Bản cập nhật Windows 10 gây lỗi trình điều khiển của bên thứ ba
Microsoft vừa cảnh báo người dùng, bản cập nhật mới của Windows 10 có thể gây ra lỗi khi cài đặt trình điều khiển của bên thứ ba.
Gần đây, Microsoft phát hành các bản cập nhật bảo mật tích lũy cho tất cả phiên bản được hỗ trợ của hệ điều hành phiên bản Windows 10, gồm cả phiên bản 2004 ( KB4579311). Mặc dù các bản cập nhật này được thiết kế để tăng cường bảo mật cho hệ điều hành khi sử dụng các sản phẩm Microsoft Office và thực hiện các hoạt động cơ bản, nhưng phía Microsoft cảnh báo bản cập nhật có thể gây ra lỗi khi cài đặt trình điều khiển của bên thứ ba.
Bản cập nhật KB4579311 gây ra lỗi trình điều khiển của bên thứ ba
Cụ thể, Microsoft cảnh báo người dùng sẽ có thể gặp những thông báo lỗi khi tiến hành cài đặt các trình điều khiển của một hãng thứ ba, thông báo lỗi có nội dung “Windows can’t verify the publisher of this driver software”. Ngoài ra, người dùng Windows 10 cũng có thể gặp một lỗi khác khi cố gắng xem các thuộc tính chữ ký với sự trợ giúp của Windows Explorer: “No signature was present in the subject”.
Người dùng Windows 10 bị ảnh hưởng nên liên hệ với nhà cung cấp trình điều khiển hoặc nhà sản xuất thiết bị (OEM). Bạn cần yêu cầu nhà cung cấp giúp cài đặt trình điều khiển được cập nhật để khắc phục sự cố.
Ngoài các lỗi nói trên thì bản cập nhật mới của Windows 10 lần này giải quyết nhiều sự cố đang tồn tại như: vấn đề có thể nâng cao đặc quyền trong win32k, vấn đề dịch vụ của Group Policy, khi một chính sách đã được định cấu hình để xóa các cấu hình được lưu trong bộ nhớ cache. Nó cũng cung cấp các bản cập nhật bảo mật cho Windows App Platform và Frameworks, Microsoft Graphics Component, Windows Media, Windows Fundamentals, Windows Authentication, Windows Virtualization và Windows Kernel.
Người dùng có thể cập nhật thông qua ứng dụng Windows Update của Windows.
Cách sử dụng tính năng điều khiển máy tính từ xa có sẵn trên Windows 10
Windows 10 Remote Desktop giúp người dùng truy cập thiết bị từ xa bằng PC, Mac, iOS hoặc thiết bị Android.
Video đang HOT
Phần mềm Remote Desktop là một công cụ quan trọng đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp, mang đến cho người dùng khả năng truy cập máy tính từ bất kỳ vị trí nào. Mặc dù có nhiều ứng dụng của bên thứ ba có sẵn cho Windows 10, nhưng bạn cũng có thể kích hoạt công cụ này trong Settings.
Dưới đây hướng dẫn cách thiết lập quyền truy cập từ xa trên Windows 10. Microsoft Remote Desktop hỗ trợ các kết nối từ xa trên macOS, Linux, iOS, Android hoặc máy tính khác chạy Windows.
Cách kích hoạt và sử dụng tính năng điều khiển máy tính từ xa trên Windows 10
Mặc dù chức năng Remote Desktop được tích hợp Windows 10 nhưng các kết nối từ xa chỉ có thể được thực hiện trên một máy tính chạy Windows 10 Professional hoặc Enterprise. Điều này cũng áp dụng cho các phiên bản trước của Windows.
Phiên bản Windows 10 Home không dùng được tính năng Remote Desktop
Bước 1: Kích hoạt quyền truy cập từ xa trên máy tính chủ
Trước tiên cần thiết lập máy tính bạn muốn truy cập từ xa để chấp nhận kết nối từ các thiết bị khác. Các kết nối từ xa bị tắt theo mặc định nên phải thay đổi tùy chọn này trong Settings.
Bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn cho Remote Desktop trong mục System cho phép bật hoặc tắt quyền truy cập cũng như điều chỉnh các cài đặt khác. Bạn cũng nên ghi chú tên PC của mình để thiết lập các kết nối từ xa.
