Bán bún riêu Nam Bộ, mỳ vằn thắn, bà chủ tậu đất, mua nhà phố cổ Hà Nội
Mỗi ngày bán hơn 1 tạ bún, chỉ sau một vài năm bán bún riêu Nam Bộ, bà Thủy tậu được đất, mua nhà ở phố cổ Hà Nội.
Quán bán bún, mỳ với biển hiệu lớn và vỉa hè rộng đông nghịt người ngồi, nằm trên phố Khúc Thừa Dụ (Cầu Giấy, Hà Nội) thu hút thực khách bởi món mỳ vằn thắn, hủ tiếu chuẩn người Hoa và món bún riêu Nam Bộ lạ miệng.
Chủ quán là bà Hà Ngọc Thanh Thủy được khách hàng quen gọi với biệt danh cô “Hai béo”, “Tư béo”. Trước đây, bà Thủy được thực khách nhớ đến khi bán món bún riêu Nam Bộ trên phố Hàng Bông.
Quán hiện bán 3 món chính: Bún riêu Nam Bộ, mỳ vằn thắn, hủ tiếu.
Bốn năm trở về đây, bà Thủy bán nhà phố Hàng Bông, mua nhà ở phố Khúc Thừa Dụ mở bán mỳ vằn thắn, hủ tiếu theo công thức chuẩn của người Hoa
“Bố chồng tôi là ông Sấu Diệp Anh, biệt danh Lý Sáng, là người Hoa. Từ thời bao cấp, ông mở bán chim quay tần, ba ba tần và mỳ vằn thắn trên phố Tạ Hiện. Khi tôi về làm dâu thì ông mất nhưng tôi được gia đình chồng truyền lại cho công thức làm món mỳ vằn thắn chuẩn của người Hoa”, bà Thủy niềm nở chia sẻ.
Trong đó, mỳ vằn thắn ( mỳ hoành thánh) là món ăn gốc Hoa khá quen thuộc với người dân Hà thành. Với cách biến tấu cho hợp khẩu vị người Việt, món ăn này dần trở nên nổi tiếng và có sức hút với nhiều người.
Bát mỳ vằn thắn đầy đặn được nấu theo công thức người Hoa.
Hủ tiếu là món ăn được chế biến thành nhiều kiểu cách khác nhau, từ hủ tiếu nước, hủ tiếu khô, hủ tiếu chiên giòn cho đến hủ tiếu xào, hủ tiếu nấu canh… món nào cũng có phong vị ngon riêng biệt.
Video đang HOT
Theo bà Thủy, để làm nên thành công của 2 món ăn này thì nồi nước dùng là quan trọng nhất, bao gồm: Sá sùng, vỏ tôm he, nấm hương rừng, nước luộc thịt, xương lợn, 1 chút đường mía, gia vị.
Bà chủ U60 chia sẻ: “Quan trọng nhất là con sá sùng, tôi phải đặt mua sá sùng từ trong Nha Trang, Khánh Hòa. Chỉ trong Nha Trang mới sẵn sá sùng ngậm ít cát, giá từ 3-4 triệu đồng/1 kg. Mỗi một nồi nước dùng, tôi cho từ 3-4 lạng sá sùng”.
Bà Thủy làm đúng theo công thức của bố chồng để lại nên ngay từ những ngày đầu mở quán, bà không phải điều chỉnh, nấu đi nấu lại nhiều lần mà được lòng thực khách luôn.
Mỳ vằn thắn và hủ tiếu bà Thủy làm chung 1 nồi nước dùng. Mỗi bát mỳ vằn thắn gồm có: Vắt mỳ trứng, sủi cảo hấp, há cảo chiên, gan luộc, thịt xá xíu đậm đà, miếng trứng luộc lòng đào, rau cải và vài nhánh hẹ. Đi kèm với đó là bát nước dùng được ninh kỳ công, trong vắt và có vị ngọt đặc trưng.
Mỳ vằn thắn ở đây “ghi điểm” bởi bát nước dùng đậm đà, ngọt thơm mùi tôm he.
Những nguyên liệu được chuẩn bị sẵn để làm nên những bát mỳ vằn thắn và hủ tiếu.
Bát hủ tiếu ở đây cũng có các nguyên liệu tương tự, chỉ khác: Hủ tiếu có thêm thịt băm.
Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, sẵn sàng mở cửa đón khách, bà Thủy đứng vỉa hè chỉ đạo nhân viên, mời đón khách, sắp xếp chỗ ngồi, nhận order từ khách, thu tiền, sắp xếp xe cộ. Các công việc còn lại do con dâu và một số người giúp việc đảm nhiệm.
Bát mỳ vằn thắn thơm ngon với nước dùng đậm đà, sợi mỳ vàng dai.
Từng có 11 năm sinh sống ở Nam Bộ, bà Thủy được một người cô truyền lại cho công nấu bún riêu. Cách chế biến các món ăn này rất công phu nhưng đã có kinh nghiệm bán món ăn này hơn chục năm trên phố Hàng Bông nên bà Thủy rất tự tin vào tay nghề của mình.
Một bát bún riêu đầy đủ gồm có giò, tiết lợn luộc chín, móng giò ninh nhừ, đậu chiên, chả cá và một viên gạch cua băm với thịt.
Bát bún riêu đầy đặn, hấp dẫn.
Quán mở bán từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Mỗi ngày, bán được 400-500 tô bún, mỳ, hủ tiếu các loại. Bà Thủy tự nhận, từ nồi bún riêu mà bà đã tậu được đất, mua được nhà trên phố cổ Hà Nội, nhưng rồi đành phải bán đi vì nhu cầu ở và kinh doanh thay đổi.
