Bạn có biết: nhiệt độ lý tưởng cho tủ lạnh và những điều cần lưu ý để giữ thức ăn tươi ngon nhất có thể
Bạn hay để sữa và thịt trong tủ lạnh. Bạn có nhận thấy sữa bị đóng băng không? Và thịt cũng mau bị thiu hơn? Có thể tủ lạnh của bạn đã bị thiết lập sai nhiệt độ hoặc bạn để hai món này ở cửa tủ là nơi ấm nhất trong tủ lạnh.
Có một tiêu chuẩn nào về nhiệt độ trong tủ lạnh không?
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Y tế Canada (Health Canada) đều khuyến nghị giống nhau: nên giữ tủ lạnh ở mức -18C cho ngăn đông đá và 4C hoặc thấp hơn cho ngăn thường. Đây là các mức nhiệt độ sẽ giữ thực phẩm của bạn tươi lâu nhất và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có thể gây bệnh thực phẩm.
Ngoài ra, những mẹo vặt dưới đây cũng sẽ giúp bạn đảm bảo các món đồ dễ hỏng của mình không bị hỏng.
Sử dụng nhiệt kế tủ lạnh
(Ảnh: Best Buy Canada)
Một người dùng chia sẻ trên diễn đàn an toàn thực phẩm tại website hỏi đáp nổi tiếng thế giới Stack Exchange: “Tôi không bao giờ tin tưởng nhiệt độ tự báo cáo của thiết bị. Tôi đã có đủ lò nướng với các điểm nóng để luôn cảnh giác” . “Với tủ lạnh của chúng tôi, ngăn kéo của chúng tôi thường xuyên đông đá và đóng băng một phần rau của chúng tôi, và tôi có thể xác định lý do tại sao bằng một cái nhiệt kế: phần bên dưới lạnh hơn đáng kể so với 1,6C được thiết lập cho phần còn lại của tủ lạnh. Ít nhất là 2,8-4,4 độ C” .
Hãy di chuyển nhiệt kế quanh tủ lạnh để kiểm tra các điểm lạnh và ấm, và sắp xếp thức ăn của bạn cho phù hợp.
Giữ cho tủ lạnh của bạn luôn đầy
Nếu bạn thường xuyên mở tủ lạnh và ngăn đông, thì việc chất đầy đồ có thể giữ nhiệt độ ổn định. “Với một chiếc tủ lạnh trống rỗng, mỗi khi bạn mở và đóng cửa, bạn sẽ luân chuyển phần lớn không khí trong đó, thay thế không khí đã được làm mát bằng không khí ấm hơn, mà sau đó phải được làm mát lại” .
“Với một tủ lạnh đầy đủ, không chỉ là lượng không khí được luân chuyển và làm mát lại sẽ ít hơn mà tất cả các mặt hàng khác đã được làm lạnh đều ở trong tủ lạnh. Sự hiện diện của nhiều vật dụng trong tủ lạnh cũng có thể làm giảm luồng không khí, có nghĩa là không khí được trao đổi mỗi khi mở cửa và đóng lại sẽ ít hơn” , lời những người đam mê tủ lạnh được Naked Scientists (chương trình phát thanh khoa học của BBC) dẫn lại.
(Ảnh: PNG Key)
Đừng nhồi nhét quá nhiều
Theo Hunker, việc giữ cho tủ lạnh hay ngăn đông luôn đầy sẽ hiệu quả hơn – nhưng chất đồ trong tủ lạnh quá chật sẽ hạn chế lưu thông và luồng không khí. Cuối cùng, tủ lạnh bị buộc phải làm việc nhiều hơn để giữ mọi thứ ở nhiệt độ thích hợp. Một nguy cơ khác là nhét quá nhiều đồ vào tủ lạnh có thể làm tắc các lỗ thông hơi, dẫn đến một loạt các vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm, có khả năng khiến một số thực phẩm nhanh hỏng hơn.
