Bạn có muốn bị chồng mắng khi lỡ làm vỡ bát, sếp bêu tên vì mắc lỗi, hay bạn muốn được lắng nghe? Trẻ con cũng y chang vậy!
Dưới góc độ của một vị phụ huynh khi đọc bài viết của TS. Vũ Thu Hương, hotmom Minh Trang cũng có một vài chia sẻ xoay quanh câu chuyện “giáo dục không phạt” đang được chú ý.
Bài viết chia sẻ quan điểm về phương pháp giáo dục “không phạt” của Tiến sĩ (TS.) Vũ Thu Hương vẫn đang là chủ đề được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội với rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Không chỉ vậy, nhiều người làm giáo dục, người nổi tiếng cũng đưa ra những ý kiến xoay quay chủ đề “ trừng phạt và kỷ luật” đang được nhắc đến nhiều.
MC Minh Trang, một bà mẹ 4 con và được nhiều người yêu mến nhờ những bài viết kinh nghiệm nuôi dạy con thú vị cũng đã có chia sẻ về vấn đề này.
Minh Trang cho biết, cô không bàn thêm về các phát ngôn của TS. Vũ Thu Hương. Bản thân Minh Trang từng làm việc với TS. Vũ Thu Hương ở ngoài đời, cô luôn tôn trọng, nể phục những nỗ lực và đóng góp của nữ TS. này với công việc mà chị đang làm.
” Những điều chị Hương nói đến trong bài, nếu để phân tích cặn kẽ sẽ liên quan tới khoa học giáo dục, tâm lý học, tới trách nhiệm vĩ mô của các cơ quan chính phủ về luật, về giáo dục… Mình chỉ là một phụ huynh, mình đọc bài của chị Hương và mình nghĩ tới những ĐIỀU MÌNH CÓ THỂ LÀM, có thể THAY ĐỔI với chính em bé của mình, với chính mình và trong khuôn khổ gia đình nhỏ của mình ” – Minh Trang nói.
MC Minh Trang là bà mẹ 4 con có nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con thú vị.
Tâm sự về câu chuyện nuôi dạy con của mình, Minh Trang kể những lúc dễ nổi nóng, dễ tiêu cực, lúc việc nuôi dạy con bỗng trở nên căng thẳng, những việc đang làm khiến bản thân thấy thật quá sức… Cô thường tạm dẹp hết những phương pháp giáo dục với những cái tên thật kêu, hay những nghiên cứu khoa học cao siêu gì đó. Thay vào đó, hot mom 4 con sẽ nhắm mắt lại, hít thở sâu 3 nhịp và tưởng tượng, sẽ ra sao nếu chính mình được đối xử theo cách mình đang đối xử với con?
” Bạn thử cùng nghĩ nhé!
Có khách tới chơi và ăn tối, bạn đang dọn mâm thì lỡ tay đánh rơi cái bát, ngay lập tức chồng bạn sẽ quát lớn, chê bạn hậu đậu, phạt bạn không được ăn tối, thậm chí đánh bạn… Hay anh ấy sẽ cười xòa, cùng dọn dẹp và nhắc bạn lần sau cẩn thận hơn?
Bạn vào công ty mới, nhận vị trí mới, đang trong thời gian học việc, bạn bỡ ngỡ với mọi thứ. Bạn sẽ bị mang ra trước toàn công ty, nêu tên, nêu đích danh lỗi sai, bị sếp và đồng nghiệp quát mắng, bị phạt chùi toilet công ty 1 tháng… Hay bạn sẽ được nhắc nhở, cho cơ hội để dành thời gian quan sát, học hỏi, được làm thử và được bao dung với những sai sót ban đầu để tiến bộ dần dần? Bạn có thể bị trừ lương hoặc thậm chí cho thôi việc do không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng danh dự và con người của bạn luôn được tôn trọng?
Bạn vừa sinh con, chăm con nhỏ, vừa tiếp tục làm việc. Chẳng may con bị ốm sốt. Bạn sẽ bị cả nhà xúm lại trách móc, bị đem ra so sánh với các cô vợ nhà hàng xóm, bị “dán nhãn” là mẹ đoảng, không biết chăm con, tham việc, bỏ bê gia đình… Hay bạn sẽ được cả nhà cùng hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Chồng bạn sẽ dành thời gian san sẻ việc nhà, hỗ trợ chăm con, trao đổi và thấu hiểu bạn, chấp nhận thực tế rằng con ốm sốt có thể do rất nhiều nguyên nhân và bạn đã làm hết sức có thể với tình yêu thương và hiểu biết, thời gian tốt nhất của chính bạn…?
Video đang HOT
Chúng ta luôn mong được lắng nghe, chia sẻ, được thấu hiểu, được trao cơ hội, không thích bị trừng phạt về thân thể, bị xúc phạm danh dự, bị đe doạ, sỉ nhục… thì trẻ con cũng y chang vậy ” – Minh Trang nêu ví dụ.
