Bạn có biết về Yoga Bay ?
Cảm thấy muốn thử nghiệm gì đó mới trong Yoga quen thuộc? Hãy “đổi vị” để tự thử thách bản thân và làm mới trải nghiệm với bộ môn Yoga thường ngày.
Sau nhiều năm du nhập vào Việt Nam, Yoga đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một môn thể thao phổ biến và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của mọi lứa tuổi, giới tính, tầng lớp, địa vị trong xã hội Việt Nam. Yoga tác động ở cấp độ thân thể, trí óc, cảm xúc và năng lượng của con người.
Với mục tiêu giải tỏa căng thẳng từ áp lực công việc và cuộc sống, đại đa số chúng ta thường chỉ tham gia các lớp học Yoga phổ biến như Hatha, Yin hay Vinyasa Yoga.
Chuyên gia Yoga Amrish, thạc sỹ về Khoa học Yoga với hơn 8 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta thường nghĩ Yoga không có các động tác mạnh mẽ, sôi nổi như gym hay các môn thể thao khác và đa số người trẻ tuổi thường bỏ qua bộ môn đặc biệt có lợi cho sức khỏe này bởi họ nghĩ Yoga thường chỉ dành cho lứa tuổi trung niên”. Nhưng thực chất có rất nhiều loại hình yoga đa dạng, không hề nhàm chán. Dưới đây là 4 trường phái Yoga bạn có thể tham khảo để thay đổi “khẩu vị” Yoga hàng ngày của mình:
1. Yoga bay (Aerial Yoga)
Yoga bay hiện đang là một trong những trào lưu “hot”, nhất là trong giới trẻ, bởi những tư thế “chất” trên không mang đầy tính nghệ thuật. Yoga bay cho phép người tập được tận hưởng cảm giác bay bổng trên không trung cùng với những động tác đầy uyển chuyển, nhẹ nhàng và không kém phần thử thách.
Nếu như thảm Yoga là vật dụng bất li thân trong các trường phái Yoga khác thì võng lụa (hammock) chính là bạn đồng hành không thể thiếu với Yoga bay. Chiếc võng lụa là một mảnh vải lụa mềm mại, co giãn tốt, giúp bạn thực hiện được những tư thế lộn ngược với rất ít nỗ lực thể chất mà không đặt áp lực lên hệ cơ vai cổ gáy, đầu gối.
Yoga bay – môn thể thao đẹp mắt, đậm chất nghệ thuật
Các tư thế Yoga bay đòi hỏi người tập phải hoạt động liên tục với võng lụa, sử dụng nhiều phần thân trên, đôi tay và lực cơ bụng để giữ cân bằng cho cơ thể. Theo tạp chí Yoga Journal, các nghiên cứu cho thấy những môn thể thao sử dụng dây treo như yoga bay sẽ đòi hỏi bạn phải sử dụng các cơ vùng trung tâm của cơ thể (bụng, hông, lưng dưới) nhiều, làm săn chắc vùng này. Yoga bay còn tăng cường sự dẻo dai, khả năng giữ thăng bằng cũng như kiểm soát cơ thể.
Tuy nhiên Yoga bay không phải là phù hợp với mọi người, những người có vấn đề về huyết áp (cao hoặc thấp), đau lưng, đău cổ mãn tính, mang thai, bị bệnh tim mạch, vừa phẫu thuật xong, có bệnh về xương, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, có các vấn đề về tai… đều không nên tập Yoga bay. Tốt nhất bạn hãy trao đổi với bác sỹ trước khi thử thách bộ môn này. Tại Hà Nội, bạn có thể thử nghiệm Yoga bay tại OM Factory Bùi Thị Xuân.
2. Yoga Đối Kháng (Acro Yoga)
Nếu Yoga bay có những động tác nghệ thuật trong không trung thì Yoga Đối kháng lại mang đến một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, một mỹ quan mới về Yoga khi những tâm hồn yêu Yoga cùng hòa chung cảm xúc phối hợp nhịp nhàng trong những tư thế Yoga Đối kháng.