Kiểm tra các lỗ thông hơi
Video đang HOT
Lời giải thích cho thủ thuật này: Không khí cần đi qua giữa ngăn đông và tủ lạnh mà không bị cản trở để giữ nhiệt độ ổn định. Nếu bạn nhìn thấy sương giá trong tủ lạnh của mình, hãy đảm bảo rằng không có ổ bánh mì nào bị nhét bừa vào lỗ thông hơi, ngăn cản sự lưu thông. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn sử dụng tủ lạnh của mình trong thùng đựng lúc mua tủ hoặc trên mạng theo từng dòng máy, nhãn hiệu cụ thể.
Tránh “vùng nguy hiểm”
Nếu bạn muốn đảm bảo thực phẩm không phát triển vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho bạn, hãy để thực phẩm tránh xa “vùng nguy hiểm” tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nằm trong khoảng từ 4-60C. Theo Good Housekeeping và nhiều nguồn khác được BestBuy Canada tổng hợp, nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng là từ 1,6C đến 3,3C.
Biết các khu vực tự nhiên lạnh nhất trong tủ lạnh
“Nhiệt độ bên trong tủ lạnh của bạn có thể thay đổi đáng kể so với mức sử dụng bình thường. Những phần lạnh nhất của tủ lạnh là mặt sau và đáy. Mặt sau là bộ phận làm mát, và mặt dưới là nơi không khí ấm bốc lên. Nếu những món bạn không muốn đóng băng lại bị đóng băng thì hãy di chuyển chúng cách xa mặt sau tủ lạnh”, người dùng hobodave cho biết trên Stack Exchange.
Không để đồ dễ hỏng ở cửa tủ
Cửa tủ lạnh có thể là một trong những khu vực ấm nhất của tủ lạnh và là điểm mà nhiệt độ dao động mạnh nhất. Vì vậy, đừng cất giữ bất cứ thứ gì dễ hỏng ở đó. “Các món đồ ở cửa tủ lạnh của bạn có thể dễ dàng ấm lên tới 15 độ C và thường xuyên như vậy. Đặt sữa và trứng ở cửa tủ sẽ làm giảm đáng kể thời hạn sử dụng của chúng” , Hobodave chia sẻ. Trên thực tế, chuyên gia dinh dưỡng Lisa DeFazio khuyến cáo trên Well and Good là đừng bao giờ cất sữa, trứng, sản phẩm từ sữa hoặc thịt ở cửa tủ. Thay vào đó, hãy để những món trên ở phía sau tủ lạnh, nơi nhiệt độ lạnh hơn và ổn định hơn.
Cách tốt nhất để sắp xếp thực phẩm trong các ngăn tủ lạnh
BestBuy Canada cũng đưa ra lời khuyên tương tự chuyên gia Lisa DeFazio ở trên: cửa tủ lạnh không phải là nơi tốt để cất giữ bất kỳ món nào dễ hỏng, bao gồm các loại thực phẩm như thịt gà sống, thức ăn thừa bạn muốn ăn lại và bất kỳ sản phẩm sữa nào. Ngay cả khi tủ lạnh của bạn có một ngăn đựng trứng thiết kế sẵn trên cửa, trứng sẽ ngon nhất khi được để ở phía trong tủ.
Vậy chúng ta nên để món gì ở cửa tủ lạnh?
Bạn có thể để các hộp gia vị. Sốt BBQ, mứt, mù tạt, tương cà và đồ uống đóng hộp được đặt ở cửa cũng đều ngon.
Nên để thực phẩm nào ở các kệ trên của tủ lạnh?
Các kệ phía trên sẽ duy trì nhiệt độ tốt nhất, vì vậy đây là nơi bạn nên lưu trữ bất cứ thứ gì không cần nấu chín: bình sữa, các sản phẩm từ sữa như bơ hoặc sữa chua, thịt đã nấu sơ hoặc các loại thực phẩm ăn liền khác.
Nên để thực phẩm nào ở kệ dưới của tủ lạnh?
