“Bàn cờ” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ở Syria

Theo dõi VGT trên

Syria hậu Assad có thể trở thành bàn cờ chính trị và là ngòi nổ bùng phát mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Dù vậy, cả hai quốc gia vẫn sẽ thận trọng, tránh để căng thẳng leo thang.

Bàn cờ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ở Syria - Hình 1

Người Syria tại Istanbul cầm ảnh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ăn mừng sự sụp đổ của chính quyền Assad (Ảnh: AFP).

Hồi đầu tháng này, một Ủy ban của chính phủ Israel do cựu Cố vấn An ninh quốc gia Jacob Nagel đứng đầu công bố báo cáo nhận định Israel cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột vũ trang với Thổ Nhĩ Kỳ.

“Mối đe dọa từ Syria có thể trở nên nguy hiểm hơn cả đe dọa từ Iran”, bản báo cáo nhận định và cảnh báo các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có thể gây mất ổn định khu vực.

Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và trong bối cảnh ảnh hưởng của Iran sụt giảm, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã tăng cường hiện diện tại bàn cờ Syria. Chính điều này có thể mở ra mặt trận mới, đẩy hai nước tới nguy cơ nổ ra xung đột.

Ngòi nổ mâu thuẫn

Tại Israel đã có nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng leo thang căng thẳng – thậm chí là nổ ra xung đột vũ trang – với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh lực lượng vũ trang của Ankara đang hiện diện gần hơn với lãnh thổ Israel.

“Có khả năng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nổ ra xung đột quân sự trong tương lai. Đây là điều chưa có tiền lệ – giống với tất cả những sự kiện chúng ta đang chứng kiến tại khu vực gần đây”, giáo sư Efrat Aviv, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat, nói với Jerusalem Post.

“Thổ Nhĩ Kỳ rất cứng rắn về lợi ích của họ tại Syria. Ông Erdogan muốn củng cố ảnh hưởng tại đây và mong chính phủ mới nằm dưới sự bảo trợ của ông”, ông Aviv nói thêm, chỉ ra Thổ Nhĩ Kỳ đã tung các khoản đầu tư lớn vào Syria để giúp xã hội nước này thân Thổ Nhĩ Kỳ hơn.

Đa số phe phái đối lập trong liên minh lật đổ Tổng thống Assad do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) – nhóm vũ trang chủ đạo, dẫn đầu chiến dịch quân sự vừa qua – cũng không phải ngoại lệ.

“Về bản chất, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành láng giềng phương Bắc của Israel – điều chúng ta chưa bao giờ thấy”, bà Gallia Lindenstrauss, chuyên gia Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia Israel (INSS), nói. “Sự hiện diện của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Nam Syria sẽ là vấn đề với Israel và mang đến nguy cơ xung đột”.

Theo bà Lindenstrauss, bên cạnh thách thức kể trên, Israel còn lo ngại Syria vẫn sẽ tiếp tục là tuyến đường trung chuyển vũ khí của Iran. Đây là lý do Israel vẫn sẽ cần duy trì hoạt động tại Syria kể cả khi Damascus có chính quyền mới.

Quân đội Israel đã tiến vào một số khu vực tiếp giáp Cao nguyên Golan – vùng lãnh thổ mà Israel đã chiếm đóng của Syria từ năm 1967. Tel Aviv tuyên bố mục tiêu của họ là ngăn chặn các mối đe dọa có thể xảy ra, không để các thế lực thù địch xâm nhập biên giới.

Video đang HOT

Một trong những ngòi nổ tiềm tàng khác trong quan hệ giữa Ankara và Tel Aviv là quan hệ giữa Israel và lực lượng người Kurd ở Syria. Israel không có quan hệ chính thức với lực lượng này, tuy nhiên vẫn giữ liên kết không chính thức để thực thi chiến lược làm suy yếu ảnh hưởng của Iran tại khu vực.

Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng 11/2024, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa’ar kêu gọi tăng cường quan hệ với cộng đồng người Kurd. Sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ, ông Sa’ar nhận định cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ đạo đức đối với người Kurd tại Syria.

