Bạn có biết ngày xưa PC có phím Turbo để làm… chậm máy
Anh em sử dụng PC ngày nay đã quá quen thuộc với các nút nguồn, reset hoặc nút điều khiển led RGB bên ngoài vỏ case rồi.
Tuy nhiên, những bộ máy tính ngày xưa thì còn có thêm của nút Turbo, khi anh em nhấn vào thì nó không giúp PC nhanh hơn mà thật ra là làm chậm PC xuống. Vậy tại sao người ta lại tạo ra một cái nút ngược đời như vậy, anh em cùng mình mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Những dòng PC ngày xưa “mạnh” như thế nào?
Vào tháng 8/1981, IBM ra mắt dòng máy tính tên là PC sử dụng CPU Intel 8088 có xung nhịp 4,77 MHz. Dòng máy tính này nhanh chóng chiếm lấy vị trí số một trên thị trường và tạo ra một tiêu chuẩn có tên là “IBM PC-compatible”. Một thời gian ngắn sau, các đối thủ khác của IBM như Compaq, Xerox PARC, cũng nhanh chóng thiết kế các dòng máy tính gần gần giống với máy của IBM, dùng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft và đạt tiêu chuẩn IBM compatible.
Những dòng máy tính “nhái” thường được bù đắp những tính năng mà máy của IBM còn thiếu và có mức giá dễ chịu hơn. Một số dòng thì được tích hợp các cổng kết nối thiết bị ngoại vi, được tăng dung lượng RAM, tăng xung nhịp,… Một số hãng còn sản xuất ra các phiên bản “nhái” mạnh hơn cả phiên bản gốc của IBM, dùng CPU Intel 8086 có xung nhịp lên đến 8 MHz, nhanh hơn hai đến ba lần so với bản gốc.
Nhưng chúng ta chưa thể tận dụng sức mạnh này
Tuy nhiên, việc chạy đua phần cứng lại làm nảy sinh thêm một vấn đề mới: hầu hết các nhà phát triển phần mềm của thập niên 80 không dự đoán được rằng PC của IBM sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho toàn bộ ngành công nghệ và các dòng máy tính “nhái” đạt hiệu suất mạnh đến bất ngờ. Kết quả là hầu hết phần mềm và game lúc đó đều được thiết kế chạy ở mức xung nhịp 4,77 MHz thôi. Nếu chày cối cho những phần mềm này chạy trên các dòng máy mạnh hơn, nhanh hơn như 8 Mhz hoặc cao hơn thì phần mềm sẽ hoạt động không ổn định, còn game thì sẽ chạy nhanh đến mức không thấy gì để mà chơi luôn.
Để giải quyết vấn đề này thì các hãng máy tính tạo thêm một cổng vật lý ở phía sau của case giúp máy có thể dễ dàng chuyển đổi hoạt động ở chế độ tốc độ tối đa hoặc chế độ 4,77 MHz. Trên một số dòng khác thì phải nhấn tổ hợp phím Ctrl Alt dấu cộng hoặc Ctrl Alt dấu xuyệt ngược (backslash) khi vào BIOS để chuyển chế độ. Dù vậy thì đây vẫn chưa phải là cái nút Turbo ngược đời nhé anh em, phải thêm một khoảng thời gian nữa thì cái nút này mới xuất hiện.
Và thế là nút Turbo xuất hiện
Nguồn gốc của từ turbo xuất phát từ bộ tăng áp “turbocharger” trên xe ô tô giúp xe chạy nhanh hơn. Vào thập niên 80, từ này được dùng với mục đích quảng cáo rằng một sản phẩm nào đó có sức mạnh hoặc tốc độ cao hơn đối thủ.
Vào tháng 7/1984, một hãng sản xuất PC có tên Egle Computer với thiệu một dòng sản phẩm mới có tên là Eagle PC Turbo. Dòng PC này cũng sử dụng con CPU 8086 có xung nhịp 8MHz và được gắn thêm một cái nút Turbo ở ngay mặt trước của case. Khi nhấn nút này thì máy tính cũng sẽ sẽ chuyển đổi qua lại giữa chế độ 4,77 MHz và 8 MHz. Tất nhiên là không một hãng nào muốn gắn mắc nhãn “Slow” cho sản phẩm của mình cả và dù nhấn vào có làm máy chậm lại thật nhưng nhấn thêm một lần nữa thì cũng là một lần tăng tốc cho PC đúng không nào. Vài năm sau khi dòng Eagle PC Turbo xuất hiện thì công nghệ tiếp tục phát triển nên chúng ta có thể sản xuất PC số lượng lớn. Thế là nhiều hãng sản xuất cũng sao chép thiết kế của Eagle Computer và nút Turbo ngày càng phổ biến.
