Bài văn 800 chữ đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đại học khó nhất thế giới khiến ai nấy đều thốt lên: “Thiên tài!”
Những sĩ tử đạt 150/150 điểm môn Văn trong kỳ thi đại học Trung Quốc thường là những người xuất sắc, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Kỳ thi đại học Trung Quốc hàng năm luôn là tâm điểm chú ý của cư dân mạng nước này và nhiều quốc gia châu Á khác. Tại đất nước tỷ dân, đề thi văn toàn quốc cũng như các tỉnh thường lấy những đề tài liên quan đến hiện trạng xã hội, tình yêu Tổ Quốc, con người hay ý nghĩ tốt đẹp về cuộc sống.
Bên cạnh đề thi toàn quốc chung thì có 5 tỉnh có đề thi đại học riêng là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang. Trong khi đề toàn quốc chỉ ở tầm mức chung chung thì đề các tỉnh được đánh giá có sự sáng tạo vô cùng và có tính phân loại cao. Những sĩ tử nào giành điểm tuyệt đối thường là những người có ý văn xuất sắc, lập luận rõ ràng và được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Lối vào chật kín thí sinh ở một điểm thi Trung Quốc.
Đề thi Văn của tỉnh Chiết Giang năm 2019
Có quan điểm cho rằng: Nhà văn khi viết phải đặt người đọc trong tim, phải lắng nghe tiếng nói của người đọc.
Lại có quan điểm khác cho rằng: Nhà văn khi viết phải kiên trì giữ suy nghĩ của mình, không được ảnh hưởng bởi người đọc.
Nếu bạn là một nhà văn có thể sáng tạo cuộc đời và cuộc đời bạn là một “tác phẩm” thì bạn sẽ đối xử với người đọc của mình như thế nào?
Dựa theo quan điểm trên, bạn hãy chọn góc độ và viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ)
Đề thi Văn năm 2019 được đánh giá khá hay khi đặt sĩ tử chọn lối tư duy của tác giả Văn học theo lý trí con tim hay nghe theo tiếng nói của khán giả. Một thi sĩ phải lắng nghe con tim mình để viết lách nhưng họ cũng không thể sống nếu thiếu đi ý kiến của độc giả. Dưới đây chính là bài văn đạt điểm tuyệt đối 150/150 trong kỳ thi ĐH Trung Quốc năm 2019 với đề thi ở tỉnh Chiết Giang. (Nguồn dịch: Weibo Việt Nam)
Video đang HOT
Học trò Trung Quốc thắp nên ôn thi giữa màn đêm chuẩn bị cho kỳ thi Đại học.
“ Nếu mỗi chúng ta ai cũng là “tác giả” của cuộc đời, vậy thì lòng ta phải nghe theo người đọc.
Tại sao? Bởi vì, tác phẩm cần phải truyền tải, mà nếu muốn truyền tải thì phải cần có người đọc. Tác phẩm có được coi là hay hay không, thì cần phải được độc giả đón đọc, đồng cảm, càng cần được ngợi ca.
Trên thế giới này, có bao nhà văn lớn, lòng họ luôn mang độc giả, tác phẩm của họ được đón nhận vô cùng nồng nhiệt, nổi danh khắp chốn, là kiệt tác của văn học, là sản phẩm kinh điển của nền văn hóa. Những hảo hán giang hồ trong “Thủy Hử” áo rách quần manh, ăn không no bữa, nhưng khi đối mặt với sự áp bức bất công, họ đã đứng lên chiến đấu từ trong tuyệt vọng, dùng đao kiếm gậy gộc để nói lên tinh thần phản kháng của mình. Những con yêu quái, hồ tiên trong “Liêu Trai Chí Dị” xấu xí có, đẹp đẽ cũng có. Nhưng cho dù vui buồn hay khổ đau, biệt ly hay đoàn tụ, câu chuyện tình yêu vượt qua cả sự sống cái chết của họ đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của những thiếu nam thiếu nữ đau khổ vì tình? Còn bao nhiêu tác giả trong và ngoài nước như Ivan Sergeyevich Turgenev, Lev Tolstoy, bao nhiêu ví dụ điển hình nhiều không tài nào kể hết.
Mà chúng ta, mỗi một học sinh trung học biết đọc sách biết viết văn, nếu cuộc đời ta đã là một “tác phẩm”, vậy ta phải xứng với “độc giả”. Những “độc giả” này liên quan mật thiết tới cuộc sống và vận mệnh của ta. Họ là cha mẹ, là thầy cô, là bạn bè, là người thân lúc xuất hiện lúc lại biến mất khỏi cuộc sống ta. Đối mặt với họ, chúng ta nên tôn trọng, đồng cảm, yêu thương; Đối mặt với bản thân, chúng ta nên kiên trì, cần mẫn, nỗ lực. Chỉ có hành sự đoan chính, thật thà cần cù, ta mới có thể viết nên một “tác phẩm cuộc đời” kiệt xuất.
Hãy cho phép tôi được lên tiếng bằng thân phận một “nhà văn”! Dù cho “độc giả” của tôi cũng chỉ như tôi, là một trong số bao thường dân không hơn không kém, lúc nào cũng có thể bị người ta xem thường, bị bỏ quên, tôi vẫn xin cẩn thận đặt họ nơi trái tim này.
Tôi hiểu những niềm vui nhỏ bé của họ. Hạt sương sớm long lanh trên lá xanh buổi sớm, bóng chiều tịch dương đỏ ngầu in mặt nước buổi chiều tà, nụ cười hiền hậu bao dung của mẹ cha, ánh mắt tán dương của cô giáo, họ nhìn và cảm nhận tất thảy mọi việc mọi điều. Tôi hiểu những nỗi đau không thể nói ra của họ. Mặt trời ban trưa, làm việc quần quật giữa công trường cát bụi; xô xô đẩy đẩy, chạy qua những khu chợ nước thải dọc ngang trên mặt đất; đổ bệnh liệt giường, thấp thỏm sợ chẳng còn tiền chữa chạy; bôn ba đất trời, mà cảnh nghèo đói vẫn bám mãi không buông.
Giờ đây, cuộc sống quả thật đã đổi khác quá nhiều, nhưng từng thôn xóm từng thành thị nơi nào cũng cần ta phải chú ý dựng xây. Ví dụ như: Con đường quê ta đi lại có thuận lợi hay không? Ngõ hẻm xưa kia phải chăng giờ đã phồn hoa tấp nập? Núi đồi nơi xa vẫn xanh như ngày nào chứ? Con sông nhỏ bên thôn có dập dờn trong vắt hay chưa? Vả lại những tháp cổ, cối giã gạo, ngói đen, tường trắng, có phải vẫn như xưa, vẫn đang chất chứa trong mình nỗi nhớ nhung quê nhà tha thiết?
Tôi lên tiếng đại diện cho nhân dân, tôi cất tiếng hát vì họ. Những người chỉ viết văn cho mình ấy, đã làm mất đi cái nghĩa của thơ văn. “Khóm hoa nơi góc tường, bạn chỉ cho mình ngắm, thế giới của bạn cũng chỉ nhỏ bé vậy mà thôi.”
Điều cuối cùng tôi muốn nói, rằng mỗi chúng ta ai cũng là “tác giả có đặc quyền cao nhất” trong tác phẩm cuộc đời mình, và cũng là “người đọc đầu tiên” của tác phẩm ấy. Vậy nên hãy nghĩ xem, chẳng phải bạn cũng chỉ là một người dân bình thường nhỏ bé thôi sao?
Tôi muốn làm nhà văn, tôi muốn được cổ vũ và lên tiếng cho ngàn vạn chúng sinh nhỏ bé!“.
Bình luận bên dưới bài đăng, nhiều dân mạng đã bày tỏ ý kiến về đề bài cũng như quan điểm của sĩ tử trong bài văn đạt điểm tuyệt đối này.
“ Độc giả không phải một người mà là rất rất nhiều người. Và tất nhiên những độc gỉa của bạn không thể có chung suy nghĩ được. Người ta thường có câu “9 người thì 10 ý”, nếu bạn làm theo tất cả ý kiến của độc giả thì sẽ mất đi giá trị và cái riêng mà chính những thứ ấy là cái ban đầu để độc giả biết đến tác giả và tác phẩm. Theo tôi thấy nên tiếp thu có chọn lọc. Nhìn nhận một cách khách quan những bình luận mà độc giả nói chính xác, sẽ giúp thay đổi hoàn thiện hơn”, bạn Q.N chia sẻ.
“ Nếu bản thân chỉ chạy theo mong muốn của người khác, thì thứ viết ra chỉ là thứ mà độc giả cần, chứ không phải thứ tác giả muốn viết, khi ấy đứa con tinh thần sẽ không còn giữa nguyên chất nữa. Có thể mỗi tác giả sẽ bước vào chân con đường sáng tác với mục đích riêng nhưng thật mong tác giả sẽ không bị độc giả chi phối. Nhưng mà cũng thật khó, mấy ai giữ được cái sơ tâm ban đầu, mấy ai giữa vững bản thân trước muôn vàn sóng gió. Có thể ý muốn của tác giả đi ngược lại độc giả, từ đó viết ra tác phẩm bị phản bác, nhưng quả thật tác giả nào cũng cần sự công nhận tác phẩm để duy trì cuộc sống. Suy cho cùng, sự lựa chọn của tác giả cũng do nhiều yếu tố, bởi trước khi làm tác giả của tác phẩm, thì họ cần là con người cần cuộc sống này“, bạn H.G bày tỏ quan điểm.
“ Đọc xong cảm thấy như được tác giả đưa về chính đạo ấy. Giờ ai cũng tung hô chủ nghĩa cá nhân, sống không cần biết hậu quả, không cần biết đến người khác, luôn cho rằng quan điểm bản thân là chính xác tuyệt đối. Nhưng còn những người xung quanh đang nỗ lực, họ cố gắng vì gì? Là vì chính bản thân và cũng vì tất cả mọi người, đây mới là thứ lý tưởng cao đẹp nhất”, bạn V.T chia sẻ.
Tặng con gái chiếc áo khi đi thi lớp 10, người mẹ khiến dân tình "rụng tim" với dòng chữ cưng xỉu
Sau tất cả, điều hạnh phúc nhất của học trò không phải là được điểm thật cao mà là luôn có cha mẹ bên cạnh trong những giờ phút thi cử căng thẳng.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nhiều khi được đánh giá khốc liệt hơn cả kỳ thi đại học vì tỷ lệ chọi trường công lập cao ngất và thí sinh cũng không có nhiều lựa chọn. Bởi vậy, ngoài việc thi cử thì những câu chuyện bên lề cũng được dân tình truyền tay nhau like-share-đọc không kém.
Hình ảnh thí sinh áp lực thi cử thì chúng ta đã thấy nhiều rồi nhưng khoảnh khắc mới đây đã gây bão mạng xã hội vì một lý do khác: Quá đáng yêu, quá tâm lý với con mình!
Cũng giống như biết bao bà mẹ khác, vị phụ huynh này đưa con đến trường thi như bình thường. Nhưng để ý kỹ, người chụp lại phát hiện một dòng chữ nhỏ ẩn trên vai áo bên phải. Khi zoom lên thì ai cũng xúc động khi phát hiện 4 chữ ngắn gọn nhưng đầy tình cảm: "Chúc con thi tốt!".
Dòng chữ đầy tình cảm trên vai áo phải của nữ thí sinh. (Ảnh: Đức Huy Nguyễn/ Group Trường Người Ta)
Dòng nhắn ngắn ngủi nhưng chứa đựng biết bao tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Không chỉ bằng lời nói, bằng hành động đưa đón con đến tận điểm thi, chờ con thi hết ca mà người mẹ này còn viết hẳn chữ trên áo làm dấu hiệu may mắn cho con.
4 chữ ngắn gọn nhưng chứa đựng tình yêu thương: "Chúc con thi tốt!". (Ảnh: Đức Huy Nguyễn/ Group Trường Người Ta)
Cả cuộc đời người mẹ đã trải qua rất nhiều cuộc thi nhưng có lẽ, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 của con là một trong những lần thi căng thẳng nhất. Mẹ không trực tiếp thi nhưng nhìn con lo lắng, con buồn, con căng thẳng là lòng mẹ lại đau xót gấp trăm lần. Theo chia sẻ từ người đăng thì có lẽ dòng chữ nhỏ này đã được mẹ viết lên áo trong buổi sáng đưa con đi thi.
Hình ảnh đáng yêu này sau khi được đăng tải đã nhận về gần trăm nghìn lượt like và chia sẻ. Ai cũng cho rằng cô con gái thật may mắn khi có mẹ bên cạnh động viên và quan tâm sau mỗi bài thi.
"Thi cấp 3 sáng anh trở đi, tối về có mẹ. Dù hôm nào làm bài cũng bình thường nhưng có mẹ bên cạnh tự nhiên cũng tươi tỉnh ra hẳn vì an tâm làm bài rất nhiều", bạn K.L bình luận.
"Mấy ngày đi thi, bố mẹ cùng gia đình chẳng tạo áp lực gì. Mỗi lần thi xong là gọi điện hỏi thăm, sợ con mệt nên làm đồ ăn bồi bổ. Cảm thấy thật may mắn khi mỗi bài thi đều có bố mẹ đồng hành bên cạnh", bạn T.V chia sẻ.
"Năm đó đi thi có mẹ ngày nào cũng dậy sớm nấu đồ ăn cho vì sợ ăn linh tinh đau bụng. Sau đó mẹ chở đến tận cổng, đợi suốt 3 tiếng làm Văn nóng bức rồi mới đi về. Và tất nhiên không phụ mẹ, mình đã ráng thi đỗ vào ngôi trường mong ước", bạn V.A chia sẻ.
Kỳ thi Đại học Trung Quốc: Đề Văn hot vì khó hiểu, đề Toán hỏi tỷ lệ kim tự tháp Ai Cập Kỳ thi Đại học ở Trung Quốc (Cao khảo) mỗi năm đều thu hút được sự quan tâm rất lớn bởi những đề bài "độc, lạ" khiến cư dân mạng "toát mồ hôi" suy luận. Vừa qua, 10,71 triệu sĩ tử Trung Quốc đã tham gia kỳ thi Đại học, còn được gọi là cao khảo - một trong những kỳ thi khốc...