Bạn có sẵn sàng trở thành một tuyển thủ chuyên nghiệp, “hái ra tiền” sau vài năm nhập nghề?
Vừa được theo đuổi đam mê, vừa có thu nhập, tuyển thủ chuyên nghiệp là nghề mà nhiều bạn trẻ đang định hướng quyết tâm chinh phục.
Khi mà Thể thao điện tử (Esports) ngày càng tạo dựng được vị trí trong lòng người hâm mộ, thậm chí khiến giới trẻ trên toàn cầu mê mẩn và sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với thể thao truyền thống thì ngành nghề làm tuyển thủ chuyên nghiệp cũng là điều người trẻ mơ ước.
Không chỉ được theo đuổi đam mê chơi game của mình, tuyển thủ chuyên nghiệp còn có mức thu nhập như mơ, thậm chí kiếm ra bộn tiền. Chẳng cần nói xa xôi trên thế giới về những game thủ triệu đô, ở Việt Nam cũng đã có những tay chơi game kiếm ra tiền tỷ, đơn cử như Team Flash hay Saigon Phantom… của Liên Quân Mobile.
Theo như thống kê của Liquipedia – trang thống kê chuyên về Esports thì các thành viên lâu năm của Team Flash và chinh chiến cùng đội tuyển này trong thời gian dài đều đã kiếm về tiền tỷ từ game. Mà gần nhất, với chức vô địch Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021 vừa qua thì Team Flash đã ẵm về hơn 1 tỷ đồng tiền thưởng (900 triệu đồng tiền thưởng vô địch và nhiều giải thưởng phụ từ nhà tài trợ) hẳn Team Flash vẫn sẽ tiếp tục kiếm bộn tiền với tài năng của mình.
Nếu muốn trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp, có cơ hội “hái ra tiền” bạn có thể tham khảo và “sửa soạn” cho mình một tâm hồn hội tụ các yếu tố sau:
1. Luyện tập và trau dồi kĩ năng
Để trở thành một game thủ chuyên nghiệp, việc chơi game khi ấy không phải là để giải trí nữa mà trở thành công việc với tần suất luyện tập dày, đều đặn, theo lịch trình luyện tập khắt khe cùng với thời gian ngủ nghỉ và hoạt động ăn uống đảm bảo.
Kỹ năng làm việc nhóm khi chơi game cũng là một yếu tố được đề cao. Một người có giỏi đến đâu thì tất cả cũng không làm nên thành công nếu không có mối liên kết, sự thấu hiểu và kết hợp ăn ý với các thành viên còn lại trong nhóm.
2. Không ngừng học hỏi
Với các nguồn tham khảo trên mạng xã hội, những game thủ chuyên nghiệp có thể theo dõi và học hỏi các trận đấu đỉnh cao, các đồng nghiệp nổi tiếng để có kỹ năng tốt hơn, học tập phong cách chơi của những người này là cần thiết.
Video đang HOT
3. Thường xuyên giao lưu
Khi đã tự tin với khả năng của mình, hãy tạo một kênh riêng trên nền tảng xã hội để phô diễn khả năng. Đây không chỉ là công cụ để game thủ kết nối với những người có cùng sở thích khác mà còn là cách để họ nhận được nhiều phản hồi và nhận xét đáng giá về cách chơi của mình. Điều này đòi hỏi việc bên cạnh khả năng chơi game, chủ kênh còn cần tạo “chất” riêng để kênh hấp dẫn và thu hút hơn.
4. Trang thiết bị phù hợp
Khi lý thuyết đã sẵn sàng, người chơi cần tham gia thực chiến trong thế giới chuyên nghiệp và đương nhiên cần đầu tư những trang bị chuyên nghiệp, tuy vậy vẫn đề cao tính phù hợp với kinh tế và bản thân. Bước chuẩn bị này đặt ra nhiều khó khăn, đòi hỏi game thủ phải cân nhắc kỹ lưỡng.
5. Thi đấu
Cuối cùng, để đạt đến giấc mơ “triệu phú”, các tuyển thủ sẽ phải tham gia các giải đấu lớn, cạnh tranh với những đối thủ chuyên nghiệp để giành ngôi vị cao nhất cũng như có được phần thưởng mơ ước.
Nếu may mắn, thành công với danh xưng tuyển thủ chuyên nghiệp, bạn còn có được sự chú ý của người hâm mộ, cộng đồng game. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, nổi tiếng cũng có những rủi ro có thể xảy ra. Vậy, bạn có sẵn sàng trở thành một tuyển thủ chuyên nghiệp?
