Bạn có biết: Một tiền đạo phải rời V.League chỉ vì… “Tào Tháo rượt”, sau đó trở thành ngôi sao ở Indonesia?
Dù có trí nhớ rất tốt, không chắc bạn đã biết đến cái tên Wiljan Pluim. Cũng phải thôi, sự nghiệp của anh ta ở V.League đã kết thúc ngay khi nó chưa bắt đầu chỉ vì… “Tào Tháo rượt”.
Hiện tại, Wiljan Pluim đang sống cuộc sống của một siêu sao ở Indonesia. Thật đúng với câu “khi cô thương thì làm người thường cũng khó”, Pluim không thể ra phố mà không bị các fan nhận ra. Và họ sẽ xúm lại xin chữ ký hoặc hy vọng được chụp ảnh cùng tiền đạo số một của câu lạc bộ PSM Makassar.
Cho dù về nhà và tìm kiếm vài phút thư giãn trên mạng xã hội cũng là điều khó khăn, bởi Pluim có hàng ngàn người theo dõi. Vậy nên cầu thủ người Hà Lan rất hào hứng với những ngày nghỉ, để có thể đáp trực thăng tới một khách sạn trên bờ biển đẹp như mơ tại Bali, tại Sulawesi hay Lombok.
Wiljan Pluim đang sống cuộc sống của một siêu sao ở Indonesia.
Dù sao thì Pluim nói rằng “anh đang ở đúng nơi” để không có ý định chuyển tới một nơi nào khác. Như tiền đạo này tâm sự với tạp chí Vice, chưa bao giờ được trải nghiệm cuộc sống của người nổi tiếng trước khi tới Indonesia. Nó trái ngược hoàn toàn với khoảng thời gian anh bị hắt hủi ở Việt Nam.
Pluim được đào tạo, sau đó khởi nghiệp ở Vitesse, đội bóng từng sản sinh ra huyền thoại Hà Lan Roy Makaay và cầu thủ hiện thuộc biên chế Chelsea, Marco van Ginkel. Anh cũng kinh qua một vài CLB như Roda JC Kerkrade, Zwolle và Willem II trước khi dấn thân vào cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á.
Đó là cuối năm 2015, Daniel van Bakel, hay chúng ta quen gọi là Nguyễn Văn Bakel, tiếp cận người đại diện của Pluim và gợi ý về việc đến Việt Nam chơi bóng. Ban đầu Pluim hơi e ngại, nhưng rồi quyết định liều một phen.
Sở thích của Pluim là đáp trực thăng tới những bờ biển đẹp như mơ tại Indonesia.
Tới Việt Nam, Pluim tập cùng Van Bakel một vài buổi rồi được giới thiệu với Becamex Bình Dương. Mặc dù chưa quen với nhiệt độ và độ ẩm cao ở mảnh đất hình chữ S, song anh vẫn nhận được cái gật đầu hài lòng của lãnh đạo đội bóng sau buổi xem giò. Tất cả bước vào đàm phán hợp đồng.
Có một vài khúc mắc khiến Pluim nghĩ rằng mọi thứ đã kết thúc và chuẩn bị lên máy bay về lại Hà Lan. Tuy nhiên cuối cùng đại diện Robert Postma của anh cũng gút được hợp đồng. Pluim sẽ được đăng ký là một trong 4 ngoại binh của Becamex Bình Dương.
Lúc này cũng là Giáng sinh và Pluim trở về Hà Lan lấy đồ đạc cá nhân. Quay lại vào đầu năm mới 2016, anh tới khách sạn để tham gia vào quá trình huấn luyện trước mùa giải cùng các đồng đội.
Pluim đã ghi 22 bàn trong 3 năm khoác áo
“Tới khách sạn, tôi gặp HLV và chúc mừng năm mới. Ông cười rất tươi và đáp lại: Chúc cậu một năm mới hạnh phúc. Rồi quá trình tập luyện bắt đầu. Hằng ngày tôi phải dậy từ 8 giờ để chạy 20 vòng quanh sân vận động trong tiếng hét ‘nhanh nữa lên’ của HLV.
Tôi đã không tập tành một thời gian nên dĩ nhiên phải nỗ lực nhiều, song tôi cảm thấy HLV chỉ như cố thể hiện ông ấy là người chịu trách nhiệm chính ở đây. Các cầu thủ người Việt cũng tương tự HLV của họ, thường cười nhạo tôi. Có một chàng trai Hàn Quốc có vẻ dễ chịu hơn (là Han Seung-yeop, gia nhập Bình Dương cùng thời điểm với Pluim nhưng cũng chỉ trụ được đến nửa mùa 2016), song cậu ấy lại không nói được tiếng Anh”, Pluim kể trên tạp chí Vice.