Đến đầu thập niên 90, xung nhịp trung bình của một dàn máy IBM PC đã được nâng lên từ 16 đến 100 MHZ. Vì vậy, các hãng sản xuất PC tiếp tục để lại nút Turbo giúp chơi các tựa game cũ hơn. Thậm chí, đã từng có lúc người ta gắn thêm một cái màn hình LED nho nhỏ hiển thị CPU đang chạy ở mức xung nhịp nào, nhìn cũng khá là ngầu. Tuy nhiên, màn hình LED này chỉ cần vài bước lập trình đơn giản thôi chứ không phải lấy thông số trực tiếp từ con CPU.
Video đang HOT
Rồi dần dần biến mất khỏi giới công nghệ
Vào một thời điểm nhất định, khi các hãng phần mềm bắt đầu nhớ về việc xung nhịp, sức mạnh của CPU liên tục phát triển theo thời gian thì họ bắt đầu tạo ra các phần mềm có thể thích ứng với tốc độ của phần cứng và tự động điều chỉnh để chương trình luôn chạy ở mức vừa phải. Và đến khi các chương trình thế hệ mới được sử dụng rộng rãi hơn thì các chương trình từ thập niên 80 nhanh chóng bị lãng quên và càng ít người dùng nút Turbo.
Đến lúc Intel ra mắt các dòng chip Pentium vào khoảng giữa và cuối thập niên 90 thì phần lớn hãng sản xuất PC và case đã bỏ bớt cái nút ngược đời này để tiết kiệm chi phí sản xuất. Đến năm 2000 thì nút Turbo chính thức tuyệt chủng trên mọi dòng PC, nếu muốn sử dụng các chương trình, game không tương thích với các con CPU có xung nhịp quá nhanh thì người ta sẽ dùng thêm các chương trình như Mo’Slo hoặc CPUKILLER.
Ngày nay, khái niệm Turbo đã quay về với ý nghĩa chính xác của nó, đặc biệt là với các bạn có đam mê ép xung CPU. Các dòng mainboard nào có nút Turbo khi nhấn vào máy sẽ nhanh vào mạnh hơn thật chứ không làm chậm máy nữa anh em ạ.
Top 4 bo mạch chủ MSI Z490 đáng mua nhất để nâng cấp lên nền tảng Intel Core I thế hệ 10
Nền tảng Intel Core I thế hệ thứ 10 ra mắt đi kèm với dòng bo mạch chủ chipset Z490 sẽ là một lựa chọn đáng chú ý cho những ai đang có ý định nâng cấp sức mạnh của hệ thống máy tính cá nhân.
Việc đầu tiên mọi người thường hay đắn đo khi xây dựng cấu hình máy tính là gì? Đó chính là bo mạch chủ - nền móng của toàn bộ hệ thống. Nhà sản xuất linh kiện máy tính hàng đầu thế giới đến từ Đài Loan - MSI -cung cấp cho thị trường rất nhiều sự lựa chọn đa dạng cả về giá cả lẫn tính năng và bài viết sau đây sẽ giúp bạn lựa ra bốn bo mạch chủ MSI Z490 đáng mua nhất.
MSI MEG Z490 GODLIKE - Đỉnh của đỉnh
Đúng như tên gọi của mình, Z490 GODLIKE chính là chiếc bo mạch chủ mà MSI tạo ra để "thống trị" toàn cõi, hoặc nếu bạn là fan của dòng phim The lord of the rings thì có một câu đơn giản khi muốn đề cập tới bo mạch chủ này - One board to rule them all.
Kỉ lục MSI GODLIKE qua các năm
Là sản phẩm cao cấp nhất của dải sản phẩm MEG siêu cấp, rất dễ hiểu khi mọi tinh hoa mà MSI tạo ra đều được dồn vào MEG Z490 GODLIKE. Từ hệ thống pha cấp nguồn VRM 16 phase chịu tải lên tới 1440A được tản nhiệt rất nhiều lá tản nhiệt mỏng để tăng tối đa tiết diện tỏa nhiệt và trợ lực bởi 2 quạt siêu nhỏ ẩn dấu bên dưới khu vực Led Rồng. Tất cả điều này sẽ giúp những CPU hàng siêu cấp như Intel Core i9-10900K 10 nhân 20 luồng tự tin khai phóng hiệu năng mạnh mẽ.
Bo mạch chủ MSI MEG Z490 GODLIKE
Còn nếu bạn là người đam mê vẻ ngoài hào nhoáng? MEG Z490 GODLIKE cũng không làm bạn thất vọng với bộ giáp toàn thân, từ phía trước (Tản nhiệt VRM, tản nhiệt chipset, tản nhiệt SSD) ra phía sau (tấm giáp Chest Plate) kết hợp với hệ thống LED RGB digital 16.8 triệu màu và màn hình màu OLED Dynamic Dashboard II giúp bạn thỏa sức mà sáng tạo ra phong cách cá nhân hóa hệ thống của mình.
"Nội công" mạnh mẽ là như vậy thì "ngoại công" cũng phải xứng tầm. Kết nối có dây tốc độ cao nhất hiện nay cho máy tính cá nhân - Thunderbolt 3 băng thông 40Gbps (2 cổng), kết nối mạng nhanh nhất cho máy tính cá nhân - LAN 10G SUPER LAN (1 cổng), kết nối mạng không dây nhanh nhất cho máy tính cá nhân - WIFI 6. Thật không có gì là không thể có trên MEG Z490 GODLIKE.
Cổng kết nối trên sản phẩm GODLIKE
Giá tham khảo của MEG Z490 GODLIKE tại Việt Nam là 20,599,000VND
MSI MEG Z490 UNIFY - Người hùng bóng đêm
UNIFY dành cho tín đồ yêu thích rồng đen với bộ pha cấp nguồn mạnh mẽ như bất cứ bo mạch Z490 đắt nhất hiện nay, nhưng giá thành lại chỉ bằng một phần nhỏ.
Nếu MEG Z490 GODLIKE giúp bạn liên tưởng đến bộ phim The lord of the rings thì MEG Z490 UNIFI sẽ là đại diện cho The dark knight, mà cụ thể là nhân vật Batman. Người hùng của chúng ta không hào nhoáng, rực rỡ nhưng "đồ chơi" của anh thì không hề thiếu vì anh không có gì ngoài tiền, tương tự với MEG Z490 UNIFI sẽ không có gì ngoài tính năng vì thuộc họ MEG cao cấp. Dễ thấy nhất là VRM 16 phase trong đó mỗi phase là một power stage 90A đi kèm với cuộn cảm lõi Titanium siêu cấp. Dĩ nhiên là làm mát cho vị trí này vẫn là cụm những khối tản nhiệt được liên kết với nhau bằng ống đồng dẫn nhiệt kết hợp với quạt làm mát chủ động tạo thành một bộ giáp vững chắc che gần như toàn bộ mặt ngoài của bo mạch.
Bo mạch chủ MSI MEG Z490 UNIFY và phụ kiện
Không được hào nhoáng như anh cả MEG Z490 GODLIKE nhưng MEG Z490 UNIFY cũng không hề kém cạnh trong khoản kết nối với thế giới. Đặc biệt, kết nối USB 3.2 Gen 2x2 có tốc độ tới 20Gbps lần đầu tiên xuất hiện sẽ là điểm nhấn sáng giá bên cạnh LAN 2.5G và WIFI 6.
Cổng kết nối trên bo mạch UNIFY
Giá tham khảo của MEG Z490 UNIFI tại Việt Nam là 8,799,000VND
MSI MPG Z490 GAMING CARBON WIFI - Siêu xe carbon
Gaming Carbon là bo mạch cao nhất trong nhóm MPG của MSI, đáp ứng đầy đủ cho một hệ thống mới đủ ngon, đủ tốt, đủ kết nối mới nhất, hỗ trợ đa card đồ họa Nvidia/AMD và hỗ trợ led Digital đầy đủ nhất.