Cũng "lười biếng, ham chơi, trả treo HLV", tại sao các tuyển thủ G2 Esports vẫn là "idol" trong lòng khán giả?
Cùng là kiếp "tấu hài" nhưng có vẻ như G2 Esports vẫn dành được nhiều thiện cảm của khán giả, nhờ vào những nét cá tính đặc trưng của họ.
Vô kỷ luật, lười luyện tập, suốt ngày chỉ cắm đầu chơi game khác, không coi Huấn luyện viên ra "kí lô" nào... Khi đọc những dòng miêu tả này, chắc hẳn, nhiều fan LMHT sẽ nghĩ ngay tới một cái tên không lẫn vào đâu được: G2 Esports.
"Gánh xiếc quốc tế" là danh từ mà người hâm mộ LMHT thế giới dùng để mô tả về G2, vì nhìn ở góc độ nào thì đội tuyển này cũng chẳng khác nào tập hợp của những... anh hề. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại, khi cộng đồng LMHT Việt đang tỏ ra khá "đau đầu" vì một nan đề: sự thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận tuyển thủ VCS, thì liệu có ai thắc mắc rằng: Tại sao cũng là những biểu hiện tương tự, nhưng G2 lại không bị ghét bỏ hay ghẻ lạnh? Thậm chí, chính những sự "vô kỷ luật", "coi thường HLV" ấy lại khiến cho đội tuyển này trở nên đặc biệt hơn?
Jankos phản ứng khi HLV GrabbZ nhận giải HLV xuất sắc nhất năm: "Lão ấy có phải làm quái gì ngoài việc làm bánh rồi ngồi chơi WoW đâu?"
Đầu tiên, phải khẳng định rằng, những vấn đề như không chịu luyện tập, mải chơi World of Warcraft hay coi thường HLV... của các tuyển thủ G2, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chỉ được thể hiện qua những đoạn bình luận trên MXH của các thành viên đội tuyển này. Không có bằng chứng cụ thể hay rõ ràng nào cho thấy những sự tiêu cực xuất hiện trong nội bộ G2, ngay cả trong vụ chuyển nhượng ồn ào của Perkz sang Cloud9. Vì vậy, ngay lúc này đây, những câu chuyện trên vẫn chỉ có thể coi là dăm ba trò đùa dai của gánh xiếc này mà thôi.
Nhưng đùa thì cũng phải đùa "có nghệ thuật", và rõ ràng, G2 Esports hội tụ đủ những yếu tố biến họ thành nghệ sĩ. Ngoài ra, song hành cùng với sự "nhây nhớt" trên MXH, đội tuyển này cũng có được những nét ưu điểm giúp họ dành được nhiều thiện cảm của công chúng.
Thái độ
Dù đốp chát với nhau cỡ nào, thì tuyệt nhiên các tuyển thủ G2 cũng chưa từng dính bất kỳ cú phốt nào liên quan đến vấn đề toxic hay xúc phạm các tổ chức, cá nhân khác. Những lần trash-talk mang đến những câu chuyện "hề hước" trên MXH hoàn toàn là "chiến lược sáng tạo content" mà G2 tạo nên, với sự đồng thuận từ "khổ chủ" (những người bị kháy).
Những hình ảnh thân thiện của dàn tuyển thủ G2 trong chuyến "làm khách" tại Việt Nam khi tham dự vòng bảng MSI 2019
Về khía cạnh chuyên môn, ngoài một vài lần mau mồm mau miệng tiết lộ kết quả đấu tập ra, thì các thành viên G2 luôn được những đối tác từ LCK và LPL đánh giá rất cao về sự chuyên nghiệp và uy tín.
Đó là những lý do khiến G2 không chỉ có lượng fan cứng hùng hậu, mà còn nhận được rất nhiều thiện cảm từ chính người hâm mộ của các đội tuyển mà họ từng hợp tác hay đối đầu.
Thành tích
Bên cạnh 8 chức vô địch LEC và độc chiếm ngôi vị "đội tuyển giàu thành tích nhất LMHT châu Âu", điều quan trọng hơn cả mà G2 có được chính là chức vô địch MSI 2019 - Danh hiệu quốc tế hiếm hoi của LMHT phương Tây kể từ sau chức vô địch CKTG 2011. Từng đó là đủ để cái tên G2 Esports trở thành người hùng trong mắt mọi game thủ LMHT châu Âu.