Trong khi các ngăn trên cùng duy trì nhiệt độ ổn định tốt hơn bất kỳ nơi nào khác trong tủ lạnh thì các ngăn dưới cùng là nơi lạnh nhất. Đây là vị trí chính để bảo quản thịt gà sống hoặc trứng, hải sản, các loại thịt sống khác.
Nên để thực phẩm nào trong ngăn kéo của tủ lạnh?
Các ngăn kéo của tủ lạnh là nơi bạn cất giữ trái cây và rau củ. Điều quan trọng bạn cần nhớ trong đầu khi để những thực phẩm này vào ngăn kéo tủ lạnh là chúng phải được để riêng biệt. Có một số loại trái cây thải ra khí ethylene và điều đó có thể làm cho rau củ của bạn mau hư hơn rất nhiều so với khi được đặt trong một ngăn riêng.
Một số loại trái cây thải ra khí ethylene: mận, chuối, xuân đào, đào, lê, cà chua và bơ.
(Ảnh: Daily Mail)
Một số mẹo vặt khác
- Ngăn đông giữ thực phẩm tươi ngon bằng cách đảm bảo chúng được đông lạnh hoàn toàn. Nếu không bảo quản thực phẩm trong ngăn đông đúng cách, bạn có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng cháy đông (freezer burn, thực phẩm để trong ngăn đông bị hỏng do mất nước hoặc bị oxy hóa). Cháy đông sẽ hủy hoại đồ ăn của bạn. Hãy hỏi ai đó đã cố gắng ăn bít tết bị cháy đông, họ sẽ cho bạn biết nó có vị kinh khủng như thế nào.
- Bạn có thể tránh bị cháy đông bằng cách đảm bảo rằng tất cả thực phẩm đông lạnh được bảo quản trong hộp đựng kín hơi (xem thêm một mẹo hút chân không thực phẩm đơn giản). Bạn cũng nên để thực phẩm nguội hoàn toàn trước khi đông lạnh chúng. Độ ẩm dư thừa trong đồ ăn còn ấm có xu hướng biến thành các tinh thể đá, và điều đó có thể gây ra cháy đông.
- Không đặt thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Tủ lạnh sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm mát thực phẩm còn ấm hoặc nóng. Hãy để chúng trên bàn bếp tới khi nguội hẳn rồi mới cho chúng vào tủ lạnh.
(Ảnh: Wikihow)
- Hãy để mắt đến những nhãn dán “Giữ trong tủ lạnh”. Nếu một loại thực phẩm nào đó có ghi “Giữ lạnh” ngay trên nhãn, bạn nên giữ chúng trong tủ lạnh bất cứ khi nào bạn không dùng chúng.
- Dùng thức ăn thừa trong vòng vài ngày. Bộ Y tế Canada có một danh sách dài các hướng dẫn bảo quản thức ăn thừa, và một nguyên tắc tốt là giữ chúng không quá hai ngày.
- Tiêu thụ càng sớm càng tốt sau khi rã đông. Nếu bạn rã đông bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn nên cố gắng ăn hết trong vòng hai ngày.
Ngăn đông mềm là gì? Tại sao đây là tính năng mà các bà nội trợ của "hội yêu bếp, nghiện nhà" phải lưu ý khi mua tủ lạnh?
Nhờ vào những lợi ích mà mình mang lại, ngăn đông mềm đang dần trở thành một trang bị phải có trên các mẫu tủ lạnh ở thời điểm hiện tại.
Trong khi những chiếc tủ lạnh thế hệ cũ chỉ có 2 khu vực làm lạnh chính là ngăn mát và ngăn đông thì những sản phẩm hiện đại lại được tích hợp thêm một khu vực, gọi là ngăn đông mềm.
Ngăn đông mềm là một trang bị không thể thiếu trên những chiếc tủ lạnh hiện đại
Vậy ngăn đông mềm là gì và nó có tác dụng như thế nào mà lại được nhiều hãng sản xuất trang bị, đồng thời là thứ cần phải có nếu các hãng sản xuất muốn thu hút khách hàng đến với những sản phẩm của mình? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Công nghệ đông mềm là gì?