Có một bộ ảnh Yoga đối kháng vô cùng ấn tượng của cặp đôi nổi tiếng Honza và Claudine Lafond cùng con gái nhỏ Sofie Phoenix của họ. Cặp đôi chia sẻ Yoga chính là môn thể thao gắn kết họ với nhau, giúp họ giữ lửa gia đình trong suốt 10 năm hôn nhân ngọt ngào.
Video đang HOT
Gia đình bé Sofie Phoenix
Tương tự Yoga Bay, Yoga Đối kháng đòi hỏi người tập phải có sức khỏe thể lực tốt, sự linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng cũng như sự thoải mái tinh thần, gần gũi với bạn tập. Môn thể thao này đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện các khối cơ tay chân, nâng cao sức khoẻ thể chất và cả sức khỏe tinh thần, giúp giảm căng thẳng, kết nối những người tập với nhau.
Acro Yoga khá được ưa chuộng trên thế giới. Tại Hà Nội, bạn có thể thử Acro Yoga tại Yoga Hương Anh. Tại tp. Hồ Chí Minh có thể đến Công ty TNHH Acroyoga & Thiền ở Nguyễn Duy Trinh, Yoga Sculpt and Shape…
Tuy nhiên nếu bạn có những vấn đề về huyết áp, bệnh về mắt, bệnh tim mạch, bệnh về xương khớp nhất là ở vùng lưng, cổ, hay vừa phẫu thuật thì nên trao đổi với bác sỹ trước khi tập bộ môn này.
3. Yoga dưới nước (Aqua yoga)
Các hình thức vận động dưới nước là những phương thức vật lý trị liệu, liệu pháp Tâm thể (Mind Body Interventions) rất hữu hiệu, được công nhận và áp dụng trên toàn thế giới.
Người tập Yoga dưới nước không chỉ tận hưởng nhiều lợi ích từ các động tác Yoga quen thuộc mà còn từ môi trường nước mát mẻ.
Chuyên gia Yoga Amrish lý giải: “Lực nổi của nước giúp giảm áp lực lên cơ thể và các khớp, từ đó, giảm nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên hệ cơ khớp khi tập Yoga. Vì cơ thể có trọng lượng ít hơn trong nước, cơ bắp được thư giãn và do đó có thể được kéo dài và tăng cường với nguy cơ chấn thương thấp. Tôi đã thấy nhiều người được hưởng lợi từ Yoga dưới nước, bao gồm những người có vấn đề liên quan tới hệ xương khớp hay những người căng thẳng tinh thần, những người có khả năng cân bằng không tốt. Tuy Yoga dưới nước không có khả năng chữa bệnh nhưng nếu duy trì tập thường xuyên, dù là người mới tập hay những người thường xuyên tập, đều có thể giúp giảm nhức mỏi, tăng cường sự linh hoạt cho cơ thể.”
Nghiên cứu mới đây của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy lợi ích từ việc tập luyện yoga giúp giảm đau khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là chính xác, và hiện đang có rất nhiều công trình nghiên cứu về Aqua Yoga và các bệnh viêm khớp (Arthritis) vì Aqua Yoga chình là sự kết hợp hoản hảo giữa vận động dưới nước và Yoga.
Tư thế Yoga dưới nước đẹp lung linh huyền ảo
Tuy là một trường phái Yoga khá mới, Yoga dưới nước đã và đang là trào lưu tại nhiều nước trên thế giới. Không chỉ có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, mang lại cơ bắp săn chắc, bộ môn thể thao này còn được chọn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia và người mẫu tạo nên những bộ ảnh tuyệt đẹp.
So với các loại hình Yoga trên thì Yoga nước có ít chống chỉ định hơn, những người huyết áp cao, có vấn đề bệnh lý về cột sống, đang mang thai, bị thoát vị đĩa đệm, có vấn đề về hô hấp… nên hạn chế bộ môn này. Tại Hà Nội, Shivom Yoga đã có những buổi học Aqua Yoga thú ví để bạn thử nghiệm.
