Bạn có biết: 10 tư thế yoga đơn giản sau đây đều có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần
Những bài tập yoga này sẽ hỗ trợ các khớp xương trong cơ thể làm việc linh hoạt, dẻo dai hơn, từ đó giúp cơ thể của bạn luôn trẻ khỏe mỗi ngày.
Yoga vốn là phương pháp tập luyện giúp cải thiện cả sức khỏe lẫn tinh thần của bạn, từ đó hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề cơ thể tiềm ẩn từ bên trong. Đặc biệt, yoga cũng là bộ môn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, từ đó cải thiện làn da và vóc dáng của bạn thêm hồng hào, cân đối hơn.
Nếu bạn lo sợ những động tác yoga uốn dẻo ở trình độ “thượng thừa” quá khó thực hiện, hãy thử áp dụng ngay một số bài tập sau đây tại nhà. Bật mí là mỗi tư thế tập dưới đây đều chứa những lợi ích tuyệt vời giúp sức khỏe của bạn được cải thiện lên từng ngày.
Bạn có biết rằng, chỉ cần dành vài phút mỗi ngày để thực hiện tư thế plank sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó giúp nâng cơ mông và tăng cường cơ bắp, đồng thời còn cải thiện sự tập trung của não bộ hiệu quả.
Tư thế Con Bướm (Butterfly)
Tư thế con bướm sẽ giúp mở rộng phần hông và đùi, đồng thời tăng cường sự linh hoạt. Ngoài ra, tư thế này còn tập trung vào phần hông, giúp nới lỏng và kéo dài vùng cơ đùi trong. Đây là nhóm cơ thường bị bỏ qua trong lúc tập luyện nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sự ổn định và thăng bằng.
Tư thế Chó Ngửa Mặt (Upward Dog)
Đây là tư thế giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống, đôi tay, cổ tay và giúp nâng cơ mông. Khi ngực của bạn được mở rộng, nó sẽ chống lại cảm giác uể oải và giữ cho phổi, tim mạch được thư giãn.
Tư thế Cái Cày (Plow Pose)
Với tư thế cái cày, phần cổ, vai và lưng của bạn sẽ được mở rộng. Đây là động tác giúp massage và thúc đẩy các cơ quan tiêu hóa làm việc trơn tru, đào thải độc tố hiệu quả.
Tư thế Nữ Thần (Utkata Konasana – Goddess Pose)
Tư thế nữ thần giúp giãn cơ hông, bẹn và ngực, từ đó làm các cơ bắp chính, cơ mông và cơ đùi trong thêm chắc khỏe hơn. Đồng thời, nó cũng giúp phục hồi vai, tay và lưng trên.
Tư thế Con Mèo – Con Bò (Cat – Cow)
Video đang HOT
Tư thế Mèo – Bò giúp cải thiện dáng đi và khả năng giữ thăng bằng, từ đó tăng sức mạnh và kéo giãn xương sống cũng như vùng cổ của bạn. Nhờ đó, nó cũng giúp kéo giãn phần hông, bụng và lưng để giúp các cơ quan phối hợp với nhau trơn tru hơn.
Tư thế Ngồi Xổm (Malasana)
Ngồi xổm là tư thế yoga giúp giãn cơ đùi, bẹn, cơ hông, cổ chân và nửa thân trên. Lúc này, cơ bụng sẽ được nâng lên và giúp chức năng ruột già được cải thiện để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Ngoài ra, tư thế ngồi này cũng làm tăng quá trình tuần hoàn máu trong xương chậu để cải thiện năng lượng tình dục.
Tư thế Gác Chân Lên Tường
Đây là tư thế giúp đưa máu lưu thông về não, giảm bớt stress, cải thiện giấc ngủ, giảm sưng mắt cá chân và những cơn đau đầu trong ngày. Thậm chí, nó còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Tư thế Cây Cầu (Bridge)
Tư thế cây cầu là một trong những tư thế phổ biến trong bộ môn yoga. Nó sẽ giúp giãn cơ ngực, cổ, xương sống và hông, từ đó làm lưng chắc khỏe hơn, cải thiện quá trình tuần hoàn máu, giảm bớt căng thẳng, lo âu.
Tư thế gập người
Khi đứng gập người, cơ hông, cơ đùi sau và bắp chân sẽ được giãn lỏng ra, từ đó giúp đùi và chân thêm chắc khỏe, làm xương sống dẻo dai hơn.
Source (Nguồn): Holistic Ali, @itsyogasana
Theo Helino
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết tới tư thế yoga đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và còn điều hòa cả kinh nguyệt
Dành ra vài phút mỗi ngày để thực hiện bài tập này, bạn sẽ thấy cơ thể mình ngày càng dẻo dai, linh hoạt và cải thiện quá trình tiêu hóa trong ngày tốt hơn.
Những ngày hè nóng bức, hội con gái thường cảm thấy khổ sở hơn khi phải trải qua chuỗi ngày kinh nguyệt tồi tệ với đủ thứ đau nhức khắp cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần nâng cao sức khỏe của mình bằng những bài tập thiết thực trong ngày. Chẳng tốn quá nhiều thời gian mà chỉ đơn giản là một vài động tác yoga cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu trong những ngày "dâu rụng".