Cấp đông mềm là phương pháp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, tuy nhiên lại khắc phục được những nhược điểm của phương pháp đông cứng truyền thống trên các tủ lạnh kiểu cũ.
Một miếng thịt được chứa trong ngăn đông mềm (bên trái) và ngăn đá tủ lạnh (bên phải)
Đây được xem là công nghệ cấp đông tiên tiến nhất hiện nay. Nó giúp giữ thực phẩm tươi ngon, không bị hư hỏng, chỉ làm đông nhẹ phần bề mặt. Lớp băng mỏng sẽ được tạo ra để bao bọc toàn bộ bên ngoài thực phẩm, nhờ đó sẽ cách ly thực phẩm với không khí bên ngoài, ngăn chặn sự oxy hóa cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi chúng ta đưa thực phẩm vào ngăn cấp đông mềm, nước có trong thực phẩm sẽ kết tinh tạo thành những tinh thể băng siêu nhỏ giúp bảo quản, giữ lại dinh dưỡng và sự tươi ngon như lúc đầu mà không cần phải đóng băng toàn bộ. Đặc biệt, thực phẩm để ở ngăn cấp đông mềm chỉ bị đông bề mặt nên bạn có thể sử dụng và chế biến ngay mà không cần rã đông như thông thường.
Thời gian bảo quản trong ngăn đông mềm trung bình khoảng 7 ngày (với nhiệt độ -3 độ C), hơn 7 ngày (với nhiệt độ từ -7 đến -21 độ C) hoặc chỉ có thể lưu trữ ăn trong ngày (với tủ -1 độ C). Những mức nhiệt này khác nhau tuỳ vào từng hãng sản xuất.
Ngăn đông mềm có gì mà thần thánh vậy?
Đầu tiên là giúp người dùng tiết kiệm thời gian chế biến. Nếu lấy thực phẩm từ ngăn đá tủ lạnh thông thường, chúng ta cần phải đợi chúng được rã đông. Trong khi thực phẩm được bảo quản trong ngăn đông mềm lại có thể chế biến thực phẩm ngay.
Được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -3 độ C, thịt ở ngăn đông mềm gần như có thể được chế biến ngay lập tức
Tiếp theo, nhiệt độ ngăn cấp đông mềm sẽ ngăn cản tối đa sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có trên thực phẩm, trong khi việc rã đông từ ngăn đá vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự tăng sinh của các vi khuẩn, vốn tồn tại sẵn trên bề mặt thực phẩm, đó cũng là lý do vì sao những thực phẩm được rã đông theo cách thông thường hay có mùi hôi khó chịu.
Ngăn đông mềm có nhược điểm gì không?
Có và có tới tận 2 nhược điểm. Việc chỉ đóng băng phần bề mặt thực phẩm làm giảm thời gian bảo quản, thay vì có thể tồn tại vài tuần như khi được giữ lạnh trên ngăn đông "cứng", những nguyên liệu trong ngăn đông mềm thường chỉ có thể giữ được độ tươi ngon trong tối đa 7 ngày.
Thực phẩm trong ngăn đông mềm thường chỉ có thể bảo quản được trong tối đa 7 ngày
Kế đến là về mặt tài chính. Những chiếc tủ lạnh có ngăn đông mềm thường có giá bán cao hơn những loại thông thường.
Ảnh: Internet
Khi mua nhiều thực phẩm, đây là 10 cách để có một khu lưu trữ đồ khô tuyệt vời Thực phẩm tươi sống và một số thứ cần được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông, vậy còn đồ khô và hàng tạp hóa thì bạn sẽ lưu trữ ra sao? Khi mua nhiều thực phẩm cùng lúc, bạn sẽ rất khó lưu trữ, sắp xếp chúng một cách gọn gàng. Thực phẩm tươi sống và một số thứ cần được bảo...