Bán cả tạ nấm rơm trong… 10 phút, cả nhà ’sống khỏe’ mùa dịch
Trong khi nhiều người chật vật vì dịch Covid-19, vợ chồng anh Đào Duy Tùng (sinh năm 1982) và chị Lê Thị Phương Thảo (sinh năm 1988, quê Nam Định) lại “sống khỏe” nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao.
Biến vườn thành nhà cho nấm
Là người miền Bắc vào Đà Nẵng sinh sống, lập nghiệp, vợ chồng anh Đào Huy Tùng và chị Lê Thị Phương Thảo (trú tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) tìm hiểu và nhận thấy nấm rơm là loại thực phẩm được ưa chuộng và được giá.
Vốn có nhiều đam mê với nông nghiệp và nhìn thấy cơ hội để phát triển kinh tế từ việc trồng nấm rơm, vợ chồng anh Tùng thống nhất đi học trồng nấm.
“Vợ chồng tôi tham khảo giá nấm rơm ở nhiều nơi, không ở đâu cao như Đà Nẵng. Bản thân anh Tùng cũng đang loay hoay tìm một công việc phù hợp sau khi xuất ngũ nên suy đi tính lại, hai vợ chồng quyết định trồng nấm rơm công nghệ cao”, chị Thảo cho hay.
Chị Thảo chăm sóc phòng nấm rơm chuẩn bị thu hoạch (Ảnh: Nguyễn Tri).
Đều là “tay ngang”, vợ chồng chị Thảo vừa làm, vừa đúc kết kinh nghiệm. Bản thân anh Tùng cũng đọc nhiều sách, báo, rồi xem video hướng dẫn trồng nấm ở các nước như Thái Lan, Trung Quốc…
Năm 2017, vợ chồng chị Thảo trồng thử bằng phương pháp truyền thống với phòng kín rộng 15 m2. Dù với thời tiết thuận lợi, nhiệt độ ổn định nhưng nấm sinh trưởng và phát triển không như kỳ vọng.
“Thông thường, nấm trồng theo phương pháp truyền thống phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nông dân “trúng” nhất vào giai đoạn tháng 4 đến tháng 8. Các tháng tiếp theo, Đà Nẵng vào mùa mưa, nhiệt độ thường giảm, nhất là về đêm, độ ẩm cũng thay đổi liên tục, bất lợi lớn với việc làm nấm”, anh Tùng cho hay.
Video đang HOT
Nấm rơm được trồng theo kệ, mỗi hàng được trồng 4 kệ (Ảnh: Nguyễn Tri).
Sau ba năm thất bại nhiều hơn thành công, vợ chồng chị Thảo đã hình thành quy trình trồng nấm rơm công nghệ cao trong phòng kín và mạnh dạn đầu tư 650 triệu đồng để biến 400 m2 đất vườn thành nhà trồng nấm.
Nhà nấm được chia thành 8 phòng khép kín, mỗi phòng rộng 35 m2. Các phòng được quây kín bằng các lớp cách nhiệt, luôn luôn ấm và ẩm hơi nước.
Trên trần, hệ thống ống dẫn hơi nước, dẫn nhiệt được bố trí để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm ở phòng nấm luôn được duy trì ở mức lý tưởng cho sự sinh trưởng của nấm rơm.
Theo chị Thảo, nhiệt độ luôn giữ được ở mức 30 – 35 độ C giúp nấm rơm sinh trưởng tốt (Ảnh: Nguyễn Tri).
Việc làm chủ nhiệt độ, độ ẩm giúp vợ chồng chị Thảo rút ngắn vòng đời sinh trưởng của nấm từ 20 – 25 ngày theo phương pháp truyền thông xuống còn 12 – 15 ngày.
“Nhiệt độ phòng nấm luôn giữ được ở mức 30 – 35 độ C cũng giúp cho nấm rơm có thể sinh trưởng tốt, hoàn toàn không phụ thuộc vào thời tiết, có thể canh tác quanh năm. Vì vậy, nguồn cung sản phẩm của chúng tôi rất ổn định”, anh Tùng nói.
Chuyển giao công nghệ cho nông dân
Nấm rơm là dòng sản phẩm sạch 100% vì chỉ cần để lẫn bất kỳ phần nhỏ nào của hóa chất, phôi nấm sẽ hỏng. Nguyên liệu sản xuất, ngoài rơm truyền thống, vợ chồng chị Thảo còn tận dụng các nguồn thải khác như vỏ quả bông, bã mía, mùn thải nấm bào ngư, xơ dừa, cây lục bình để trồng nấm… Nguyên liệu sau khi ủ sẽ được chất theo dạng kệ và cấy giống nấm vào.
Nấm rơm được trồng 12 – 15 ngày là có thể thu hoạch (Ảnh: Nguyễn Tri).