Ông Sa’ar cũng đã thảo luận với lãnh đạo cộng đồng người Kurd Syria và đưa ra “bảo đảm tích cực” đối với các quyền lợi của cộng đồng này, truyền thông của người Kurd tiết lộ.

Bàn cờ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ở Syria - Hình 2

Một phương tiện quân sự của Israel di chuyển ở phía Syria của đường ranh giới ngừng bắn năm 1967 (Ảnh: Reuters).

Đây sẽ là điều khó có thể khiến Ankara hài lòng. Thổ Nhĩ Kỳ coi Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) – nhóm vũ trang chính của người Kurd tại Syria – là “tổ chức khủng bố”. Các phe phái thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd vẫn đang giao tranh ở Đông Bắc Syria.

Một “mặt trận” khác sẽ là cuộc đua giành vị trí quốc gia trung chuyển dầu khí giữa các nước vùng Vịnh và châu Âu. Với việc chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây có cơ hội hiện thực hóa kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu khí qua lãnh thổ Syria để kết nối quốc gia này với các nước Ả Rập vùng Vịnh.

Tuy nhiên, Israel cũng có tham vọng trở thành cầu nối về năng lượng giữa châu Âu và các nước Ả Rập. Nếu đường ống dẫn khí kết nối Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Vịnh được thiết lập, khả năng Israel trở thành điểm trung chuyển dầu khí từ vùng Vịnh – đặc biệt là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) – sang châu Âu sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Quan hệ thăng trầm

Mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm. Trước khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát, quan hệ song phương giữa Tel Aviv và Ankara dường như dần ấm lên.

Tuy vậy, sau ngày 7/10/2023, quan hệ giữa hai bên tụt dốc. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cắt đứt quan hệ thương mại với Israel, ngăn các quan chức cấp cao Israel bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc Israel diệt chủng trên diễn đàn quốc tế. Ông thậm chí tuyên bố quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một ngày nào đó có thể giúp đỡ người dân Palestine.

Bất chấp tuyên bố đó, Thổ Nhĩ Kỳ dường như không có lý do gì để kích động quan hệ với Israel vào lúc này. Theo nguồn tin của ông Ragip Soylu, trưởng cơ quan thường trú tổ chức tin tức Middle East Eye tại Ankara, giới chức Syria có ý định mời cố vấn Thổ Nhĩ Kỳ tới các học viện và căn cứ quân sự nước này để hỗ trợ xây dựng lực lượng quân đội.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ hiện diện hạn chế và sẽ không vượt quá Hama hoặc Damascus. Đây là cách mà Ankara trấn an Tel Aviv, khẳng định họ không có ý định tấn công.

Theo các chuyên gia, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều có lý do để giữ gìn quan hệ với đối phương để bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực.

“Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ với Israel có vai trò quan trọng trong việc giữ khả năng tiếp cận với người Palestine, cả ở dải Gaza lẫn tại khu Bờ Tây. Đối với Israel, họ không cần thêm kẻ thù khi đã bị bao vây bởi các kẻ thù”, ông Cohen Yanarocak, chuyên gia tại Trung tâm Moshe Dayan về nghiên cứu Trung Đông và châu Phi (Israel), nói.

Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria

Trong nhiều thế kỷ qua, các cường quốc đã chiến đấu để tranh giành ảnh hưởng ở vùng lãnh thổ ngày nay được gọi là Syria, mỗi bên đều tìm thấy phần thưởng ở vị trí chiến lược của mình.

Cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria - Hình 1
Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Trong cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria, Iran, Nga và nhóm chiến binh Hezbollah của Liban đã hậu thuẫn cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác hậu thuẫn cho nhiều nhóm đối lập khác nhau.

Hiện tại, sau một cuộc tiến công chớp nhoáng của quân nổi dậy và sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ của ông al-Assad, các cường quốc đang tranh giành lợi thế bên trong đường biên giới Syria. Lần đầu tiên sau nhiều năm, bầu trời không còn máy bay ném bom của Syria và Nga, nhưng các cuộc không kích của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẫn tiếp diễn.

Dưới đây là những quốc gia đã có mặt ở Syria, và những gì họ có thể đạt được và mất đi khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ.

THỔ NHĨ KỲ:

Thổ Nhĩ Kỳ có hai mối quan tâm chính ở Syria: Người Kurd và người tị nạn.

