Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai kiểm tra công tác ứng phó thiên tai tại Hà Tĩnh
Ngày 14/10, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn, đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới.
Tàu, thuyền vào neo đậu ở âu thuyền Cửa Sót huyện Lộc Hà. Ảnh: Công Tường/TTXVN
Để ứng phó với mưa lớn do bão số 8 (đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới), tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các công ty thủy lợi chủ động vận hành các công trình nhằm chủ động tiêu nước đệm đề phòng ngập úng khi có mưa lớn; điều tiết sớm hạ thấp mực nước một số hồ chứa lớn để đón lũ; chuẩn bị sẵn sàng với phương án di dời dân với 4 kịch bản, trong đó kịch bản cao nhất là di dời 45.050 hộ với 155.803 người.
Các địa phương, đơn vị và người dân trên địa bàn cũng chủ động phương án trong việc bảo vệ công trình hồ đập, công trình đang thi công, lồng bè thủy hải sản, cây ăn quả có múi…
Tại buổi làm việc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đánh giá cao tinh thần chủ động ứng phó thiên tai của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân Hà Tĩnh. Trong bối cảnh thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường, tỉnh cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả và gắn kết chặt chẽ các giải pháp công trình và giải pháp phi công trình, chú ý nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng, nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết mới. Cùng với đó, địa phương cần tiếp tục dành sự quan tâm, ưu tiên đến nhiệm vụ đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê sông, đê biển.
Cùng ngày, đoàn công tác đã đi kiểm tra các công trình đê biển Xuân Hội, Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Cửa Hội – Xuân Phổ và cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân), hệ thống đê biển Lộc Hà, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Cửa Sót (Lộc Hà); kiểm tra hồ Bộc Nguyên (Thạch Hà) và khu thấp trũng, nhà cộng đồng tránh trú bão xã Cẩm Thành, hạ du hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) và tham quan các mô hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của bão số 8, tại một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đã có những thiệt hại, cụ thể như: hư hỏng đê chắn sóng và sạt lở bờ biển tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh; sạt lở nghiêm trọng tại 2 điểm trên Quốc lộ 8A, địa phận huyện Hương Sơn; sạt lở bờ hói Gát (đổ ra sông Nghèn, thuộc địa phận huyện Can Lộc)…
Bão số 8 áp sát đất liền, Thanh Hóa - Quảng Bình mưa lớn
Hoàn lưu bão số 8 kết hợp không khí lạnh bắt đầu gây mưa cho Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Miền Trung bước vào hai đợt mưa lớn khả năng kéo dài đến ngày 19/10.
Rạng sáng 14/10, trạm quan trắc ở đảo Bạch Long Vỹ đã ghi nhận gió bão mạnh cấp 9, giật cấp 11; trong khi trạm Cô Tô có gió cấp 7, giật cấp 9. Mưa lớn bắt đầu xuất hiện diện rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 8 đã vào vịnh Bắc Bộ và có dấu hiệu suy yếu trong đêm 13/10. Lúc 4h ngày 14/10, tâm bão cách Thanh Hóa khoảng 300 km, Nghệ An 310 km, Hà Tĩnh 240 km. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 11.
Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20-25 km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 14/10, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên vùng biển ven bờ từ Nam Định đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật cấp 9. Như vậy, bão sẽ suy yếu trước khi đi vào đất liền.
Áp thấp nhiệt đới sau đó đi chếch theo hướng tây tây nam, tiến vào khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình với vận tốc 20-25 km/h và tiếp tục suy yếu.
Dự báo đường đi của bão số 8 trong những giờ tới. Ảnh: VNDMS.
Trong khi đó, cơ quan khí tượng Nhật Bản lại cho rằng bão đang duy trì sức gió mạnh 83 km/h, tương đương cấp 9, giật cấp 11. Thời điểm áp sát đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ chiều 14/10, hình thái này giữ nguyên cường độ, không có dấu hiệu suy yếu.
Còn cơ quan khí tượng Hong Kong thì cho rằng bão đang duy trì sức gió ở cuối cấp 8, đầu cấp 9. So với dự báo trước đó, vùng ảnh hưởng do bão được thu hẹp đáng kể, chỉ còn ở khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão quét thẳng qua đất liền Bắc Trung Bộ chiều 14/10. Ảnh: JMA.
Cơ quan khí tượng cảnh báo ngày 14/10, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế ghi nhận sức gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Sóng cao 3-5 m.
Trong khi đó, ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh cần đề phòng nước dâng cao 0,3-0,5 m, kết hợp với triều cường gây ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Ngày 14-15/10, khu vực Bắc Bộ và Quảng Trị tiếp diễn đợt mưa lớn với lượng phổ biến 100-150 mm, có nơi trên 150 mm. Lượng mưa ghi nhận được ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có thể lên tới 100-200 mm/đợt, có nơi trên 200 mm.
Cùng lúc, không khí lạnh tăng cường gây giảm nhiệt ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ và Thanh Hóa với nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C. Vùng núi phía bắc có nơi trở rét, dưới 18 độ C.
Tại Hà Nội, khu vực duy trì trạng thái mưa lạnh trong hai ngày tới. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C, thời tiết âm u, mưa dông cả ngày.
Ngày 16-19/10, miền Trung bước vào đợt mưa mới do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với vùng áp thấp khả năng hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
Bão số 8 đi vào vùng biển ven bờ từ Nam Định-Hà Tĩnh và suy yếu Từ ngày 16-19/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với vùng áp thấp có khả năng xuất hiện trên dải hội tụ nhiệt đới, khu vực Trung Bộ tiếp tục có khả năng xảy ra mưa to đến rất to. Các lực lượng cố định tàu thuyền của ngư dân tại cảng cá Xuân Hội, Hà Tĩnh. (Ảnh:...