Bạn có bị ‘infobesity’ khi lên mạng?
Trong thời đại thông tin, infobesity khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung.
Định nghĩa:
Infobesity (hay còn gọi là information overload) được định nghĩa là tình trạng liên tục tiếp nhận lượng lớn thông tin. Đặc biệt, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung của con người.
Thuật ngữ quá tải thông tin được kết hợp giữa hai danh từ information (thông tin) and obesity (tình trạng thừa cân ở con người). Macmillan Dictionary gọi infobesity là “sự bất ổn của thế kỷ 21″.
Khi công nghệ phát triển, thông tin trở thành “vua” vì con người có thể cập nhật tin tức mới mọi lúc, mọi nơi. Internet cung cấp thông tin, dữ liệu, hình ảnh bất tận khiến người dùng có xu hướng tiếp nhận một cách bừa bãi, không do dự.
Video đang HOT
Vấn đề là giống như việc ăn quá nhiều, việc tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng lúc không phải điều có ích. Quá tải thông tin khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung. Nhiều người cáu gắt vì bị cuốn theo thông tin tiêu cực trên mạng.
Ứng dụng của infobesity trong tiếng Anh:
- Nearly half of the UK’s office workers are suffering from infobesity, the over-consumption of information.
Dịch: Gần một nửa số nhân viên văn phòng tại Anh đang bị quá tải thông tin – tình trạng tiếp nhận thông tin quá mức.
- Various sources of information like emails, search engines, news channels, social media and others are the main reasons causing infobesity in society.
Dịch: Các nguồn thông tin khác nhau như email, công cụ tìm kiếm, kênh tin tức, phương tiện truyền thông xã hội… là những lý do chính gây ra quá tải thông tin.
6 cách đơn giản để bảo mật dữ liệu thiết bị Android của bạn
Điện thoại của chúng ta chứa rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Đó có thể là thông tin của các tài khoản mạng xã hội, emails, tài khoản ngân hàng,...Tuy vậy, việc bảo mật dữ liệu không quá khó như bạn nghĩ.
Chính vì thế bạn nên tham khảo những cách sau đây giúp bảo mật dữ liệu thiết bị Android của bạn ngay cả khi chúng bị rơi vào tay kẻ xấu.
1. Đảm bảo hệ điều hành của bạn được cập nhật kịp thời
Cập nhật hệ điệu hành giúp bạn có thể vá các lỗ hổng bảo mật và sửa lỗi kịp thời. Việc không cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới nhất có thể khiến điện thoại của bạn xuất hiện những lỗ hổng là cơ hội cho các đối tượng xấu. Tuy có một vài ý kiến cho rằng, việc cập nhật lên phiên bản mới ngay khi ra mắt sẽ khiến họ gặp phải những lỗi mới hơn. Nhưng việc chờ đợi quá lâu mà không cập nhật cũng sẽ gây hại cho hệ thống của bạn. Hiện nay, hệ điều hành Android đã cập nhật lên đến phiên bản 13.
2. Bật xác thực hai yếu tố
Xác thực hai yếu tố (hay còn gọi là bảo mật hai lớp) giúp bạn thêm một lớp mật khẩu thứ 2 vào tài khoản Android của mình trong trường hợp kẻ xấu biết được mật khẩu đăng nhập của bạn. Với bảo mật hai lớp, bạn sẽ nhận được tin nhắn gửi đến thiết bị khác của mình để chắc chắn rằng bạn đang cố gắng đăng nhập. Tuy rằng quá trình này sẽ tốn thêm thời gian cho quá trình đăng nhập của bạn, nhưng để tăng độ bảo mật của chiếc điện thoại của mình thì tại sao lại không nhỉ?
3. Sử dụng trình quản lý mật khẩu
Nếu bạn là một người có "não cá vàng" và gặp khó khăn trong quá trình nhớ nhiều quá nhiều mật khẩu của bản thân, hãy sử dụng một trình quản lý mật khẩu. Việc này sẽ khiến bạn chỉ cần nhớ mật khẩu của riêng trình quản lý mật khẩu thay vì nhớ nhiều mật khẩu của bản thân cho từng ứng dụng.
4. Mã hóa Android của bạn
Từ 2015, Google đã yêu cầu các nhà máy sản xuất các điện thoại Android có thể mã hóa để tung ra thị trường. Thực tế là, các dòng điện thoại Pixel, Nexus 5X, Nexus 6P, Nexus 6 và Nexus 9 đều được mã hóa theo mặc định. Khi thiết bị của bạn được mã hóa, tất cả dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị đều bị khóa phía sau; từ mã pin, dấu vân tay, mẫu hoặc mật khẩu... chỉ được chủ sở hữu biết. Với mật khẩu của riêng mình, thậm chí Google cũng không thể mở khóa thiết bị của bạn.
5. Xóa dữ liệu của bạn khỏi Google
Android là sản phẩm của Google nên dữ liệu thiết bị không được mã hóa có thể được lưu trữ trên máy chủ Google. Bạn có thể kiểm tra với Google để xem dữ liệu của bạn có gì và bạn có thể yêu cầu Google xóa dữ liệu đó. Quá trình này có thể mất thời gian, nhưng nó đáng để thực hiện - dữ liệu của bạn không thể bị đánh cắp nếu nó không có trong hệ thống.
6. Khi những cách trên không còn hữu hiệu, hãy xóa dữ liệu thiết bị Android của bạn
Trong trường hợp điện thoại của bạn bị mất hoặc trộm, bạn có thể xóa dữ liệu thiết bị Android của bạn từ xa. Nó sẽ giúp xóa sạch tất cả dữ liệu trên thiết bị Android của bạn, nhưng nếu bạn có một vài dữ liệu muốn giữ, hãy thực hiện sao lưu dữ liệu trên điện thoại khác một cách thường xuyên.
Cách 'unbanked' giao dịch trong thời đại công nghệ Theo thống kê của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ, vào năm 2019, hơn 7 triệu hộ gia đình ở Mỹ được xếp vào nhóm 'unbanked'. Unbanked /ˌʌnˈbŋkt/ (danh từ): Người không có tài khoản ngân hàng. Định nghĩa: Unbanked là thuật ngữ chỉ những người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng hoặc không có quyền truy cập...