Miền Đông Syria là nơi sinh sống của một nhóm người Kurd đông đảo, mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi là đồng minh với các nhóm ly khai người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này cũng đang tiếp nhận gần 4 triệu người tị nạn Syria, và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan rất muốn họ trở về nhà.

Thổ Nhĩ Kỳ, nơi từng là thủ phủ của Đế chế Ottoman rộng lớn bao gồm phần lớn Syria, đã ủng hộ một loạt các nhóm đối lập khác nhau nắm giữ lãnh thổ dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong những nhóm đó, Hayat Tahrir al Shams (HTS), đã chỉ huy cuộc tấn công lật đổ ông al-Assad. Nhóm này cũng được hưởng lợi từ sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Không rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có chấp thuận thành quả của HTS hay không. Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi nhất của Ankara là với Quân đội Quốc gia Syria (SNA), lực lượng này gần như hoạt động như một lực lượng ủy nhiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ, và đổi lại, họ đã đẩy người Kurd Syria, mà người Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa an ninh, ra khỏi biên giới. Chỉ trong vài ngày qua, lực lượng đối lập do HTS lãnh đạo, giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, giao tranh đã bùng phát giữa SNA và người Kurd ở đông bắc Syria, tập trung ở Manbij, một thành phố do người Kurd kiểm soát gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện có vẻ là thế lực nước ngoài có quyền tiếp cận và ảnh hưởng nhiều nhất với các nhóm vũ trang hiện đang nắm quyền và ở vị trí thuận lợi để theo đuổi các mục tiêu riêng của mình ở Syria. Điều đó có thể đồng nghĩa với các cuộc tấn công tiếp theo nhằm vào người Kurd Syria và sự trở về của những người tị nạn hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ.

ISRAEL

Israel đã tiến hành ba cuộc chiến với Syria và có nhiều cuộc xung đột vũ trang hơn nữa. Nước này nắm giữ phần lớn lãnh thổ miền núi ở phía tây nam Syria được gọi là Cao nguyên Golan, mặc dù không được Liên hợp quốc và nhiều quốc gia khác công nhận.

Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria - Hình 2
Binh sĩ Israel được triển khai gần vùng đệm ở Cao nguyên Golan ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Trong cuộc nội chiến Syria, Israel thường xuyên tiến hành các cuộc không kích vào kho vũ khí và nhân sự được cho là của Iran và Hezbollah tại Syria. Vào tháng 4, nước này đã ném bom một tòa nhà Đại sứ quán Iran tại Damascus, giết chết các quan chức quân sự và tình báo cấp cao của Iran

Chỉ vài giờ sau khi chính quyền Assad sụp đổ, Israel đã đưa quân vào Cao nguyên Golan, tiến xa hơn khu phi quân sự trong lần đầu tiên công khai xâm nhập vào lãnh thổ Syria kể từ cuộc Chiến tranh tháng 10/1973. Nước này cũng đã tiến hành các cuộc không kích vào các kho vũ khí hóa học bên trong Syria, cùng với các địa điểm phòng không và tên lửa.

Israel tuyên bố những hành động của mình chống lại Hamas và Hezbollah là công cụ lật đổ chính quyền Tổng thống Assad. Nhưng không rõ liệu một chính quyền mới ở Damascus có khiến Israel an toàn hơn không.

IRAN

Mối quan hệ giữa Iran và Syria đã có từ gần 50 năm trước, khi Tổng thống Syria lúc bấy giờ là Hafez Assad ủng hộ Iran trong cuộc chiến kéo dài 8 năm với Iraq. Khi Iran xây dựng một mạng lưới các nhóm có cùng chí hướng trên khắp Trung Đông để đối trọng với Mỹ và Israel, Syria là quốc gia duy nhất trở thành một phần của cái mà Iran gọi là "Trục kháng cự".

Syria đã trở thành tuyến đường tiếp tế trên bộ chính của Iran để vận chuyển vũ khí cho Hezbollah ở Liban. Đổi lại, Iran cử các cố vấn quân sự đến hỗ trợ Tổng thống Assad trong cuộc nội chiến, cùng với các chiến binh từ đồng minh Hezbollah và hai lữ đoàn dưới sự chỉ huy của Lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran.