4. Yoga cười (Hasya yoga)
Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Nụ cười là vị thuốc đơn giản, miễn phí, không tác dụng phụ nhưng có thể mang lại những lợi ích không ngờ cho sức khỏe. Tiến sĩ Kataria, Mumbai (Ấn Độ), đã kết hợp kỹ thuật cười cùng các nhịp thở để cho ra đời trường phái Yoga cười. Hiện nay Yoga cười đã có hơn 6000 CLB trên thế giới.
Yoga Cười thường có 4 bước cơ bản trong 1 bài tập: vỗ tay, hít thở, bài tập cười, và các hành động như trẻ con vui đùa. Trên cơ sở đó, người hướng dẫn và người tập có thể sáng tạo ra các cách cười khác nhau, cười to hơn và cười hết sức lấy hơi từ bụng. Những động tác này được xen kẽ với các bài tập thở theo nguyên tác Yoga cơ bản.
Học cách sống lạc quan với Yoga cười
Khi chúng ta cười, các tế bào thần kinh não sẽ giải phóng chất gọi là B-endorphin, một hợp trách có tác dụng kích thích giảm đau một cách tự nhiên và sản sinh ra niềm vui, đẩy lùi căng thẳng lo âu. Các nghiên cứu đã cho thấy, cười giúp làm giảm và cân bằng huyết áp, tăng cường lưu thông máu.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) về mối liên hệ giữa việc cười và sức khỏe tim mạch, cười sẽ khiến cho cơ màng trong của thành mạch máu giãn nở, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ khả năng tăng cường lưu thông và tăng oxy máu nên cười là một đồng minh mạnh mẽ của chúng ta trong cuộc chiến chống lại các bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, tập Yoga Cười lâu ngày sẽ giúp bạn đạt được việc cười từ trong tâm, nghĩa là luôn có cái nhìn lạc quan, tích cực và có khả năng xử lý với các tình huống khó khăn trong cuộc sống dễ dàng hơn.
Nhìn chung thì Yoga cười là bộ môn an toàn mà ai cũng có thể thử. Một số trường hợp nên trao đổi với bác sỹ trước khi thử Yoga cười là khi bạn bị chảy máu ở bộ phận nào đó trên cơ thể, bị trĩ, ho cấp tính, ho dai dẳng không kiểm soát được, thoát vị, động kinh, bệnh tim kèm đau thắt ngực… Ở Hà Nội và tp. Hố Chí Minh có rất nhiều Câu lạc bộ Yoga cười, và tại tp. Hồ Chí Minh có nhiều ‘ngày nghỉ dưỡng Yoga’ luôn có Yoga cười trong chương trình.
Dù thử 1 hay cả 4 trường phái Yoga nêu trên, quan trọng nhất là bạn phải duy trì và tập thường xuyên. Đặc biệt, đây không phải là loại Yoga bạn có thể tự tập một mình. Do đó, bạn nhớ phải đảm bảo an toàn cho bản thân khi tìm hiểu, lựa chọn loại hình Yoga cũng như thầy giáo (master) chuyên nghiệp, có trình độ.
Bên cạnh việc bảo vệ an toàn sức khỏe, bạn cũng đừng quên đảm bảo an toàn tài chính toàn diện cho bản thân và gia đình. Hãy tham khảo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp “An Hưng Phát Lộc” do Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ cung cấp với nhiều quyền lợi bảo vệ trước nhiều rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống như tử vong, bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thương tật… Giá trị chi trả quyền lợi bảo vệ của sản phẩm này cũng ở mức ưu việt trên thị trường với số tiền chi trả từ 200%- 300% Số tiền bảo hiểm gia tăng khi tử vong do tai nạn…
Ngoài ra, để gia tăng giá trị bảo vệ, khi tham gia An Hưng Phát Lộc, người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn kết hợp với các sản phẩm bổ trợ khác của Bảo Việt Nhân Thọ với các quyền lợi hỗ trợ chi phí điều trị y tế, chi trả cho phẫu thuật, nằm viện có thể gấp 1.000 lần Số tiền bảo hiểm của sản phẩm bổ trợ, tối đa 2 tỷ đồng.