Pluim hạnh phúc bên vợ.
Sau đó mới thật là khủng khiếp. Trên chuyến bay trở về từ trại huấn luyện, Pluim bắt đầu cảm thấy không ổn và bụng anh sôi òng ọc. Khi máy bay hạ cánh, việc đầu tiên anh làm là chạy vào nhà vệ sinh. Trong 3 ngày tiếp theo, “Tào Tháo rượt” Pluim liên tục để nhà vệ sinh là nơi trú ngụ thường xuyên. Vụ việc được báo lên CLB và bác sỹ cho anh thuốc chống tiêu chảy, song không có tác dụng.
Pluim kể: “HLV muốn tôi ở lại CLB, nhưng tôi chỉ muốn trở về khách sạn. Suốt những ngày đó tôi luôn ở tình trạng mệt mỏi và người chỉ muốn lả đi. Khi trở lại với đội, ai cũng lạnh nhạt với tôi đến mức chả buồn bắt tay.
Sau một vài buổi tập, HLV đột nhiên đến bên và nói rằng tôi không đủ tốt. Khi tôi bảo rằng mình vẫn còn ốm, ông nói, cậu to và khỏe lắm, cậu phải thể hiện tốt hơn. Nhưng tôi thì vẫn ốm. Vì vậy đã tới bệnh viện một mình. Ở đó họ kết luận tôi bị viêm đường ruột, phải nằm một thời gian và uống kháng sinh.
Pluim hiện mong muốn được tiếp tục chơi bóng ở Indonesia và không muốn đi đâu khác.
Tôi có báo lại CLB nhưng họ không quan tâm lắm. Rồi tôi cảm thấy khỏe hơn để trở lại sân tập thì nhận thông báo không được phép tham gia. Một ngày sau, CLB gửi đến một lá thư nói về việc cắt hợp đồng. Tôi phải ra đi khi chưa chơi một trận đấu”.
Theo Pluim, rời Bình Dương, anh đã tới thử việc ở một CLB khác tại V.League và được ở trong một khách sạn tuyệt đẹp gần biển. Nhưng thông qua Frank van Eijs, cựu cầu thủ của Hà Nội ACB năm 2005 rồi trở thành đại diện của Van Bakel, anh quyết định tới Indonesia và khoác áo PSM Makassar kể từ đó tới nay.
Sau này nhìn lại, có lẽ Pluim phải cảm ơn trận “Tào Tháo rượt” nhớ đời. Nhờ vậy mà anh “đang ở đúng nơi” để sống cuộc sống của một ngôi sao mà khi ở Hà Lan, có nằm mơ cũng không nghĩ đến.
Thanh Đình
Nổi tiếng và giàu có, 8 ngôi sao bóng đá này là nạn nhân của hàng loạt vụ bắt cóc gây chấn động thế giới
Tiền bạc và danh tiếng, làm cầu thủ bóng đá nổi tiếng thật tuyệt vời. Nhưng đôi khi, điều này sẽ biến bạn và gia đình trở thành mục tiêu của những kẻ bắt cóc.
1. Johan Cruyff
Vị vua của bóng đá đẹp bỗng nhiên đệ đơn xin rút khỏi World Cup 1978 tại Argentina. Lúc đó, người ta tưởng cố huyền thoại Hà Lan làm vậy là để phản đối chính sách quân sự của nước nhà. Nhưng mãi tận 30 năm sau, ông mới hé lộ rằng ông và gia đình là nạn nhân của một vụ bắt cóc năm 1977 bởi một nhóm người Hà Lan. Ông bị trói, dí súng vào đầu chỉ vài tháng trước khi World Cup diễn ra.
2. Carlos Tevez
Vào năm 2014, khi Tevez còn đang khoác áo Juventus, bố của anh bị lôi ra khỏi xe, bắt cóc ở vùng ngoại ô thành phố Moron, Argentina. Báo chí cho rằng nhóm bắt cóc đòi Tevez trả 50.000 USD tiền chuộc. Cựu tiền đạo MU và cảnh sát đều không xác nhận việc này.
