Bán 1 tấn mía chỉ được 8 triệu, người dân mệt mỏi tính kế tháo chạy
Hậu Giang được xem là thủ phủ mía của miền Tây Nam bộ đang lên kế hoạch giảm diện tích sản xuất loại cây trồng này để chuyển sang các loại cây trồng khác, sau một thời gian dài gặp không ít khó khăn.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho rằng, nhờ sự vào cuộc mạnh của 3 nhà máy đường hoạt động trên địa bàn tỉnh, việc tiêu thụ mía của nông dân đến nay cơ bản được đảm bảo.
Tuy nhiên, theo ông, do giá mía nguyên liệu xuống thấp, chỉ 700-800 đồng/kg, trong khi giá nhân công thu hoạch lại tăng gấp đôi (300.000 đồng/tấn) so với vụ trước nên nông dân trồng mía của Hậu Giang lỗ nặng.
Hậu Giang sẽ giảm diện tích mía xuống còn 6.000 héc ta đến năm 2020. Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thu hoạch mía. Ảnh: Trung Chánh
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân khiến giá mía nguyên liệu thấp, ông Đồng cho biết, do bất ổn về cung cầu, mà cụ thể là đường lậu từ Thái Lan tràn vào biên giới Việt Nam với giá chỉ 9.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất đường của Việt Nam là trên 10.000 đồng/kg, cho nên không thể cạnh tranh nổi với đường Thái.
Ngoài ra, theo ông, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tiêu thụ đường lớn ở trong nước, thì lại nhập khẩu đường lỏng với giá rất rẻ, “cho nên, nhiều vấn đề như thế khiến giá đường mình (Việt Nam) dội chợ, rất là căng thẳng, mía nguyên liệu xuống thấp”, ông cho biết và thông tin khi vào vụ, riêng Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO) đã tồn kho khoảng 30.000 tấn.
Ngành mía đường gặp khó nên tỉnh Hậu Giang có kế hoạch tiếp tục kéo giảm diện tích sản xuất mía xuống, chỉ còn 6.000 héc ta đến năm 2020.
Theo ông Đồng, cách đây 2 năm, diện tích sản xuất mía của tỉnh Hậu Giang là 14.000-15.000 héc ta, nhưng do sản xuất mía gặp khó nên nông dân đã giảm diện tích sản xuất và hiện chỉ còn 10.500 héc ta.
Dù diện tích đã giảm, nhưng ông Đồng cho biết, sản xuất mía vẫn không “chịu nổi”, cho nên, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang xây dựng đề án tiếp tục cho chuyển đổi và giữ lại khoảng 6.000 héc ta mía đến năm 2020. “Với diện tích này, chúng tôi sẽ đi sâu đầu tư bao tiêu theo chuỗi giá trị để đủ sức cạnh tranh”, ông cho biết.
Theo đó, định hướng của địa phương sẽ cho nông dân chuyển đổi sang trồng xoài cát chu và mãng cầu xiêm, hai loại cây trồng vốn rất thích hợp với vùng đất Hậu Giang là đất phèn.
Ông Đồng thông tin, hiện nay trà mãng cầu xiêm của Hậu Giang được Ấn Độ đánh giá rất cao. “Một Hiệp hội tại Ấn Độ hiện cũng đã tìm hiểu và nếu không có gì thay đổi thì quý 1/2019 họ sẽ cử đoàn qua nghiên cứu về cây mãng cầu và cũng tính chuyện làm nhiên liệu sinh học từ cây mía”, ông cho biết: “Chúng tôi đang có định hướng nông nghiệp như thế, chứ cây mía hiện rất mệt mỏi rồi”.
Theo Trung Chánh (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
"Dẫn tận nơi, chỉ tại chỗ" làm nông nghiệp công nghệ cao
Để nông dân địa phương thấy được hiệu quả thực tế của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã có những buổi tập huấn theo kiểu "dẫn tận nơi, chỉ tại chỗ" những mô hình thành công để nông dân tận mắt thấy và áp dụng ngay.
Trong các đợt tập huấn, sau các buổi học lý thuyết, nông dân sẽ được tham quan thực tế tại các mô hình của những nông dân giỏi, tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả. Gần đây nhất, đoàn tập huấn với hơn 30 nông dân thuộc 4 xã: Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội do Trạm Khuyến nông Củ Chi tổ chức đã tham quan các mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao ở các xã Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, mô hình ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại ấp Bình Hạ Đông, xã Thái Mỹ.
Lắp đặt công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel cho vườn cây. Ảnh: L.Q
Đặc biệt, trong đợt tham quan này, đoàn đã được tiếp cận với hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước, cắt giảm chi phí nhân công và phân thuốc, hạn chế xói mòn đất. Ông Phạm Chí Tâm - kiện tướng sản xuất cấp thành phố, chủ hệ thống mà đoàn đến tham quan, nhận xét: "Hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân thông qua hệ thống tưới giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư nhờ việc tiết kiệm công lao động, tiết kiệm phân bón, tiết kiệm nước từ 30 - 40% so với lúc chưa lắp đặt hệ thống. Thông thường với 1ha đất phải cần có 5-6 công để chăm sóc, bón phân, nhưngsau khi sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, số lượng công lao động chỉ còn 1- 2 công".
Ông Tâm chia sẻ thêm, việc tưới nước nhỏ giọt và bón phân thông qua hệ thống tưới giúp đất tơi xốp, kết cấu đất không bị phá vỡ do áp lực tưới phun thông thường gây ra. Từ đó năng suất cây trồng cũng gia tăng. Tính trung bình, 1ha trồng khổ qua khi chưa lắp đặt hệ thống năng suất chỉ từ 15 -20 tấn/vụ, hiện nay có thể thu được 32 tấn/vụ.
Ông Nguyễn Văn Đồng (xã Tân Thông Hội) - thành viên lớp tập huấn phấn khởi cho biết: "Tôi trồng hoa lan được hơn 3 năm nay nhưng kỹ thuật chưa tốt, chưa biết chăm sóc nên lan ra bông ít, lại xấu khiến khó bán. Hệ thống tưới vừa tốn điện nước, lại mất nhiều công bón phân, xịt thuốc. Qua thực tế tận mắt chứng kiến cách làm của các hộ đã thành công, nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt, tôi sẽ áp dụng ngay kinh nghiệm vừa học hỏi được và sẽ đầu tư lắp đặt một hệ thống như vậy".
Theo Danviet
Long An quyết nâng chỉ số PCI Là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm qua, Long An đề ra mục tiêu phải chú trọng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để thu hút đầu tư. Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số PCI của Long An luôn ở mức khá cao. Đặc biệt năm 2017,...