PV
Theo Dân trí
Bác sĩ tim mạch chạy bộ để truyền cảm hứng cho mọi người
Sau 5 năm chạy bộ, bác sĩ Đinh Huỳnh Linh nói chạy là bí quyết rèn luyện sức khỏe giúp anh cân bằng với áp lực công việc.
"Công việc ngày nào cũng bận rộn, phải xong ca mổ tôi mới xong việc và muốn hoàn thành tốt công việc thì phải có sức khỏe tốt", bác sĩ Linh nói.
Bác sĩ Linh (ngồi áo xanh ngọc) đang cùng chuyên gia nước ngoài hội chẩn trong một ca can thiệp tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Đinh Huỳnh Linh 36 tuổi làm việc tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Anh còn là giảng viên Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội.
Mỗi tuần, anh phải làm việc hơn 60 giờ. Có hôm phải mổ 10 ca, từ 7h sáng tới gần nửa đêm. "Nhờ chạy bộ thường xuyên nên tôi mới có sức khỏe dẻo dai để làm việc", bác sĩ nói.
Số bệnh nhân tim mạch ngày càng nhiều và các bệnh trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp. Là bác sĩ tim mạch, anh khẳng định những người thường xuyên chạy bộ sẽ giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh so với người lười vận động.
Năm 2013, khi đang công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia Singapore, anh bắt đầu tập chạy. Không phải là người có năng khiếu về thể thao nhưng lòng đam mê và sự kiên trì đã giúp anh theo đuổi môn này 5 năm qua.
"Chạy bộ giúp tôi cân bằng cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng", anh nói. Bác sĩ Linh tham gia nhiều sự kiện chạy bộ trong và ngoài nước. Thành tích tốt nhất của anh là chạy full marathon (42,2 km) trong 3 giờ một phút và chạy 94 km trong 12 giờ liên tục.
"Chỉ cần sức khỏe ở mức trung bình và sự kiên trì bền bỉ thì bao nhiêu km cũng vượt qua", anh nói.
Bác sĩ Đinh Huỳnh Linh đang chinh phục một cuộc đua. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Linh nói rằng anh luôn ưu tiên hàng đầu cho gia đình và sự nghiệp. Anh cố gắng tranh thủ thời gian rảnh ít ỏi để chạy bộ, thường là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Cuối tuần, anh chạy đường dài từ 2 đến 3 tiếng. Bí quyết để có thời gian chạy là lập kế hoạch làm việc chi tiết từng ngày để tối ưu thời gian, sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học, giảm các hoạt động không cần thiết như vào mạng xã hội... để dành nhiều thời gian hơn cho công việc và đam mê.
Là một bác sĩ, anh khuyên mọi người tập thể dục đều đặn nhằm giảm cân, giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa nhiều bệnh. "Nhưng với bệnh nhân tim mạch, tôi khuyên nên rất thận trọng khi chạy", bác sĩ Linh nói. Để hiệu quả, nên tập vừa sức, tránh gắng sức, ăn uống điều độ và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mới theo đuổi được lâu dài.
Anh mong niềm đam mê chạy của mình sẽ truyền cảm hứng tích cực giúp mọi người có ý thức rèn luyện sức khỏe.
Bác sĩ Linh trên đường chạy hằng ngày. Ảnh: NVCC
Thùy An
Theo VNE
Làm sao để giảm căng thẳng do công việc gây ra? Căng thẳng quá mức có thể gây kiệt sức. Một kỳ nghỉ vài ngày có thể giúp giảm đáng kể căng thẳng. Tuy nhiên, một số người vẫn không thể thoát khỏi những áp lực công việc ngay cả khi họ đã rời khỏi nó. Công việc quá nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây căng thẳng - SHUTTERSTOCK...