Số tiền sau đó được giao cho những tên bắt cóc tại giao lộ giữa San Martin và General Paz. Ông Cabral cũng được trả tự do sau 8 tiếng sống trong sợ hãi. Nhiều người cho rằng chính vụ bắt cóc này là lý do vì sao Tevez quyết định rời nước Ý, trở về Argentina thi đấu.
3. Alfredo Di Stefano
Di Stefano được mệnh danh là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá. Trong chuyến du lịch đến Nam Phi năm 1963, ông bỗng nhiên bị một nhóm người tự xưng là cảnh sát địa phương áp tải lên xe. Chúng hóa ra là một nhóm tội phạm có vũ trang muốn bắt cóc ông. Di Stefano sống với chúng 3 ngày mà không hay biết. Sau đó, ông được thả ra, thậm chí còn thi đấu ngay ngày hôm ấy.
4. Robinho
Vào năm 2014, Robinho trở thành ngôi sao đắt giá của Real Madrid. Nhưng cũng trong năm đó, mẹ của tiền đạo người Brazil bị bắt cóc. Khi ấy, bà đang làm bữa tiệc thịt nướng cùng người thân thì những gã đàn ông lạ mắt xuất hiện, bắt bà lên xe và đưa đi. Khi ấy, anh sẵn sàng trả tiền cho bọn bắt cóc để có được sự an toàn của mẹ. Tuy nhiên, chính phủ không đồng ý với giải pháp này vì đời nào họ chịu thỏa hiệp với kẻ ác. Khi ấy, Robinho chỉ mới 20 tuổi và trải qua cơn hoảng loạn. Mãi tận 40 ngày sau, mẹ anh mới được thả.
5. Romario
Năm 1994 có lẽ là thời điểm cuộc đời Romario trải qua nhiều thăng trầm nhất. Bằng màn trình diễn tuyệt vời, ông đưa Brazil đến chức vô địch World Cup. Nhưng cùng năm đó, bố của ông đã bị bắt cóc. 7 triệu USD là số tiền chuộc mà bọn bắt cóc đưa ra.
Nhưng may mắn thay, cảnh sát Brazil lập tức vào cuộc, giải cứu thành công bố Romario tại nhà của tên bắt cóc ở khu ổ chuột. Bố Romario sau đó kể lại một câu chuyện vui rằng tên bắt cóc thậm chí còn mang cho ông một chiếc TV để ông xem con trai thi đấu.
6. Riquelme
Riquelme là một huyền thoại bóng đá Argentina. Vào năm 2002, sự nổi tiếng của ông khiến cậu em trai chỉ mới 17 tuổi bị bắt cóc. Riquelme nói chuyện với tên bắt cóc rồi tự đàm phán trả tiền chuộc.
7. Diego Milito và Gabriel Milito
Sinh ra tại Argentina, 2 anh em nhà Milito đều có sự nghiệp tuyệt vời trong màu áo Inter và Barcelona. Hồi đó vì chơi cho 2 CLB khác nhau, 2 anh em nhà Milito không hòa thuận cho lắm. Nhưng khi bố bị bắt cóc, cả 2 cùng bắt tay nhau giải quyết. Vụ việc diễn ra vào năm 2002. Bố của cả 2 được thả sau khi tên bắt cóc nhận tiền chuộc trị giá khoảng 38 nghìn USD. Ngay sau đó, 2 anh em nhà Milito lại tiếp tục đối đầu trên sân cỏ.
8. Jorge Campos
Campos là thủ môn huyền thoại người Mexico. Nhưng ngoài khả năng rê bóng điệu nghệ và bộ quần áo sặc sỡ tự thiết kế, ít ai biết ông từng trải qua cú sốc khi bố bị bắt cóc. Năm 1999, bố của Campos bị bắt cóc ngay khi đang xem bóng đá trên SVĐ được đặt tên theo người con trai nổi tiếng. Ông được thả tự do sau 10 ngày thương lượng.
Theo Trí Thức Trẻ
Văn Hậu được vinh danh, dự bị trận Heerenveen thua Willem II Trước trận tiếp đón Willem II ở vòng 17 giải VĐQG Hà Lan, Đoàn Văn Hậu đã được CLB Heerenveen xướng tên vinh danh vì những đóng góp lớn lao giúp U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30. Theo đó, đích thân Giám đốc kỹ thuật SC Heerenveen - ông Gerry Hamstra đã giới thiệu và tặng hoa chúc mừng Đoàn Văn...