Bạn có biết: Người đầu tiên hát Chiếc Đèn Ông Sao – ca khúc “quốc dân” mùa Trung Thu năm nay đã 87 tuổi
Chiếc Đèn Ông Sao là ca khúc trung thu nổi tiếng nhưng người đầu tiên thể hiện là ai thì không phải ai cũng biết.
Mùa Tết Trung thu của năm 2021 chắc chắn sẽ rất đặc biệt với tất cả chúng ta khi thiếu vắng đi những con phố nhộn nhịp và ngập trong sắc đỏ của những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân. Dẫu thế, những ca khúc trung thu “quốc dân” trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể thiếu mỗi dịp ngày Rằm tháng 8 tới. Trong đó ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao chắc chắn sẽ hiện lên trong đầu bạn ngay đúng không, đây được coi như bản “Quốc ca” trong dịp Tết Trung thu.
Chiếc Đèn Ông Sao là ca khúc được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ năm 1956. Tính đến nay ca khúc đã có khoảng 70 năm tuổi đời nhưng vẫn là giai điệu không thể nào quên với mọi thế hệ. Nhạc sĩ từng cho biết, vào dịp Trung thu thời điểm ông đang dạy học tại Nam Ninh (Trung Quốc) và nhìn thấy các sinh viên tại đây rước đèn, ông đã viết nên ca khúc này để nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương.
Chiếc Đèn Ông Sao – Nhạc Trung Thu
Nhạc sĩ Phạm Tuyên – người viết nên ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao
Ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản được làm mới lại nhưng ít ai biết, người đầu tiên thể hiện ca khúc chính là BTV Tuấn Kỳ của Đài tiếng nói Việt Nam. Bà hiện nay đã 87 tuổi và khi thể hiện ca khúc này, bà đã ngoài 20. Phiên bản của BTV Tuấn Kỳ khi đó đã tạo nên một ký ức tuổi thơ khó có thể nào quên trong lòng nhiều thế hệ Việt Nam.
Trong một chương trình phát sóng vào năm 2015, bà Tuấn Kỳ đã chia sẻ rằng việc thể hiện Chiếc Đèn Ông Sao là một vinh dự và kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ: “Khi ca khúc được gửi tới Đài tiếng nói Việt Nam, không có đội ca thiếu nhi nào để trình bày ca khúc cả nên tôi được phân công hát bài này. Giai điệu và tiết tấu bài này khiến tôi rất thích, mặc dù lúc đó cũng đã lớn tuổi rồi, không còn là tuổi thiếu nhi nữa nhưng tôi vẫn hát với sự vui vẻ, cảm giác như mình được trẻ lại”.
BTV Tuấn Kỳ – người đầu tiên thể hiện ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao
Cũng trong chương trình, nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ vì khi sáng tác bài hát, tôi chỉ nghĩ là mình sẽ tạo nên món quà dành cho các cháu, các em thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi miền Nam. Nhưng tôi rất vui vì bài hát đã được đón nhận và có sức sống lâu dài trong nhiều năm qua”.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên bồi hồi khi kể lại kỷ niệm với Chiếc Đèn Ông Sao
Ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao không chỉ gắn liền với tuổi thơ của khán giả Việt mà đây cũng là ca khúc hiếm hoi được “xuất ngoại” từ năm 1972. Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng cho biết ông vô cùng bất ngờ khi vị giáo sư người Đức bày tỏ ngưỡng mộ ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao và chuyển bài hát sang tiếng Đức cũng như giữ nguyên phân đoạn “Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh”.
Tiếc rằng sau nhiều năm, hiện tại nhạc sĩ Phạm Tuyên không còn giữ bản ghi âm này nhưng ông vẫn giữ sách giáo khoa tiếng Đức xuất bản năm 1971 và có in ca khúc Chiếc Đèn Ông Sao.
Những điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày Tết Trung Thu
Trong ngày Trung Thu, bạn nên kiêng kỵ một số điều sau để có một cái tết viên mãn, hạnh phúc và đầm ấm nhất cho bản thân và gia đình.
Ông bà ta hay nói "Quà nào bằng gia đình xum họp, Tết nào vui hơn Tết Đoàn viên". Tết Trung thu vẫn luôn gắn liền với ý nghĩa gia đình cùng sum họp, quây quần với nhau bên mâm cỗ để thưởng nguyệt.
Nhưng theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, để đón một cái tết Trung thu thật ý nghĩa và an lành, các bạn cần lưu ý 3 điều cấm kỵ trong phong thủy không nên làm trong ngày tết Trung thu. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Không mặc trang phục tối màu
Theo quan niệm dân gian vào ngày tết Trung thu, chúng ta không nên mang trang phục tối màu, đặc biệt là màu đen, màu xám vì dễ bị vận xui ám vào người. Màu sắc được ưa chuộng nhất trong dịp tết Trung thu là màu đỏ, màu vàng. Hai màu này có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp trong phong thủy.
Màu vàng là màu Hoàng gia, đại diện cho sự sang trọng và lòng dũng cảm, sự thịnh vượng. Màu đỏ là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và cuộc sống viên mãn lâu dài và hạnh phúc.
Màu đỏ cũng rất phù hợp với không khí lễ hội ngày tết Trung thu, mang đến sự linh thiêng sum vầy trong không gian sum họp gia đình. Chính vì vậy quý bạn nên tránh các màu tối như màu đen, màu xám mà thay vào đó hãy mặc trang phục màu đỏ, màu vàng nhé!
Người bị ốm, cơ thể yếu ớt không nên ra ngoài
Ngày rằm tháng 8 âm lịch tết Trung thu là lúc trăng sáng nhất, cũng là thời điểm âm khí dễ vượng. Do đó, những người có thể chất yếu ớt không nên ra ngoài, tránh gặp thêm chuyện đen đủi, bệnh càng nặng hơn.
Người này tốt nhất chỉ nên ở trong nhà quây quần với các thành viên gia đình. Hoặc nếu bắt buộc đi ra ngoài, quý bạn cần mang theo Linh Phù Đại Cát Khang Ninh sẽ giúp hóa giải trường khí xấu, đem đến cát lành, bình an, may mắn cho quý bạn.
Mang Linh Phù theo bên mình, các bạn sẽ luôn gặp may mắn và bình an, không chỉ đêm Trung thu mà còn mãi về sau.
Kiêng nói tục, chửi bậy
Các cụ ngày xưa quan niệm rằng "họa tòng khẩu xuất" tức là họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không suy nghĩ, nói lời gây tổn thương với người khác sẽ gây ra hậu họa khó lường.
Do đó, bạn cần kiêng kỵ nói tục, chửi bậy, nói lời khó nghe vào ngày tết Trung thu điều này sẽ giúp bạn có được sự vui vẻ, tốt lành, tránh được thị phi và những điều không may mắn.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Phòng ngủ lung linh rực rỡ sắc màu Trung thu nhờ bàn tay khéo decor của cô gái Hà Nội Chỉ vài ngày chuẩn bị và thực hiện, chị Thanh Huyền đã tạo cho căn phòng ngủ và khoảng sân sau nhà vẻ đẹp lung linh, rực rỡ sắc màu Trung thu. Vì giãn cách xã hội một thời gian dài, cuộc sống bó hẹp trong ngôi nhà nhỏ, chị Thanh Huyền quyết định "làm mới" không gian sống của mình. Trung thu...