4 nhóc tỳ đáng yêu nhà MC Minh Trang.
Nữ MC cho rằng, nếu bạn muốn được lắng nghe, được tôn trọng, bạn muốn con của mình được tôn trọng, lắng nghe, và chính con cũng sẽ tôn trọng, lắng nghe người khác thì chỉ có cách tôn trọng và lắng nghe con, cho con thấy thế nào là sai, làm sao để đúng, rằng hành trình mỗi ngày của chúng ta là học tập. Học từ cả những sai lầm, rằng con được bao dung, được yêu thương và được trao cơ hội để làm tốt hơn, để có thể vượt qua những giới hạn mà con tự đặt ra cho bản thân.
Những chia sẻ của MC Minh Trang cũng lập tức nhận được nhiều tương tác. Trong đó có những người đồng tình với Minh Trang, song cũng có không ít ý kiến cho rằng nữ MC đưa ra ví dụ chưa thực sự phù hợp vì trẻ con và người lớn hoàn toàn không giống nhau. Người lớn phần nào đã có năng lực phân định đúng sai, tốt xấu và có mục đích rõ ràng cho việc cần phải thay đổi nên sẽ nỗ lực để tự thay đổi. Còn trẻ con thì năng lực này vẫn còn hạn chế, cần phải có người lớn chỉ ra.
Hay có ý kiến cho rằng, nếu vợ làm vỡ bát chồng cũng không có quyền mắng, sếp không có quyền bêu riếu nhân viên ở chốn đông người vì đó không phải là quan hệ giáo dục. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con lại khác vì bố mẹ ngoài trách nhiệm nuôi nấng còn cần có trách nhiệm giáo dục con cái. Giáo dục có nhiều cách thức và tùy từng tính cách mà áp dụng những phương pháp khác nhau.
TS giáo dục nói: "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ", phụ huynh phản ứng dữ dội
Quan điểm của TS. Vũ Thu Hương về phong cách giáo dục "không phạt" đang nhận được sự quan tâm, tranh luận của các bậc phụ huynh.
Quan điểm dạy trẻ của Tiến sĩ giáo dục gây tranh cãi
Mới đây, chia sẻ của Tiến sĩ (TS.) Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội về phong cách giáo dục "không phạt" xuất hiện ở nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Theo TS. Vũ Thu Hương, phong cách giáo dục này khiến người ta lên án mọi hình phạt. Dĩ nhiên, việc đánh, chửi, xúc phạm trẻ là không được song ngay cả các hình phạt như "chép phạt", "phạt không tập thể dục"... mà nhiều phụ huynh cũng lên án thì TS. Hương nhận thấy, điều đó sẽ khiến trẻ phải gánh chịu nhiều hậu quả.
Những hậu quả đó có thể kể đến như: Một số không nhỏ trẻ 6 tuổi không học được do bố mẹ dạy theo phong cách này, trẻ phản ứng với mọi hình thức kỷ luật của cô giáo, không có ý thức tuân thủ các quy định, trẻ coi thường cha mẹ, người lớn, nhà trường bất lực, tìm cách "tống cổ" học sinh bất trị ra khỏi trường...
Quan điểm về phong cách giáo dục "không phạt" của Tiến sĩ Vũ Thu Hương đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ.
Ngay lập tức, những chia sẻ của TS. Vũ Thu Hương đã làm nổ ra nhiều ý kiến trái chiều. Người đồng tình với chị nhiều, người phản đối cũng không ít. Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.
Phụ huynh đồng tình: Không nên dạy con theo kiểu thỏa hiệp
Bày tỏ quan điểm trên MXH, những người đồng tình với TS. Vũ Thu Hương viết:
- " Các bạn biết rằng từ 0 - 8 tuổi là một đứa bé đã gần như hoàn thiện 80% nhân cách - quan điểm sống cơ bản. Nghĩa là thời điểm này giáo dục trẻ nhỏ rất quan trọng. Nó sẽ quyết định con bạn là ai. Mình cũng từng đọc vài bài viết, con trẻ bất cẩn va phải cái ghế thế là nó khóc, bố mẹ lại không bao giờ nói cho con biết là chính sự bất cẩn của con hay nói đúng hơn là lỗi của con, mà cứ nói đến lỗi của cái ghế, tại cái ghế mà đã làm đau đứa bé. Mình đồng quan điểm TS., nhưng mọi cái phạt đều có mức giới hạn và sự cho phép ".
- " Không nên dùng đòn roi, đánh đập nhưng cũng không thể dạy theo con kiểu thỏa hiệp, khuyên răn, nuông chiều. Giáo dục là phải nghiêm, không nhất thiết phải phạt nặng, cha mẹ là người dẫn đường và cũng là người chỉ huy, không phải là người đội "những ông con trời" lên đầu ".