Dù vừa bị "hành ra bã" ở Playoffs LEC Mùa Xuân 2021, nhưng cơ hội bảo vệ chức vô địch của G2 vẫn còn khi họ chỉ bị rớt xuống nhánh thua. Còn trong quá khứ, với 4 chức vô địch liên tiếp kéo dài từ 2019 đến nay, rõ ràng người hâm mộ không có lý do gì để bắt bẻ các tuyển thủ của họ, khi mà dù có vừa chơi vừa thi đấu thì G2 vẫn cứ vô đối ở đấu trường khu vực. Có thể nói, G2 là minh chứng điển hình của câu nói: "Khi bạn thắng, bạn 'gáy' gì cũng là chân lý."
Dĩ nhiên, mọi chuyện có thể sẽ khác nếu G2 mất chức vô địch mùa này. Các fan LMHT lâu năm chắc chắn chưa quên việc Perkz và các tuyển thủ G2 đã bị chỉ trích dữ dội đến thế nào khi liên tiếp thất bại ở MSI 2016 và CKTG 2016, các giải đấu mà họ tham dự với tư cách Đương kim vô địch châu Âu nhưng toàn bị loại từ vòng... gửi xe.
Wunder "thề non hẹn biển" sẽ xóa World of Warcraft để tập trung try-hard sau khi G2 để thua 1-3 trước MAD Lions ở Playoffs LEC mùa Xuân 2021
Sự cầu thị
Như đã đề cập ở trên, Perkz chính là hình ảnh phản ánh đầy đủ nhất bộ mặt của G2 thời kỳ đầu: "Tài năng nhưng kiêu ngạo và hợm hĩnh". Họ bị phát giác về việc dành toàn bộ thời gian luyện tập chuẩn bị cho MSI 2016 để... đi nghỉ mát, rồi sau đó thua tan nát ở giải đấu này.
Thế rồi, cho đến thời điểm hiện tại, chẳng còn ai nhớ đến những câu chuyện xấu xí của đội tuyển này trong quá khứ nữa.
Perkz cũng đã thay đổi rất nhiều sau những thất bại ê chề trên đấu trường khu vực và quốc tế. Thương vụ Caps chuyển sang G2 được coi là một "quả bom nguyên tử" của LMHT thế giới, không phải vì việc G2 "nẫng" được ngôi sao sáng nhất từ tay "tử thù" Fnatic, mà là vì một người có cái tôi to tướng như Perkz lại sẵn sàng nhường vị trí đường giữa của mình cho Caps.
G2 Esports từng phải hứng chịu hàng tấn gạch đá khi không thèm luyện tập chuẩn bị cho MSI 2016 và bị loại sớm
"Tôi chỉ nhường vị trí của mình cho hai người, một là Faker, hai là Caps." - Những lời lẽ của Perkz vẫn đầy tự tin và ngạo nghễ, nhưng đã bớt đi cái phần "gáy láo", và nếu có được cỗ máy thời gian, các fan LMHT của năm 2016 có lẽ phải ngất trên giàn quất vì quá sốc khi chứng kiến "Perkz của hiện tại" thừa nhận có người hơn trình mình.
Sự lột xác của G2 nói chung và Perkz nói riêng xuất phát phần lớn nhờ vào tinh thần cầu thị mà Ocelote đã truyền lại cho các tuyển thủ. Xuất thân từ một "player", ông chủ của G2 hiểu quả rõ hậu quả nặng nề khi khán giả quay lưng với họ. Việc G2 dần chuyển từ một đội tuyển bị căm ghét cách đây 5 năm, trở thành "rạp xiếc quốc tế" ít ai ghét nổi là một câu chuyện tích cực, và xứng đáng là bài học cho những người làm Esports Việt.
AWC 2021: Người mới kẻ cũ, những cái tên nào sẽ tỏa sáng để khẳng định sức mạnh của Liên Quân Mobile Việt trên đấu trường thế giới? Các đội tuyển Việt Nam đang hừng hực khí thế trước thềm giải đấu AWC 2021 và như thường lệ Team Flash vẫn là lá cờ đầu của nước nhà ở đấu trường quốc tế. Sau năm 2020 bị trì hoãn thì giải đấu Liên Quân Mobile quốc tế AWC đã chính thức trở lại vào tháng 6/2021, đây thực sự là một...