Với việc ông Assad buộc phải chạy trốn khỏi Syria, Iran sẽ mất đi phần lớn đòn bẩy quân sự của mình ở Liban và Syria.

Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria - Hình 3
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN

NGA

Mối quan hệ giữa Nga và Syria có từ thời Liên Xô. Vào cuối Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ khẳng định sự hiện diện của mình ở các nước Arab, Nga coi chính phủ Tổng thống Assad là một đồng minh quan trọng ở Trung Đông, một đồng minh có thể tạo ra sức mạnh đối trọng với sự hiện diện của Mỹ.

Trong cuộc nội chiến Syria, Nga đã ưu tiên hỗ trợ để duy trì quyền lực cho đồng minh. Họ cũng coi nhà lãnh đạo Syria là thành trì chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo từ Al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo. Nga đã bán vũ khí cho chính phủ Assad, triển khai các chiến binh từ nhóm quân sự tư nhân Wagner, mở rộng căn cứ hải quân ở Tartus và mở một căn cứ không quân gần Damascus.

Với sự sụp đổ của chính quyền Assad, Nga có thể mất đi phần lớn ảnh hưởng của mình ở Syria, nhưng các nhà phân tích cho rằng có lẽ họ sẽ cố gắng giữ lại căn cứ Tartus, đây là cảng Địa Trung Hải duy nhất của Hạm đội Biển Đen. Họ đang có những cử chỉ hòa giải đối với lực lượng đối lập hiện đang kiểm soát đất nước và cho biết còn quá sớm để đưa ra bất kỳ quyết định nào về số phận của các căn cứ quân sự của mình ở Syria.

Cơ hội và mất mát của các cường quốc tại Syria - Hình 4
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tại hội nghị Ngoại trưởng theo định dạng Astana về Syria, ở Doha, Qatar, ngày 7/12/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN

MỸ

Mối quan hệ Mỹ - Syria chưa bao giờ đặc biệt thân thiện. Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria vào năm 1967 trong cuộc chiến tranh Arab - Israel, và đưa Syria vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố vào năm 1979.

Mối quan tâm chính của Mỹ tại Syria hiện nay là đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, lực lượng vẫn hiện diện ở vùng đông bắc và trung tâm của đất nước. Năm 2019, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã rút hầu hết lực lượng Mỹ khỏi Syria, nhưng vẫn còn khoảng 1.000 lính Đặc nhiệm ở lại và họ hợp tác chặt chẽ với quân đội người Kurd Syria.

Tổng thống Biden cho biết hôm 8/12 rằng quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích ở Syria để ngăn IS trỗi dậy trong khoảng trống quyền lực do việc lật đổ ông al-Assad tạo ra. Ông cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ khu vực "nếu có bất kỳ mối đe dọa nào đến từ Syria trong giai đoạn chuyển tiếp".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát sốt khoảnh khắc tỉ phú Elon Musk dắt con trai đến Phòng Bầu dụcPhát sốt khoảnh khắc tỉ phú Elon Musk dắt con trai đến Phòng Bầu dục
20:09:29 13/02/2025
Ông Trump muốn đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ 'ngay lập tức'Ông Trump muốn đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ 'ngay lập tức'
23:52:29 13/02/2025
Lại lật tàu cá có thuyền viên người Việt tại Hàn QuốcLại lật tàu cá có thuyền viên người Việt tại Hàn Quốc
23:21:13 13/02/2025
Nổ lớn tại Đài Loan, 4 người chết, 26 người bị thươngNổ lớn tại Đài Loan, 4 người chết, 26 người bị thương
00:00:39 14/02/2025
Thêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài LoanThêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài Loan
07:49:03 14/02/2025
Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?
05:28:58 15/02/2025
Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"
19:47:21 14/02/2025
Úc và Trung Quốc chỉ trích nhau về vụ bắn pháo sáng tại Biển ĐôngÚc và Trung Quốc chỉ trích nhau về vụ bắn pháo sáng tại Biển Đông
00:06:23 14/02/2025