Ngay từ những thế hệ đầu tiên thì dòng sản phẩm Carbon luôn gắn liền với hình ảnh siêu xe - Những chiếc xe với bộ khung carbon siêu nhẹ kết hợp với động cơ mạnh mẽ, hình dáng khí động học và vẻ ngoài đánh gục bạn ngay lần đầu chạm mặt. MPG Z490 GAMING CARBON WIFI cũng vậy, vẫn giữ đúng những DNA đó, bo mạch chủ này sẽ giúp máy tính của bạn phóng như bay trên đường đua tốc độ cao với hệ thống VRM 12 1 1 phase, mỗi phase sẽ do một power stage 60A đảm trách kết hợp với 2 khối tản nhiệt kích thước lớn được dẫn nhiệt bởi thermal pad có hiệu suất truyền nhiệt cao.
Bo mạch chủ MSI MPG Z490 GAMING CARBON WIFI
Ngoài ra, nếu là một fan lâu năm của MSI thì bạn sẽ nhớ rằng Carbon chính là dòng sản phẩm hỗ trợ RGB rất mạnh mẽ của MSI. Ngoài "dàn LED" digital có sẵn trên bo mạch thì MSI cũng trang bị đến 5 đầu cắm LED RGB để bạn có thể kết nối với hệ sinh thái RGB gắn ngoài và điều khiển tất cả bằng phần mềm MSI Mystic Light mạnh mẽ.
Giá tham khảo của MPG Z490 GAMING CARBON WIFI tại Việt Nam là 7,500,000VND
Nếu làm một phép so sánh nho nhỏ giữa những sản phẩm thuộc dòng MEG và MPG với các đối thủ cùng phân khúc giá trên thị trường, chúng ta thấy được rằng MSI đã có sự chênh lệch về phần cứng đáng kể. Trong khi đối thủ chỉ trang bị hệ thống VRM dừng lại ở mức 14 phase (và phổ biến ở mức 10 phase) thì dòng MEG của MSI nâng số lượng phase nguồn lên tới con số 16, kết hợp cùng làm mát chủ động bằng quạt để có thể cung cấp cho CPU dòng điện ổn định và đầy đủ nhất, cũng như sẵn sàng đón đầu cho những thế hệ kế tiếp.
Tương tự cho dòng MPG khi số lượng phase nguồn cũng như chất lượng có sự chênh lệch đáng kể so với đối thủ cùng phân cấp giá
MSI MPG Z490 GAMING PLUS - Bệ phóng tầm trung
Gaming Plus tỏ ra vượt trội về thiết kế trau chuốt hơn hẳn những bo mạch cùng tầm giá, với bộ pha cấp nguồn "cứng" và hình thức "cứng" không kém.
Điểm đầu tiên cần phải nhắc đến khi nói về MPG Z490 GAMING PLUS đó chính là MSI đã chuyển sang tone màu đen hoàn toàn cho sản phẩm này thay vì tone đỏ hết hợp đen như trước đây. Điều này sẽ giúp bo mạch chủ dễ dàng kết hợp với nhiều sản phẩm khác mà không sợ "chỏi màu". Và nếu nói về kết hợp thì nếu bạn có dự định "se duyên" với Intel Core i7 thế hệ 10 như Core i7-10700K nay đã có tới 8 nhân 16 luồng thì cũng hoàn toàn yên tâm, VRM của bo mạch này cũng có con số không kém cạnh là 12 1 1 và được trang bị tản nhiệt cực lớn trải ra toàn bộ khu vực I/O ngầu lòi.
Bo mạch chủ MSI MPG Z490 GAMING PLUS
Tất nhiên là một sản phẩm hướng đến người dùng phổ thông thì sẽ không thể tìm thấy những kết nối tốc độ cao như Thunderbolt 3 hay WIFI 6 trên MPG Z490 GAMING PLUS, thay vào đó chúng ta sẽ có kết nối LAN 2.5G, kết nối USB 3.2 Gen2 10Gbps đủ để phục vụ cho hầu hết nhu cầu hằng ngày của người sử dụng.
Giá tham khảo của MPG Z490 GAMING PLUS tại Việt Nam là 4,750,000VND
Jeff Rowland Model 735, nút nguồn mới, nâng cấp biến áp, chống nhiễu tinh vi Gần 2 năm kể từ khi dừng sản xuất bộ monoblock Model 725 nổi tiếng, Jeff Rowland mới chính thức có sản phẩm thay thế, nhưng đó không phải là phiên bản nâng cấp S2 (Series 2) mà là một thiết kế mới hoàn toàn, Model 735. Sử dụng nền cơ bản từ Model 725, bộ monoblock mới nhất Model 735 được các...