọn rất khó khăn như những lý do mình đã đề cập ở trên.
Không biết ý anh em thế nào?
Theo Tinh Te
Diễn tập phòng chống tấn công có chủ đích trên internet
Ban Cơ yếu Chính phủ vừa tổ chức Hội nghị diễn tập an toàn thông tin với chủ đề "Phòng chống tấn công có chủ đích (APT) trên các mạng CNTT trọng yếu cơ quan Đảng, Nhà nước" với sự đồng hành từ Kaspersky Lab.
Đây là một trong những hoạt động nhằm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo ATTT của cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ làm CNTT các cấp.
Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo phụ trách CNTT và ATTT các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Tỉnh, Thành; Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ và các đội diễn tập đến từ nhiều mạng CNTT đang được Ban Cơ yếu Chính phủ giám sát ATTT như: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội; Sở TT&TT TP. Hà Nội...
Chương trình diễn tập có sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành Trung ương.
Hội nghị diễn tập lần này bên cạnh việc giúp các đội tham gia cùng tìm hiểu về tấn công có chủ đích bằng các công cụ bảo mật mới còn nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống thực hành cụ thể; tiếp tục đảm bảo tính sẵn sàng trong hoạt động ứng cứu, giải quyết sự cố ATTT trên mạng CNTT trọng yếu. Thông qua buổi diễn tập, Ban Cơ yếu Chính phủ và chủ quản các mạng CNTT tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phối hợp, ứng phó sự cố nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả cho hoạt động giám sát ATTT.
Cụ thể, các đội tham gia diễn tập sẽ phải đối phó với tình huống: Tin tặc sử dụng kỹ thuật giả mạo thư điện tử (email spoofing) có đính kèm mã độc hại tấn công vào người dùng quản trị website nhằm mục đích đánh cắp thông tin tài khoản quản trị và chèn mã độc hại lên website, sau đó tấn công leo thang đặc quyền chiếm quyền điều khiển máy chủ web. Tin tặc tiếp tục biến máy chủ này thành "bàn đạp" tấn công các máy chủ khác trong mạng và tiến hành khai thác chiếm quyền điều khiển, tiếp tục cài đặt mã độc lên các máy chủ này để có thể điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu, kiểm soát toàn bộ dữ liệu máy tính.
Ngoài máy chủ web, tin tặc còn nhắm đến tấn công máy tính người dùng bằng việc chèn các mã độc hại vào các văn bản trên website điều hành tác nghiệp và lây nhiễm (khi người dùng tải các văn bản này về máy tính), sau đó bí mật mở kết nối đến máy chủ điều khiển của tin tặc (CNC server) để chuyển dữ liệu đánh cắp. Từ thông tin cá nhân đánh cắp được, tin tặc còn lừa đảo lây nhiễm mã độc lên điện thoại di động người dùng, kiểm soát được điện thoại, đánh cắp dữ liệu, ghi âm, quay video và thực hiện các mục đích khác.
Trước tình huống cụ thể trên, các đội sẽ cùng tham gia thực hành hoạt động giám sát an toàn thông tin để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường, kịp thời cảnh báo tới chủ quản mạng CNTT được giám sát và cùng phối hợp thực hiện nhuần nhuyễn quy trình xử lý, ứng cứu sự cố mất ATTT.
Buổi diễn tập còn có sự tham gia của ông Yury Namestnikov, Trưởng nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) và ông Yeo Siang Tiong, Giám đốc Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á. Đại diện Kaspersky Lab đã chia sẻ về tình hình an ninh mạng tại khu vực Đông Nam Á, trình diễn những giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng của tổ chức, doanh nghiệp.
Theo Kaspersky Lab, trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn là điểm nóng trên bản đồ an ninh mạng thế giới khi liên tục có mặt trong top các quốc gia bị tấn công bằng APT, qua Internet. Vì vậy, cùng với Kaspersky Lab, hội nghị diễn tập sẽ là cơ sở để các Bộ, Ngành, địa phương tiếp tục đề xuất nhu cầu về bảo mật và ATTT.
Qua đây, một lần nữa Ban Cơ yếu Chính phủ khẳng định vai trò, vị trí, trách nhiệm trong triển khai giám sát an toàn thông tin với các mạng công nghệ thông tin trọng yếu quốc gia; đồng thời giới thiệu các giải pháp tổng thể bảo đảm bảo mật và ATTT mà Ban Cơ yếu Chính phủ đang triển khai hiện nay.
Bên cạnh đó, hội nghị đồng thời cũng là một diễn đàn để các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan trao đổi về các vấn đề liên quan đến triển khai giám sát an toàn nói riêng và bảo mật an toàn thông tin nói chung.
Theo congluan
6 website "đáng sợ" nhất trên Internet bạn không nên tò mò vào thử dù chỉ một lần Internet luôn là nguồn tri thức khổng lồ và thú vị đối với giới trẻ trong thời đại công nghệ số hiện tại. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những website với nội dung "độc hại" và nguy hiểm, bạn không nên tò mò vào thử dù chỉ một lần. 1. Bạn có muốn lấy cây kẹo này? Trang web takethislollipop.com sẽ cho...