Tin đang nóng

Hồng Đào nói thẳng về Ngọc Trinh: "Tôi ở trong nghề quá lâu để nhìn người"Hồng Đào nói thẳng về Ngọc Trinh: "Tôi ở trong nghề quá lâu để nhìn người"
05:57:51 15/02/2025
Tình trẻ kém 11 tuổi chính thức công khai Diệp Lâm Anh vào đúng ngày 14/2Tình trẻ kém 11 tuổi chính thức công khai Diệp Lâm Anh vào đúng ngày 14/2
06:21:35 15/02/2025
Giúp việc đòi lương 15 triệu/tháng, còn dọa không đáp ứng sẽ nghỉ, tôi định cho nghỉ thật nhưng chồng bảo phải giữ lại bằng mọi giá!Giúp việc đòi lương 15 triệu/tháng, còn dọa không đáp ứng sẽ nghỉ, tôi định cho nghỉ thật nhưng chồng bảo phải giữ lại bằng mọi giá!
04:22:57 15/02/2025
Câu trả lời của Phạm Hương trước nghi vấn rạn nứt với chồng đại gia?Câu trả lời của Phạm Hương trước nghi vấn rạn nứt với chồng đại gia?
06:18:19 15/02/2025
Vợ ở nước ngoài, hoảng hốt thấy ảnh cưới của chồng với cô gái trẻVợ ở nước ngoài, hoảng hốt thấy ảnh cưới của chồng với cô gái trẻ
07:46:17 15/02/2025
Thấy chồng rũ rượi sau chuyến về quê ăn giỗ, tôi phát hiện 3 từ trong điện thoại anh mà uất nghẹn bật khóc: "Sao vẫn lại là anh?"Thấy chồng rũ rượi sau chuyến về quê ăn giỗ, tôi phát hiện 3 từ trong điện thoại anh mà uất nghẹn bật khóc: "Sao vẫn lại là anh?"
04:19:59 15/02/2025
Cơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiênCơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiên
05:53:34 15/02/2025
Cựu 'bom sex' bỏ soi gương sau khi mặt biến dạng vì thẩm mỹ quá đàCựu 'bom sex' bỏ soi gương sau khi mặt biến dạng vì thẩm mỹ quá đà
05:59:30 15/02/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga với một điều kiện

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga với một điều kiện

06:12:39 15/02/2025
Theo đó, ông Zelensky khẳng định rằng việc đàm phán với phía Nga chỉ được thực hiện một khi Kiev đạt được lập trường chung với Mỹ và châu Âu về cách chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm.
Điện Kremlin yêu cầu Mỹ làm rõ phát ngôn của Phó Tổng thống Vance

Điện Kremlin yêu cầu Mỹ làm rõ phát ngôn của Phó Tổng thống Vance

06:11:57 15/02/2025
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova xác nhận rằng Nga không tham dự Hội nghị An ninh Munich vì không nhận được lời mời. Bà cáo buộc sự kiện này đã trở thành một diễn đàn mang tính phá hoại, thiên vị Ukraine .
Căng thẳng leo thang giữa Iran và Liban liên quan đến hoạt động hàng không

Căng thẳng leo thang giữa Iran và Liban liên quan đến hoạt động hàng không

06:11:15 15/02/2025
Vụ tranh cãi giữa hai nước khiến hàng trăm hành khách Liban bị mắc kẹt tại sân bay Tehran hơn bốn giờ sau khi chuyến bay của Iran Air từ Tehran đến Beirut bị hủy do không nhận được phép hạ cánh từ phía Liban.
Kế hoạch cử 5.000 binh sỹ Anh gìn giữ hòa bình tại Ukraine liệu có khả thi?

Kế hoạch cử 5.000 binh sỹ Anh gìn giữ hòa bình tại Ukraine liệu có khả thi?