Điển hình trong các bài tập yoga giúp thư giãn sâu phải kể đến Supta Baddha Konasana(Tư thế góc cố định nằm ngửa). Đây là một tư thế tập giúp bạn thư giãn cơ thể của mình. Đồng thời, nó còn giúp phục hồi và mở rộng hông. Đặc biệt, vì là một tư thế cơ bản nên bạn sẽ chẳng mất nhiều thời gian để làm quen với nó ngay từ ban đầu.
Hãy bắt đầu thực hành tư thế này vào sáng sớm là tốt nhất, còn trong trường hợp bạn không thể tập vào buổi sáng thì vẫn có thể tập vào buổi tối. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là thực hành tư thế này sau bữa ăn ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không gây tổn hại đến dạ dày.
Tư thế Supta Baddha Konasana
- Cấp độ: Cơ bản.
- Thể loại: Vinyasa (sự kết hợp giữa cả yếu tố mạnh mẽ lẫn nhẹ nhàng).
- Thời gian thực hành: 30 - 60 giây.
- Tác động tới vùng: Đùi, đầu gối, lưng, hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
Cách thực hiện tư thế Supta Baddha Konasana
- Nằm ngửa ra sàn, từ từ gập đầu gối, đưa hai bàn chân lại gần nhau, tạo thành một góc cố định trên sàn. Chú ý đưa gót chân hướng gần về vùng háng.
- Lòng bàn tay đặt gần hông và áp xuống sàn.
- Thở ra nhịp nhàng và đảm bảo các cơ bụng dưới được siết lại. Từ từ cảm nhận sự căng giãn ở lưng dưới và sự ổn định của cột sống. Giữ nguyên tư thế này.
- Nhanh chóng hít vào và thở nhẹ ra lần nữa, mở rộng đầu gối, cảm nhận sự căng giãn ở đùi trong.
- Đảm bảo cột sống không bị cong mạnh và thư giãn toàn bộ vùng vai, cột sống, cổ.
- Giữ tư thế này trong 1 phút, thở sâu và chậm.
- Cuối cùng, thở ra và ấn mạnh vùng lưng dưới, đầu gối xuống sàn cho lần căng cơ cuối. Sau đó thả lỏng đầu gối, từ từ nhấc người trở lại tư thế nằm ban đầu.
*Lưu ý: Bạn cũng có thể ngửa lòng bàn tay lên để có tư thế thả lòng thoải mái nhất.
Một vài lưu ý và chống chỉ định trong tư thế Supta Baddha Konasana
- Không thực hiện tư thế Supta Baddha Konasana nếu gặp những vấn đề sau:
Chấn thương vùng đầu gối.
Chấn thương vùng háng.
Đau lưng dưới.
Chấn thương vùng vai.
Chấn thương vùng hông.
- Phụ nữ có thai khi thực hiện tư thế này cần có sự giám sát của huấn luyện viên hoặc người có chuyên môn.
- Phụ nữ sau khi sinh cần tránh tập tư thế này ít nhất 8 tuần, khi các cơ ở vùng xương chậu đã cố định trở lại.
Ban đầu thực hiện, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi căng và đau ở vùng háng, đùi trong khi tập. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên nhẹ nhàng nâng bàn chân lên một chút so với sàn cho đến khi cảm thấy thoải mái.
Nếu muốn tập ở cấp độ cao hơn, bạn có thể nâng cao vùng xương chậu lên khỏi sàn. Khi bạn đủ lực nhấn mạnh chân xuống sàn, hông bạn sẽ tự động nâng lên khỏi sàn. Bạn cũng có thể kê thêm một chiếc gối hoặc một viên gạch dưới vùng xương chậu để hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Hãy dùng lực ấn mạnh đầu gối và bàn chân xuống sàn.
Lợi ích tuyệt vời khi tập tư thế Supta Baddha Konasana mỗi ngày
- Tác động tốt tới các cơ quan sinh sản, thận và bàng quang.
- Điều hòa nhịp tim, cải thiện quá trình tuần hoàn máu.
- Điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe buồng trứng.
- Giúp căng cơ háng, đùi trong, đầu gối.
- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu trí não.
- Giảm căng cơ và giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ.
- Tái tạo năng lượng cho cơ thể.
- Giảm bớt đau đầu.
- Giúp mở rộng và làm linh hoạt vùng hông.
Không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện bài tập này nhưng lợi ích mà bạn thu lại được chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ. Hãy bắt đầu dành thời gian tập Supta Baddha Konasana ngay từ hôm nay thôi nào!
Source (Nguồn): Stylecraze
Theo Helino
3 bài tập yoga buổi tối giúp giảm đau vai gáy nhanh chóng Đau mỏi vai gáy là triệu chứng bệnh lý về cột sống rất nhiều gặp phải, đặc biệt là dân phòng khi ngồi làm việc hơn 8 tiếng/ ngày. Đau nhức vai gáy ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, nếu trường hợp này kéo nguy cơ sẽ bị liệt là rất cao. Dưới đây là 3 động tác yoga bạn...