Bạn có hay bị thức giấc giữa đêm không? Hãy thử những điều sau
Làm gì khi bạn thức dậy vào giữa đêm?
Ảnh: Shutterstock
Thức giấc giữa đêm khá phổ biến. Một báo cáo cho rằng có khoảng 35% dân số mắc chứng thức giấc giữa đêm. Thức giấc giữa đêm làm bạn cảm thấy rất uể oải, thiếu sức sống vào ngày hôm sau, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chu kì giấc ngủ của bạn, khiến bạn không ngủ đủ giấc cần thiết.
Tất nhiên, gọi cho một người bạn có thể không phải là câu trả lời hữu ích nhất để giúp bạn trở lại giấc ngủ. Bởi, trò chuyện vào giữa đêm có thể sẽ làm bạn phấn khích, thay vì thư giãn để đưa bạn trở lại giấc ngủ.
Bạn lật người và thử tư thế ngủ mới, lo lắng về một điều gì đó hay suy nghĩ về công việc phải chuẩn bị ngày mai. Bộ não của bạn đang trong tình trạng quá căng thẳng để có thể chìm vào giấc ngủ.
Vậy, làm thế nào để thư giãn và trở lại giấc ngủ?
Nếu bạn không mắc phải một số chứng bệnh dẫn đến mất ngủ như viêm khớp, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, đau mạn tính, các vấn đề về nội tiết hoặc đường tiêu hóa, thì hãy thử những điều sau, theo Healthy Women.
Thử ngủ trong một căn phòng khác
Nhiều chuyên gia đề nghị bạn nên thử ngủ trong một căn phòng khác. Nhưng điều đó không hiệu quả với tất cả mọi người. Khi thức dậy, bạn phải bật đèn và di chuyển xung quanh. Bộ não của bạn sẽ phản ứng với bóng đèn đang sáng và cho rằng đã đến lúc phải thức dậy, nhịp tim của bạn sẽ tăng mạnh – tất cả đều trái ngược với trạng thái khi ngủ. Thay vào đó, hãy nằm trên giường và làm những điều sau đây để tiếp tục giấc ngủ.
Nếu có ánh sáng chiếu vào phòng, hãy che lại. Khi bạn đang cố gắng ngủ, một chút ánh sáng bên ngoài cũng có thể là kẻ phá hoại giấc ngủ. Hãy đảm bảo rèm cửa sổ của bạn được khép kỹ và mọi nguồn đèn như đèn từ điện thoại, wifi hay đồng hồ đều ở góc khuất.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng tấm bịt mắt để có giấc ngủ ngon hơn.
Thả lỏng tâm trí của bạn
Video đang HOT
Hãy thử hít thở sâu hoặc thiền, điều này có thể giúp bạn thư giãn. Bạn cũng có thể để một tờ ghi chú và bút tại đầu giường sau đó viết ra bất kỳ suy nghĩ ngẫu nhiên hoặc những việc bạn phải làm vào ngày hôm sau.
Việc làm này giúp đánh lạc hướng tâm trí của bạn khỏi việc suy nghĩ miên man và giúp bộ não của bạn yên tâm và thoải mái hơn.
Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ
Đôi khi một căn phòng quá ấm có thể khiến bạn thức dậy. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ ngủ tối ưu là khoảng 18 độ C.
Chặn tiếng ồn
Đôi khi một giấc ngủ ngon không nhất thiết phải ở trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh, nhưng âm thanh xung quanh cần phải hơi trầm và đều. Ví dụ như tiếng điều hòa hay tiếng quạt.
Hãy chú ý đến thời gian và thức uống bạn sử dụng trước khi đi ngủ
Bạn không nên uống cà phê sau khoảng 2 giờ chiều, vì nó có thể tác động rất lâu đến bộ não của bạn. Đối với rượu, ban đầu có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, nhưng nó làm rối loạn chu kì giấc ngủ sâu của bạn – giai đoạn mà cơ thể bạn tự phục hồi và sửa chữa nhiều nhất.
Theo Thanh niên
Điều chưa biết về hội chứng mũi rỗng kỳ lạ mà ít người ngờ đến
Dưới đây là tất tần tật các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hội chứng mũi rỗng mà bạn cần biết.
Hội chứng mũi rỗng là một loại rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến mũi và hốc mũi. Căn bệnh này thường gặp ở những người đã phẫu thuật mũi như phẫu thuật cắt bỏ xoắn mũi.
Nguyên nhân gây ra hội chứng mũi rỗng
Một người đã phẫu thuật mũi hoặc hốc mũi có nguy cơ mắc hội chứng mũi trống rỗng cao hơn. Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và giảm cuốn mũi là các phẫu thuật được thực hiện để điều chỉnh vách ngăn lệch và cuốn mũi mở rộng. Những ca phẫu thuật này được thực hiện để cải thiện các vấn đề về hô hấp do vách ngăn bị lệch, chẳng hạn như luồng khí bất thường và ngưng thở khi ngủ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hô hấp của người bệnh có vấn đề sau khi phẫu thuật hốc mũi. Tình trạng này được gọi là hội chứng mũi rỗng.
Triệu chứng của hội chứng mũi rỗng
- Khó thở
- Khô mũi và đóng vảy
- Ra máu cam
- Nhức đầu
- Thở hổn hển
- Sưng mũi và đau mũi
- Mệt mỏi
- Thiếu chất nhầy bên trong mũi
- Chóng mặt
- Giảm khứu giác hoặc vị giác
- Đánh trống ngực
Hội chứng mũi rỗng cũng gây ra các triệu chứng như trầm cảm và lo lắng.
Điều trị hội chứng mũi rỗng
Điều trị hội chứng mũi rỗng nhằm làm giảm các triệu chứng tạm thời. Các phương pháp điều trị tại chỗ như nước muối hoặc thuốc xịt nước muối có thể giữ ẩm cho mũi, nhưng chúng có thể loại bỏ chất nhầy và peptide có lợi trong khoang mũi.
Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị tại nhà cực hiệu quả bao gồm:
- Mở máy tạo độ ẩm khi đi ngủ
- Ở trong môi trường ấm áp và ẩm ướt
- Uống súp nóng và nước
- Sử dụng thuốc xịt mũi kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại
- Thoa kem nội tiết tố bên trong mũi để tăng kích thước mô turbinate
- Cấy ghép mô hoặc dùng vật liệu khác để tăng kích thước của cuốn mũi còn lại trong mũi.
Ngọc Huyền
Theo Boldsky/emdep
Khó ngủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 1,35 lần so với những người ngủ ngon. Theo một nghiên cứu mới, ung thư tuyến tiền liệt có thể liên quan đến khó ngủ. Các chuyên gia của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã phân tích hơn 80.000 bệnh...