05:50:13 15/02/2025
Việc Anh triển khai quân tới Ukraine để hỗ trợ gìn giữ hòa bình trong trường hợp đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến sự với Nga sẽ là một thảm họa , cựu Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo.
Nga phản ứng trước vụ tấn công nhà máy hạt nhân Chernobyl

Nga phản ứng trước vụ tấn công nhà máy hạt nhân Chernobyl

05:48:08 15/02/2025
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc một UAV của Nga đã tấn công cấu trúc bảo vệ lò phản ứng số 4 bị phá hủy tại nhà máy Chernobyl. Ông Zelensky cho biết vụ việc đã gây thiệt hại đáng kể .
WSJ: Mỹ có thể sử dụng các biện pháp gây sức ép với Nga về thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraine

WSJ: Mỹ có thể sử dụng các biện pháp gây sức ép với Nga về thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraine

05:46:31 15/02/2025
Theo ông Vance, Tổng thống Trump hoàn toàn nắm rõ tình hình và không bước vào quá trình này một cách bị động, đồng thời khẳng định: "Mọi lựa chọn vẫn còn trên bàn và chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận".
Giri choco - Truyền thống ngọt ngào ngày Valentine đang dần biến mất ở Nhật Bản

Giri choco - Truyền thống ngọt ngào ngày Valentine đang dần biến mất ở Nhật Bản

05:39:11 15/02/2025
Tuy nhiên, làn sóng phản đối đã gia tăng trong nhiều năm qua. Ngày nay, khi phụ nữ đang ngày càng chiếm đa số trong lực lượng lao động, nhiều người cảm thấy phong tục này khá tốn kém và mất thời gian.
Nhật Bản: Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bắt đầu tháo dỡ bể chứa nước

Nhật Bản: Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bắt đầu tháo dỡ bể chứa nước

05:27:35 15/02/2025
Nước đã được lọc để loại bỏ nhiều vật liệu phóng xạ, nhưng vẫn được tích trong hơn 1.000 bể chứa, chiếm phần lớn diện tích của nhà máy.
Củng cố niềm tin và động lực cho hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Củng cố niềm tin và động lực cho hợp tác ASEAN - Trung Quốc

05:25:30 15/02/2025
Với những tiến triển tích cực về mọi mặt thời gian qua, quan hệ ASEAN - Trung Quốc hiện là một trong những mối quan hệ năng động, thực chất và hiệu quả nhất.
Slovakia: Ukraine mua khí đốt Nga qua EU sau khi khóa van trung chuyển

Slovakia: Ukraine mua khí đốt Nga qua EU sau khi khóa van trung chuyển

23:53:44 14/02/2025
Ukraine đã mua khí đốt của Nga thông qua các công ty năng lượng của EU, Bộ trưởng Ngoại giao và Châu Âu Slovakia, Juraj Blanar cho biết. Trước đó, Kiev đã từ chối gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ của mình sang châu...
Mỹ công bố kế hoạch áp thuế với hàng loạt quốc gia

Mỹ công bố kế hoạch áp thuế với hàng loạt quốc gia

23:52:04 14/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị đội ngũ của mình lên kế hoạch áp thuế đối ứng đối với tất cả các nước áp thuế lên hàng hóa Mỹ.
Châu Âu như "ngồi trên đống lửa" khi Nga, Mỹ thảo luận về chiến sự Ukraine

Châu Âu như "ngồi trên đống lửa" khi Nga, Mỹ thảo luận về chiến sự Ukraine

23:40:52 14/02/2025
Châu Âu bày tỏ sự lo ngại khi họ chưa được tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Du khách Việt Nam được miễn thị thực đến Xishuangbanna (Vân Nam, Trung Quốc)

Du khách Việt Nam được miễn thị thực đến Xishuangbanna (Vân Nam, Trung Quốc)

Du lịch

08:12:45 15/02/2025
Cục Quản lý Di dân quốc gia Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực nhập cảnh vào Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna), Vân Nam, Trung Quốc đối với các đoàn khách du lịch của các nước ASEAN
Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội đổi đời nhờ quyết định "dừng mua sắm" trong vòng 1 năm

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội đổi đời nhờ quyết định "dừng mua sắm" trong vòng 1 năm

Sáng tạo

08:10:15 15/02/2025
Mua sắm được nhiều người xem là cách giải tỏa stress hữu hiệu, thế nhưng nó cũng ngốn của bạn phần lớn số lương kiếm được.
Hoang tưởng bị nhà mạng theo dõi, vác dao đến công ty FPT đe doạ nhân viên