Tô bún suông 80.000 đồng ở chợ Bến Thành
Quán bún suông cô Mai ở chợ Bến Thành có tuổi đời gần 80 năm, với công thức gia truyền qua 3 thế hệ.
"Làm tô bún cho chị này đi em, tô đầy đủ, ít bún, hẹ nhiều, thêm một con suông", bà Vân (50 tuổi), chủ quán bún cô Mai, cất lời khi thấy một khách quen bước vào. Vị khách mỉm cười, không nói gì thêm, ngồi vào bàn lau đũa, kêu thêm trà đá và chờ thưởng thức bữa sáng nóng hổi giữa chợ Bến Thành.
Tô bún được mang ra bàn, bên dưới là phần bún sợi nhỏ được trụng mềm, chan ngập nước lèo. Bên trên là một con tôm cỡ lớn được bóc vỏ sạch đến đuôi, thêm 3 lát thịt heo thái mỏng và một con suông - thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này.
Suông ở quán dùng thịt tôm tươi quết nhuyễn trộn cùng chả cá thác lác, nêm nếm vừa miệng, vừa dai vừa giòn. Vì không có thêm bột để tạo độ dính, suông vẫn giữ được vị thơm ngọt của tôm và cá thác lác. Đây là công thức gia truyền từ thời bà ngoại, qua mẹ đến thời bà Vân bán như bây giờ. Tiệm ăn có tên Mai được đặt từ thời bà ngoại của chủ quán hiện tại.
Phần bún giá 80.000 đồng ở quán bún cô Mai. Ảnh: Huỳnh Nhi
Ngoài thành phần chính, chủ quán còn cho thêm chút đậu phộng rang tách hạt ăn beo béo, hẹ trụng và một muỗng mắm ruốc để hài hòa vị ngọt của phần nước lèo ninh từ xương ống, nước dừa xiêm và khô mực. Ăn kèm bún suông là tô rau trụng hoặc để tươi tùy theo ý thích khách hàng, gồm giá, bắp chuối, ngò gai và rau muống bào sợi. Nếu khách muốn chấm thịt, tôm hay suông, quán phục vụ kèm một chén tương ngọt xay nhuyễn, có thể thêm nước cốt me hay ớt tươi băm nhuyễn vào trộn cùng.
Hiện giá tô bún suông đầy đủ ở quán là 80.000 đồng, thêm 17.000 đồng cho một con suông. "So với những chỗ khác thì mắc, nhưng khi ăn khách sẽ cảm nhận được là nó đáng giá. Tôm mình dùng tôm tươi lấy từ 4h sáng, mối ở chợ Bình Điền (quận 8) chở ra chợ Bến Thành cho mình nên nấu lên ăn rất ngọt. Có những chỗ bán 40.000 rồi 50.000 đồng, nhưng mình vẫn bán dựa trên chất lượng món ăn", bà Vân cho biết.
Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, tuy nhiên suông ở quán cô Mai được nặn dài hơn. Có người cho rằng cái tên bún suông là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống. Ảnh: Huỳnh Nhi
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm hút khách du lịch của TP HCM nên thực khách ở quán chủ yếu là du khách và kiều bào ở xa về nước. Khi Covid-19 xuất hiện, lượng khách này mất dần, hiện chỉ còn khách quen người Việt ủng hộ.
"Trước mình bán từ 6h đến 13h mới nghỉ, nhưng nay bán đến 12h là ngưng, lượng khách còn bằng 1/3 so với trước. Mình vẫn cố bám trụ, đảm bảo chất lượng món ăn để giữ lượng khách hiện tại. Nếu giảm chất lượng thì có thể họ sẽ không ủng hộ và mình mất luôn số khách đang có", bà Vân chia sẻ. Chủ quán cũng thừa nhận, giá một tô bún 80.000 đồng có thể khiến nhiều người đắn đo trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại.
Quán có thể phục vụ khoảng trên 10 thực khách cùng lúc. Khách mua mang về cần trả thêm 3.000 đồng mỗi phần bún cho tiền bao, gói... Ảnh: Huỳnh Nhi
Chị Minh Anh, một thực khách đi dạo và ăn sáng trong chợ Bến Thành, bày tỏ: "Bún ở đây ngon, mình thấy hài lòng, ăn hết cả tô. Nhưng giá thì khá cao, có thể tính thêm yếu tố tiền thuê mặt bằng này kia. Thỉnh thoảng ghé ăn một lần vẫn ổn".
Quán bún cô Mai nằm ở khu ẩm thực, sạp 1020 trong chợ Bến Thành, mở bán từ 6h đến 12h hàng ngày. Ngoài bún suông, du khách có thể thưởng thức bữa sáng trong ngôi chợ trung tâm thành phố với cơm tấm, bún riêu, bún chả giò... ở những gian hàng bên cạnh, giá từ 50.000 đồng/phần.
Tiệm bún bò Huế Ngự Bình bán hàng trăm tô mỗi ngày Quán bún bò Huế Ngự Bình hút khách hơn 25 năm qua, nhờ nước dùng thanh ngọt từ xương hầm và đường phèn. Năm 1993, cô Hồ Thị Xuân Hương (47 tuổi) rời thành phố Huế, mang theo nghề gia truyền làm chả và bún bò vào Sài Gòn. Cô mở tiệm tại số 872, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh....