Bạn cần biết 9 thực phẩm tuyệt đối không được ăn sống
Một số loại thực phẩm có thể sẽ gây những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe của bạn nếu ăn sống mà không qua chế biến.
Khoai tây: Không phải loại rau củ nào cũng có thể ăn sống, và khoai tây cũng vậy. Ăn khoai tây sống có thể gây đầy hơi, các bệnh tiêu hóa, đau đầu và buồn nôn.
Các loại đậu: Ăn đậu sống có thể gây buồn nôn, nôn mửa, các vấn đề tiêu hóa và tiêu chảy. Bạn cần ngâm đậu với nước một lúc trước khi nấu để đảm bảo an toàn.
Mật ong: Hầu hết các loại mật ong chúng ta đang dùng đều đã được tiệt trùng. Mật ong tươi chưa qua xử lý có thể gây ngộ độc.
Sữa: Giống như mật ong, các loại sữa chúng ta đang dùng cũng đã được tiệt trùng. Sữa chưa qua tiệt trùng có thể chứa các vi khuẩn như E.coli, salmonella,… gây hại cho sức khỏe.
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa các loại đường có thể gây khó tiêu. Nấu chín sẽ giúp các thành phần này dễ tiêu hóa hơn.
Video đang HOT
Ô-liu: Những quả ô-liu mà ta thấy trong siêu thị đã được xử lý và thường được muối, do đó an toàn cho sức khỏe. Ăn ô-liu chưa qua xử lý có thể gây ngộ độc nghiêm trọng.
Nấm: Nấm tươi sống có thể chứa các vi sinh vật gây các vấn đề tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.
Thịt lợn: Thịt lợn sống có thể chứa sán dây, một loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Trứng: Trái với một số quan niệm rằng ăn trứng sống giúp đẹp da, thói quen này có thể gây các bệnh nguy hiểm vì trứng sống có thể chứa khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác, đồng thời gây nguy cơ mắc cúm gia cầm./.
CTV Ngọc Diệp./VOV.VN (biên dịch)
Theo boldsky
Làm thế nào tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn khi đi máy bay?
Một trong những "phương tiện" khiến dịch bệnh lây lan xa nhất là máy bay. Do đó, người dân cần học cách phòng tránh.
Có nhiều giả thuyết về dịch bệnh lây lan trên máy bay, nhưng nhiều người không nhận ra rằng đây là phương tiện khá an toàn. Không khí bên trong máy bay tuy được "tái chế" liên tục, nhưng vẫn khá sạch bởi chúng có hệ thống lọc rất hiệu quả. Thức ăn cũng không phải nguyên nhân, dù chúng có tệ đến đâu.
Nếu người ngồi cạnh trên máy bay liên tục ho, bạn nên cẩn thận vì có thể đó là biểu hiện của bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Getty.
Nguyên nhân chính khiến bệnh dịch có thể lây lan trên máy bay là do người mang bệnh lây trực tiếp cho những người ngồi gần, khi họ có thể tiếp xúc với nhau nhiều giờ. Bạn cũng có thể chạm tay vào cánh cửa của nhà vệ sinh, khay ăn dùng chung hay các chỗ nắm tay mà hàng nghìn người chạm vào.
Cách tự bảo vệ bản thân trên chuyến bay
Do nguyên nhân lây bệnh chủ yếu đến từ tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh và không khí xung quanh người bệnh, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với nhiều người trên máy bay. Nếu không thể làm điều đó, ít nhất hãy biết tự bảo vệ mình.
Rửa tay kỹ và liên tục: Rửa tay là biện pháp phòng ngừa đầu tiên đối với các vi khuẩn như E.coli và Salmonella. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rửa tay thường xuyên có thể giảm 21% nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp.
Rửa tay thường xuyên và đúng cách là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất để tránh lây bệnh. Ảnh: Deseret News.
Đừng chạm tay vào mắt, mũi, miệng: Đừng quên rằng rất nhiều virus lây qua tiếp xúc trực tiếp từ bàn tay. Nếu tay đã tiếp xúc với các bề mặt có virus, bạn có thể tự truyền bệnh cho mình khi dùng tay chạm vào các vùng nhạy cảm như mắt, mũi và miệng. Hạn chế chạm tay vào mặt có thể giúp giảm nguy cơ lây bệnh.
Mang theo khăn ướt diệt khuẩn: Những chỗ để tay, tay nắm thang cuốn hay khay đựng thức ăn đều đã bị rất nhiều người chạm tay vào. Nếu có khăn ướt diệt khuẩn, bạn có thể lau sạch những bề mặt này trước khi sử dụng. Bạn cũng nên mang theo nước rửa tay khô diệt khuẩn cho những lúc không có vòi rửa.
Mang theo gối, chăn của mình: Trên những chuyến bay dài, hãng hàng không có thể phát gối, chăn. Tuy nhiên nếu lo ngại lây bệnh, sử dụng gối, chăn chung sẽ có nguy cơ. Tốt nhất là bạn nên mang gối, chăn của mình.
Ngủ ngon, ăn tốt trước chuyến bay: Hệ miễn dịch sẽ kém hiệu quả khi cơ thể bạn mệt mỏi. Hãy ngủ một giấc dài và ngon trước chuyến bay để đảm bảo cơ thể chống lại vi khuẩn hiệu quả. Tương tự, bạn cũng nên ăn những bữa đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và uống đủ nước trước khi bay.
Một số mẹo khác để đảm bảo an toàn
Giữ điện thoại sạch sẽ: Bề mặt điện thoại có thể bẩn hơn cả toilet, và bạn thì chạm vào màn hình hàng nghìn lần mỗi ngày. Bạn có thể lau sạch màn hình và điện thoại bằng khăn điệt khuẩn, hoặc sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như miếng lau có cồn để làm sạch máy.
Chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ giúp cho bạn tránh phải tiếp xúc nhiều với người ngồi bên cạnh, qua đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh: Getty.
Mở điều hòa trên đầu: Có luồng gió sẽ đảm bảo không khí không bị luẩn quẩn quanh bạn nếu có một người ngồi gần hắt hơi hay ho. Bạn nên mở điều hòa và hướng vào chân để đảm bảo không khí có chứa virus, vi khuẩn không hướng vào mặt.
Ngồi cạnh cửa sổ: Tránh tiếp xúc với người khác sẽ giảm nguy cơ lây bệnh, và vị trí tốt nhất để tránh tiếp xúc là cạnh cửa sổ. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy chỗ ngồi cạnh cửa sổ là chỗ người ngồi ít tiếp xúc, nói chuyện với hành khách khác nhất.
Tự mang sách, đồ giải trí của mình: Tốt nhất là bạn đừng đụng vào tạp chí của máy bay, bởi chúng cũng bị nhiều người đụng vào không khác khay ăn. Bạn nên mang sách của mình, và nếu muốn dùng hệ thống giải trí trên máy bay thì hãy tự mang tai nghe theo.
Tự mang chai nước của mình: Nhiều sân bay có vòi nước, và bạn có thể mang theo chai nước để lấy ở vòi. Điều này vừa giúp bạn tránh phải tiếp xúc với các vòi nước, vừa giúp giảm thiểu rác thải nhựa.
Theo Zing
Quần lót nam giới dùng bao lâu thì nên thay mới hay có thể dùng cả đời? Đa phần nam giới thích sử dụng quần lót trong thời gian rất dài, có người thậm chí còn không thay mới trong suốt cuộc đời họ, điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của họ hay không? Những chàng trai không thích thay mới quần lót và một số không thay quần lót mỗi ngày Nhiều chàng trai có thể...