Bale mờ nhạt, xứ Wales bỏ tủi 3 điểm nhờ bàn thắng phút 94
Gareth Bale chơi mờ nhạt trước Bulgaria nhưng xứ Wales vẫn thắng trận thứ 2 liên tiếp ở Nations League nhờ pha ghi bàn ở phút 90 4.
Xem highlights xứ Wales 1-0 Bulgaria:
Được chơi trên sân nhà nhưng xứ Wales lại gặp rất nhiều khó khăn trước các cầu thủ Bulgaria.
Neco Williams ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 90 4
Những tưởng xứ Wales sẽ bị đội khách chia điểm thì vào phút bù giờ thứ 4 của hiệp hai, Neco Willians đã ghi bàn thắng quý giá mang về 3 điểm cho đội nhà.
Bale (số 11) chơi mờ nhạt trong trận đấu thứ hai liên tiếp ở Nations League
Đây là chiến thắng thứ hai liên tiếp của xứ Wales ở bảng 4 nhóm B UEFA Nations League 2020/2021. Trước đó hai ngày, Bale và các đồng đội đã vượt qua chủ nhà Phần Lan với tỷ số tương tự.
Xứ Wales (áo đỏ) gặp nhiều khó khăn trước Bulgaria
Như vậy sau hai trận mở màn, xứ Wales toàn thắng và dẫn đầu bảng B4 với 6 điểm tuyệt đối.
Ở trận đấu tiếp theo, xứ Wales có chuyến làm khách được dự báo khó khăn trên sân của Ireland, vào ngày 11/10 tới.
Diana - 'nữ hoàng' trong lòng dân Anh
Hai năm trước ngày mất vì tai nạn giao thông, công nương Diana từng nói trên truyền hình rằng bà muốn trở thành nữ hoàng.
Tuy nhiên, đó không phải vị trí có được nhờ cuộc hôn nhân với hoàng gia Anh, mà bà muốn trở thành nữ hoàng trong lòng người dân. Trong 23 năm sau vụ tai nạn ngày 31/8/1997, ước nguyện của công nương Diana, vợ Thái tử Charlers xứ Wales, đã phần nào trở thành hiện thực, khi tháng 8 hàng năm, nhiều người lại cùng nhau tưởng niệm ngày mất cùng di sản mà bà để lại.
Diana đã dùng danh tiếng của mình để nâng cao nhận thức về nhiều vấn đề, từ bệnh phong, bạo lực gia đình cho tới sức khỏe tâm thần. Năm 1987, công nương Diana đã xuất hiện trên nhiều trang báo với hình ảnh bắt tay một bệnh nhân AIDS, hành động nhằm xóa tan định kiến HIV/AIDS có thể lây khi chạm tay.
Nhiều tháng sau khi qua đời, Diana vẫn trở thành tâm điểm của truyền thông, khi nói về mối nguy hiểm của bom mìn ở Angola. Bà từng nhận lời mời đến thăm bãi mìn ở miền nam châu Phi của Tổ chức Hỗ trợ Cuộc sống ở Khu vực Nguy hiểm có trụ sở tại Anh (HALO Trust) hồi tháng 1/1997. Diana đã đến thành phố Huambo tại Angola, đất nước lâm vào nội chiến từ năm 1975 đến năm 2002. Mặc đồng phục của tổ chức từ thiện và đeo kính bảo hộ, Diana một mình đi bộ qua bãi mìn chưa bị vô hiệu hóa.
Công nương Diana (phải) tặng quà cho bệnh nhân AIDS tại Toronto, Canada năm 1991. Ảnh: Hellomagazine.
Không chỉ được xem như biểu tượng toàn cầu, Diana đã trở thành "công nương trong lòng người dân", theo nhận xét của cựu thủ tướng Anh Tony Blair.
Blair sử dụng cụm từ này trong bài phát biểu sau cái chết của Diana, khi cố tìm cách xoa dịu nỗi đau đớn và mất mát lớn của người dân Anh vào thời điểm đó.
Công nương xứ Wales đã hoàn tất thủ tục ly hôn với Thái tử Charles năm 1996, nhưng truyền thông vẫn dõi theo "nhất cử nhất động" của bà trong kỳ nghỉ hè cùng bạn trai Dodi Fayed năm sau đó. Đêm 31/8, chiếc Mercedes chở Diana và Fayed đâm vào một đường hầm cách tháp Eiffel của Pháp không xa. Diana, Fayed và Henri Paul, tài xế của họ, đều thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Hoàng gia Anh nhận được tin vụ tai nạn khi đang ở lâu đài Balmoral tại Scotland. Vài giờ sau, Thái tử Charles đã bay tới Paris để nhận thi thể của Diana trước khi trở lại Balmoral với hai con của họ, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry.
"Phản ứng đầu tiên của Hoàng gia Anh là 'chúng ta phải bảo vệ hai đứa trẻ. Sẽ có những thủ tục phải làm sau đó nhưng đó là điều mà chúng ta phải làm'", Jonathan Dimbleby, tác giả loạt phim nói về hoàng gia có tên "The Windsors" của CNN, nói.
"Hai con trai là ưu tiên của Charles. Ông ấy thực sự lo lắng cho chúng", Penny Junor, người viết tiểu sử cho biết. Bởi William, 15 tuổi và Harry, 12 tuổi đang ở độ tuổi khó có thể chấp nhận cú sốc lớn và khủng khiếp này.
Khi các chương trình truyền hình bắt đầu đưa tin về vụ tai nạn, Hoàng gia Anh đăng thông báo ngắn gọn rằng họ rất "sốc và đau buồn" khi biết tin.
Nhưng với người dân Anh đang đau buồn trước cái chết của công nương Diana, "phản ứng này rất bất thường", theo sử gia Kate Williams kể lại trong "The Windsors".
Từng giờ trôi qua, mọi con mắt đều đổ về Cung điện Buckingham để chờ đợi một động thái hoặc tuyên bố lớn hơn.
"Mọi người vô cùng tiếc thương Diana bởi bà ấy đã tạo ra mối quan hệ phi thường đối với tất cả người dân", Anji Hunter, cựu cố vấn của thủ tướng Blair, nói. "Đó là cảm giác thân thuộc như thể chính bạn bè, mẹ hay chị em họ qua đời".
Theo quan điểm của công chúng, Nữ hoàng và gia đình của bà đã quá im lặng trước sự ra đi của Diana. "Tôi nghĩ công chúng chờ đợi Nữ hoàng xuất hiện vào buổi sáng hôm đó. Nhưng bà ấy đã không làm vậy", Junor nói.
Khi đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng, Blair chỉ mới đảm nhận vị trí thủ tướng được 4 tháng. Trong cuốn tự truyện của mình, ông nhớ lại bản thân đã thấy rõ nỗi đau và phẫn nộ của công chúng khi đó.
Blair cho biết vai trò của ông là bảo vệ hoàng gia, ngăn chặn nỗi tức giận của người dân biến thành cơn thịnh nộ. Ông phải tìm cách đưa toàn bộ sự việc theo hướng tích cực và đoàn kết đất nước hơn là để nó trở thành nguồn cơn của chia rẽ, căng thẳng và đau khổ.
Khi nói trước micro, ông đã cố gắng chia sẻ cảm xúc mà công chúng đang chờ đợi. "Cũng giống như mọi người ở quốc gia này hôm nay, tôi thực sự cảm thấy vô cùng đau khổ", Blair nói về cái chết của Diana. "Bà ấy là một người ấm áp và tuyệt vời. Mặc dù cuộc sống của chính bà là bi kịch, bà đã mang đến niềm vui và sự an ủi cho rất nhiều người khác, cả ở Anh và trên toàn thế giới... Bà ấy chính là công nương trong lòng người dân và đó là cách bà ấy sẽ sống mãi trong trái tim và ký ức của chúng ta".
Diana tại bãi mìn ở Angola tháng 1/1997. Ảnh: Time.
Khi nói về cụm "công nương trong lòng người dân" trong cuốn tự truyện của mình, Blair cho biết nó là cách mô tả có phần ủy mị và quá mức. Tuy nhiên, nhiều người tranh luận khó có thể phủ nhận nó như "lời đúc kết" cho di sản của Công nương Diana, theo nhà báo Richard Kay nói trong "The Windsors".
"Ông ấy đã đưa ra cách mô tả tuyệt vời này và nó đã đánh đúng tâm lý của công chúng", Kay nói. "Nó như lời tổng kết cho quốc gia đang tê liệt trong nỗi đau và bàng hoàng".
Trước tang lễ của Diana, Nữ hoàng Elizabeth II đã đáp lại yêu cầu của công chúng về việc hoàng gia cần thể hiện họ quan tâm tới cái chết của Công nương. Trong chương trình truyền hình trực tiếp, bà đã nói với công chúng với tư cách là một "Nữ hoàng và người bà", khi nhận xét Diana là "người cực kỳ tài năng và xuất chúng".
Và trong lễ tang của Diana, Nữ hoàng cũng thể hiện hành động bày tỏ lòng thương tiếc của bà với Công nương. "Nữ hoàng chưa từng cúi đầu trước ai. Nhưng khi đoàn tang lễ đi qua Cung điện Buckingham, bà đã cúi đầu trước con dâu", nhà sử học Jane Ridley nói.
Kẻ cầm đầu vụ 39 người Việt chết trong container nhận tội Ronan Hughes, kẻ cầm đầu đường dây buôn người khiến 39 người Việt chết trong xe container tại Anh năm ngoái, nhận tội ngộ sát trong phiên xử ngày 28/8. Ronan Hughes, 40 tuổi, nhận tội tại Tòa Hình sự Trung tâm Anh và xứ Wales ở London. Hughes đến từ hạt Armagh, Bắc Ireland, bị dẫn độ sang Anh hồi tháng 6....