Hoang tưởng bị nhà mạng theo dõi, vác dao đến công ty FPT đe doạ nhân viên

Pháp luật

08:08:03 15/02/2025
Chiều 13/2, Công an TP Nam Định đã tạm giữ hình sự đối tượng Trần Huy Tú (SN 1986) về hành vi đe dọa giết người. Qua test nhanh xác định, đối tượng âm tính với các chất ma tuý.
Ngày đặc biệt của đôi vợ chồng bên nhau gần 6 thập kỷ ở Yên Bái

Ngày đặc biệt của đôi vợ chồng bên nhau gần 6 thập kỷ ở Yên Bái

Netizen

08:07:36 15/02/2025
Nguyễn Thảo Linh (SN 1997, Yên Bái) chia sẻ, 5/2 vừa qua là một ngày đáng nhớ với cô và đại gia đình. Đó vừa là ngày ông nội cô - ông Nguyễn Hồng Công mừng thọ tuổi 85, vừa là ngày kỷ niệm 57 năm ngày cưới của ông bà.
Sao Việt 15/2: Hà Hồ, Kim Lý lãng mạn, ông xã nói yêu Đỗ Mỹ Linh đến tận thế

Sao Việt 15/2: Hà Hồ, Kim Lý lãng mạn, ông xã nói yêu Đỗ Mỹ Linh đến tận thế

Sao việt

07:55:49 15/02/2025
Vợ chồng Hồ Ngọc Hà khoe những khoảnh khắc lãng mạn bên nhau, Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang đăng hình tình tứ cùng Đỗ Mỹ Linh và nói lời yêu ngọt ngào với vợ.
Bí mật về loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu ở Việt Nam

Bí mật về loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu ở Việt Nam

Lạ vui

07:54:37 15/02/2025
Thằn lằn cá sấu là sinh vật xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước, chỉ có ở Trung Quốc và một số vùng rừng hẹp ở miền Bắc của Việt Nam.
Nhà mình lạ lắm - Tập cuối: Thành trả giá cho tội ác mình gây ra

Nhà mình lạ lắm - Tập cuối: Thành trả giá cho tội ác mình gây ra

Phim việt

07:51:02 15/02/2025
Cuối cùng, Thành đã phải trả giá cho những tội ác mà mình đã gây ra. Nhóm Huân cũng trở lại với cuộc sống bình yên.
Kendrick Lamar tại Super Bowl Halftime Show: Lớn hơn cả âm nhạc

Kendrick Lamar tại Super Bowl Halftime Show: Lớn hơn cả âm nhạc

Nhạc quốc tế

07:44:16 15/02/2025
Kendrick Lamar đã giữ lời hứa với khán giả của mình khi mang đến cho sân khấu Super Bowl Halftime Show 2025 những câu chuyện.
Bom tấn game Marvel giảm giá 85%, xuống mức thấp nhất trên Steam cho game thủ

Bom tấn game Marvel giảm giá 85%, xuống mức thấp nhất trên Steam cho game thủ

Mọt game

07:38:39 15/02/2025
Không có quá nhiều tựa game lấy chủ đề về các siêu anh hùng của Marvel mà gặt hái được thành công vang dội, ngoại trừ Marvel Rivals ra mắt vào năm ngoái.
Tình tin đồn Lee Min Ho lộ bằng chứng hẹn hò, nội dung tin nhắn thao túng tâm lý gây sốc

Tình tin đồn Lee Min Ho lộ bằng chứng hẹn hò, nội dung tin nhắn thao túng tâm lý gây sốc

Sao châu á

07:37:43 15/02/2025
Lee Min Ho và mỹ nhân này vướng tin đồn hẹn hò đã lâu nhưng đều im lặng, không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận.
Justin Bieber công khai "thả thính" gái lạ, lộ dấu hiệu hôn nhân rạn nứt ngay ngày Valentine?

Justin Bieber công khai "thả thính" gái lạ, lộ dấu hiệu hôn nhân rạn nứt ngay ngày Valentine?

Sao âu mỹ

07:33:34 15/02/2025
Page Six đưa tin Justin Bieber đang khơi lại tin đồn ly hôn ngay mùa Valentine, sau khi công khai bình luận thả thính trên bài đăng của Keke Palmer.