Mỗi phòng nấm, từ 6 tạ nguyên liệu giá thể có thể thu được 80 – 90kg nấm thành phẩm. “Nấm rơm trồng theo phương pháp truyền thống sẽ chỉ đạt năng suất khoảng 10% trong khi 8 phòng nấm của chúng tôi đều cho năng suất từ 15 – 17%”, anh Tùng cho hay.
Vì giá nấm vào mỗi dịp mùng một hay 15 âm lịch hàng tháng cao hơn so với ngày thường nên vợ chồng chị Thảo tập trung sản xuất để cung ứng nấm rơm vào những ngày này. Cứ 15 ngày, hai vợ chồng lại xuống giống cho 4 phòng nấm, canh chỉnh quy trình để thu hoạch nấm đúng dịp nhằm tăng lợi nhuận.
Thời điểm bình thường, giá nấm rơm bán sỉ đã ở mức 70.000 – 90.000 đồng/kg. Những dịp ăn chay, giá nấm ở mức 130.000 – 150.000 đồng/kg.
Hiện, nấm rơm của vợ chồng chị Thảo chủ yếu bỏ sỉ cho các thương lái ở chợ đầu mối Hòa Cường và bán trực tuyến (online). Trừ hết các khoản chi phí, mỗi tháng, cơ sở nấm thu lãi từ 35 – 40 triệu đồng.
Anh Tùng giới thiệu hệ thống máy móc giúp nấm rơm có thể phát triển tốt mà không phụ thuộc vào thời tiết (Ảnh: Nguyễn Tri).
“Từ nhà, tôi chở cả tạ nấm rơm xuống chợ đầu mối bán trong 10 phút là hết veo, chỉ cần dựng xe ở ngoài chợ là tiểu thương ùa ra lấy. Mỗi lần thu hoạch vài ba tạ, nhưng bán sỉ ở chợ đầu mối chỉ mất vài phút là xong”, chị Thảo chia sẻ.
Đặc biệt, trại nấm của vợ chồng chị Thảo đang tạo công việc ổn định cho 4 lao động địa phương với mức lương khoảng 4 triệu đồng/người/tháng (làm từ 15 đến 20 công). Ngoài ra, những ngày chuẩn bị giá thể, đẩy nguyên liệu vào phòng nấm hoặc đóng bao, cơ sở cũng thuê thêm nhân công thời vụ là sinh viên.
Trong thời gian tới, vợ chồng chị Thảo sẽ mở rộng thêm cơ sở, thành lập hợp tác xã nông nghiệp khép kín về nấm, cung cấp đất sạch, phân hữu cơ, phối hợp trồng hoa, cây cảnh từ phân do mình làm được.
Trừ hết các khoản chi phí, mỗi tháng, cơ sở nấm của gia đình chị Thảo thu lãi từ 35 – 40 triệu đồng (Ảnh: Nguyễn Tri).
“Vợ chồng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ công nghệ đến với những nông dân khác để có thể trồng nấm ổn định quanh năm, mang về thu nhập cho các hộ sản xuất nấm của thành phố”, chị Thảo nói.
Theo bà Hứa Thị Thùy Phương, Chủ tịch Hội nông dân quận Cẩm Lệ, mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao của vợ chồng chị Thảo là mô hình đầu tiên trên địa bàn quận, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Sắp đến Hội dân nông quận sẽ phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học và Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật thành phố để hỗ trợ vợ chồng chị Thảo hoàn thiện thêm công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất”, bà Phương nói thêm.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đưa vào sử dụng Trung tâm phát triển công nghệ cao
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng tòa nhà N1 thuộc dự án Trung tâm phát triển công nghệ cao tại TP Thủ Đức.
Đây sẽ là nơi đào tạo, phát triển công nghệ, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ cao.
Trung tâm phát triển công nghệ cao(tọa lạc tại Khu công nghệ cao, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Thủ Đức) có tổng diện tích 4,7 ha với mức kinh phí đầu tư hàng chục triệu USD được trang bị hiện đại, tiên tiến gồm khối quản lý hành chính, giảng đường, các viện nghiên cứu đa lĩnh vực mang tính liên ngành và xuyên ngành như: Viện Khoa học Sức khỏe, Viện nghiên cứu Y - Dược, Viện Quy hoạch Kiến trúc - Xây dựng, Viện khoa học môi trường - công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu tin học,....
Đây sẽ là nơi tập trung các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ cao tham gia vào nghiên cứu, giải mã, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Được biết, Trung tâm Phát triển công nghệ cao là một trong ba dự án chiến lược trọng điểm mà Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ đầu tư phát triển trong tương lai tại Khu công nghệ cao. Trong đó gồm có Trung tâm phát triển công nghệ cao, Trung tâm đào tạo Công nghệ cao và Công viên Thiên niên kỷ với tổng kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Đà Nẵng khan hiếm lao động Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng sẽ liên kết với các sàn giao dịch việc làm các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên để mở rộng cơ hội tìm nguồn lao động Từ ngày 30-9, TP Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội, cho phép doanh nghiệp (DN) tăng lao động tối đa khi bảo đảm được các phương...