Bước 2: Thêm người dùng vào danh sách trắng cho các kết nối từ xa
Nếu muốn phê duyệt quyền truy cập cho những người dùng khác, bạn phải thêm họ vào danh sách trắng dưới phần User Accounts trong cài đặt Remote Desktop.
Nhấn vào Select users that can remotely access this PC dưới phần User Accounts. Tiếp theo, chọn Add để bắt đầu thêm người dùng vào danh sách trắng. Sau đó nhấn Advanced --> Find Now. Một danh sách tất cả người dùng sẽ hiện ra. Chỉ cần nhấp đúp vào tên để thêm họ vào danh sách trắng của bạn.
Bước 3: Cung cấp quyền truy cập vào tệp cục bộ
Bước này sẽ cho phép người dùng từ xa truy cập dữ liệu của bạn giúp dễ dàng tải xuống hoặc in các tệp từ một vị trí khác. Cài đặt này không có trong Remote Desktop, vì vậy rất dễ bỏ qua nếu bạn tự thiết lập các kết nối máy tính từ xa.
Quyền truy cập vào các tệp cục bộ bị tắt theo mặc định nên bạn cần phải thay đổi cài đặt này thông qua ứng dụng Remote Desktop Connection. Chương trình này tách biệt với Remote Desktop và có sẵn trên cả phiên bản Home và Professional của Windows 10. Chỉ cần nhập "Remote Desktop Connection" vào thanh tìm kiếm ở góc dưới bên trái để tìm ứng dụng.
Sau khi mở Remote Desktop Connection, nhấn Show Options, chọn tab Local Resources. Phần này cung cấp các tùy chọn cho máy in, bảng ghi (để sao chép và dán), trình phát âm thanh và các chức năng quan trọng khác.
Bên dưới mục Local devices and resources, nhấn vào More để điều chỉnh các quyền truy cập khác. Trong danh sách bao gồm cổng, ổ đĩa, thiết bị quay video và thiết bị Plug and Play. Tick vào ô bên cạnh bất kỳ ổ đĩa nào bạn muốn cho phép người dùng từ xa truy cập.
Bước 4: Truy cập thiết bị của bạn từ xa
Sau khi đã thiết lập máy tính của mình để truy cập từ xa, bạn có thể tạo kết nối từ một thiết bị khác. Nếu thiết bị từ xa là một máy tính khác chạy Windows 10 bạn phải tải xuống ứng dụng Microsoft Remote Desktop từ Microsoft Store để thực hiện truy cập.
Trong ứng dụng Microsoft Remote Desktop, bạn có kết nối từ xa với máy tính bằng cách nhấn vào nút Add ở góc trên bên phải. Bạn cũng sẽ có tùy chọn để thêm các tài nguyên từ xa như ứng dụng và desktop nếu đang làm việc cho một nhóm hoặc tổ chức.
Để bắt đầu kết nối, bạn phải nhập tên hoặc địa chỉ IP của máy tính cần kết nối. Thiết bị mà bạn kết nối sẽ yêu cầu thông tin đăng nhập trước khi cung cấp quyền truy cập. Ngoài ra, bạn có thể thêm thông tin tài khoản người dùng thông qua ứng dụng Remote Desktop để tránh phải đăng nhập mỗi khi kết nối.
Tổng kết
Phần mềm Remote Desktop của bên thứ ba có thể hữu ích cho nhóm và các doanh nghiệp. Nhưng công cụ Remote Desktop của Microsoft cung cấp quá đủ tính năng cho nhiều người dùng. Sau khi bật Remote Desktop trong Settings của Windows 10, bạn có thể truy cập máy tính của mình từ xa bằng cách thiết bị PC, Mac, iOS hoặc Android.
Bạn có thể truy cập máy tính Windows của mình bất kể thiết bị đang sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn cần sử dụng các công cụ chỉ dành cho Windows từ hệ điều hành khác. Ngoài ra, Windows cũng cung cấp các tính năng điều khiển máy tính từ xa tiện lợi như chuyển tệp tin, phím tắt trên thiết bị di động và dễ dàng in ra máy in cục bộ.
Các bản cập nhật Windows 10 mới nhất gây lỗi máy in Các bản cập nhật mới nhất cho Windows 10 giúp tăng cường bảo mật của nền tảng, nhưng chúng không may gặp phải các lỗi khó chịu khiến việc in ấn không được. Sự cố bản cập nhật Windows 10 khiến nhiều máy in không thể in được Theo Engadget, Microsoft đã phát hành bản cập nhật lỗi - KB4560960 và KB4557957 -...