- " Giáo dục xưa và nay khác quá nhiều. Xưa ông cha chú trọng vào cái Nhân - nơi xuất phát, khởi điểm của tất cả những gì của 1 đời con người. Học trò xưa được dạy rất kỹ, thưởng phạt phân minh, đúng thì thưởng, sai thì phạt, giờ "con vàng con bạc" nhiều quá. Chưa kể, một bộ phận thầy cô cũng không còn giữ được phẩm chất nhà giáo.
Ngày xưa cãi thầy - đánh bạn là 1 tội lớn, còn giờ chửi thầy, xúc phạm thầy cô, đánh nhau còn đăng lên Facebook, rồi văn hóa đồi trụy, bạo lực, tạo nên những lối sống lệch lạc, còn gì là "Tiên học lễ - Hậu học văn", "kính trên nhường dưới"?
Thưởng hay phạt, khen hay chê thì các thầy các cô nên xuất phát từ tình cảm, tình thương và đạo đức nhà giáo, đó là điều quan trọng. Phụ huynh cũng nên bỏ tư tưởng "xưa tôi học khổ rồi, giờ muốn con tôi học vui vẻ, sung sướng", vì "ngọc bất trác, bất thành khí ".
- " Giáo dục ở phương Tây người ta vẫn phạt khi trẻ hư như bằng các biện pháp: Cấm túc, chép phạt nội quy, bắt dọn vệ sinh phòng học cuối giờ, quét sân trường, cấm hoặc hạn chế giờ chơi game, hoạt động ngoại khoá... Chứ phải đâu chỉ có đánh, chửi. Tôi thấy bạn bè xung quanh mình, những ai được giáo dục nghiêm khắc đều trở thành người tử tế hơn những bạn được nuông chiều ".
Nhiều người phản bác: Cần nuôi dạy con với trái tim của một vị Phật
Tuy nhiên, không đồng tình với TS. Vũ Thu Hương, nhiều người cho rằng:
- " Trẻ càng nhỏ càng hạn chế phạt và tăng khen sẽ tạo ra tính tích cực ở trẻ, như vậy vẫn tốt hơn. Xin đừng nghĩ là trẻ không nhớ gì, thực ra những hành động và lời nói của người lớn vẫn được trẻ ghi nhớ vào tiềm thức. Nếu hành động, cử chỉ, lời nói tốt được ghi nhớ trong tiềm thức thì đến một lúc nào đó, trẻ sẽ tự có hành động và lời nói tương ứng như những gì người lớn đã làm với trẻ ".
- " Nhà mình sống với tư duy khen con trước rồi chỉ ra cái sai sau, và cố gắng dạy con theo cách như vậy, cũng căng thẳng lắm nhưng phải cố thôi. Vậy mới bảo làm nghề sư phạm không phải ai cũng làm được, chỉ người có tâm và yêu trẻ mới làm được thôi ".
Nhiều ý kiến không ủng hộ quan điểm của TS. Vũ Thu Hương.
- " Tôi không hiểu sao Tiến sĩ giáo dục lại có quan điểm như thế này? Trong bài đề cập học sinh đi học vài hôm là chán không chịu viết, không chịu học nên phải phạt? Học sinh thấy chán học không phải phần lớn do cách dạy, truyền đạt của người lớn hay sao?
Thầy cô thử giảng hay, mới mẻ thì trẻ con có thích không? Tư tưởng nhiều người bị ảnh hưởng từ cách giáo dục ngày xưa của ông bà quá, không chịu nhìn nhận lại bản thân mà vấn đề luôn ở người khác. Trẻ vấp ngã thì tại con chuột, cái bàn đây mà! ".
- " Phạt bằng hình thức nào, và kết quả của việc phạt đó sẽ ảnh hưởng ra sao mới là điều quan trọng. Phải có nghiên cứu đàng hoàng chứ không phải chửi học sinh là: "óc trâu" cho sướng miệng giáo viên hay trút bực dọc bằng bạo lực.
Nhiều giáo viên đánh mắng, chửi học sinh nhưng lại không nói rõ con sai gì và định hướng sửa như thế nào? Cháu mình đi nhà trẻ, vì ăn chậm nên cô nhốt trong phòng tối mấy tiếng đồng hồ khiến thằng bé hoảng loạn mấy tháng trời mà không hiểu sao mình bị phạt.
Còn con đồng nghiệp mình, lớp 3, bị đem ra trước lớp bêu rếu, làm con bé buồn và không dám đi học... ".
Hiện tại, chia sẻ của TS. Vũ Thu Hương vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Điều đó cho thấy, mỗi người có một quan điểm nuôi dạy con khác nhau. Mỗi phụ huynh, mỗi người làm giáo dục cần hiểu trẻ và có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đòn roi và sỉ nhục là điều tuyệt đối không được áp dụng.
"Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ": Vì sao bị ném đá? "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. TS Vũ Thu Hương- tác giả quan điểm này cho rằng, có thể điều này không "lọt tai" nhưng tốt cho trẻ. Trao đổi với PV Dân trí rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, từ "phạt" nghe...