Bài toán tiểu học đang khiến cả cõi mạng dậy sóng: “14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?”
Bạn có làm được bài toán này không?
Toán tiểu học tưởng chừng chỉ là chuyện “ cộng trừ nhân chia” đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều bài khó không tưởng. Nào là toán đố mẹo, rồi đến các bài toán đố lắt léo kiểu “ba mẹ mua 5 quả cam, ăn mất 2 quả, hỏi nhà còn mấy người ăn?” – nghe thôi đã thấy chóng mặt.
Đó là chưa kể đến việc chương trình giảng dạy ngày nay còn có nhiều sự khác biệt so với các thế hệ trước. Chính vì điều đó mà các buổi tối làm bài tập của con trở thành “đấu trường” trí tuệ đầy vui nhộn, nơi cha mẹ và con cùng nhau “cân não” để giải mã những bài toán tưởng chừng đơn giản mà không hề giản đơn chút nào.
Mới đây, MXH xôn xao trước một bài toán của học sinh tiểu học như thế. Được biết, đây là bài số 10 trong phiếu bài tập với yêu chỉ một chữ duy nhất: “Số?”.
Bài toán khiến netizen “vắt óc suy nghĩ”
Ở phép tính đầu tiên yêu cầu điều số vào chỗ trống với phép tính “7 10> … 5″. Rất nhanh chóng, con của phụ huynh này điền đáp án vào ô trống là “5″. Như vậy, kết quả sẽ thành “17> 10″ thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Tuy nhiên đến phép tính thứ 2, nhiều người “tá hỏa” vì không thể tìm được đáp án chính xác. Cụ thể phép tính như sau: “10 4 < 14 - ...".
Video đang HOT
Nhiều người nhận ra sự bất ổn từ bài toán này. Xét vế trái “10 4 = 14″, như vậy phép tính lúc này sẽ thành “14 < 14 - ...". Tuy nhiên, nhiều người không thể tìm được một số điền vào "..." để khi lấy 14 trừ đi sẽ ra được một số lớn hơn số 14 ở vế trái.
Nhiều người bảo sẽ điền số âm vào chỗ “…”, tuy nhiên hãy nhớ rằng đây là bài toán của học sinh tiểu học, mà học sinh tiểu học chưa học về số âm. Vậy nên, ý tưởng điền số âm vào chỗ “…” là hoàn toàn không hợp lý.
Netizen “đau đầu” để tìm ra số cần điền để thỏa mãn điều kiện đề bài:
- Bài toán này đúng là đán.h đố luôn, làm thế nào 14 lại nhỏ hơn chính nó được?
- Chắc người ra đề quên kiểm tra lại trước khi phát hành, chứ bài này đúng là “căng não” nhưng không có lời giải!
- “14 < 14 - ..." là một kiểu nghịch lý không thể giải được, hay đây là câu hỏi mẹo để kiểm tra tư duy logic?
- Bài này đúng kiểu: Càng nghĩ càng đau đầu, càng tính càng thấy mình “sai sai” ở đâu đó!.
- Câu này nên đổi tên thành “bài toán không có lời giả”.
Còn bạn, bạn có giải được bài toán này không?
Bài toán tính ngày tháng của học sinh tiểu học khiến người lớn cũng phải lao đao
Nhiều người tỏ ra khó hiểu trước yêu cầu "khó đỡ" của đề bài.
Nhiều người nghĩ toán tiểu học chỉ là những phép tính đơn giản như cộng, trừ, hay đếm hình... Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài dễ dàng đó, không ít bài toán lại ẩn chứa những tình huống phức tạp khiến cả người lớn cũng phải đau đầu tìm lời giải.
Mới đây, một phụ huynh đã phải lên MXH "cầu cứu" cộng đồng mạng vì vò đầu bứt tai cả tối mà vẫn không tìm ra được đáp án cho bài tập tiểu học của con trai. Vị phụ huynh cho biết đây chỉ là một bài toán tính thứ, tính ngày bình thường của tiểu học nhưng mà đọc sao cũng thấy... có vấn đề.
Nội dung bài toán như sau: "Hôm nay là ngày 12 tháng 3 thì thứ ba tuần sau của tháng 3 là ngày nào?", và theo đó là 4 đáp án: Ngày 17, 19, 15 và 18.
Bài toán khiến dân tình "choáng".
Đề bài vô cùng ngắn gọn nhưng khiến người làm phải mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Mốc thời gian "hôm nay" được cho là không rõ ràng bởi không ai có thể biết hôm nay mà đề bài nói đến là hôm nào. Nhiều người cho rằng nếu lấy thời điểm "hôm nay" tức là ngày học sinh đang làm bài tập này thì đáp án sẽ không thể gói gọn trong 4 đáp án đã cho.
Ví dụ: Nếu ngày học sinh làm bài là thứ 4, thì tức là thứ ba tuần sau sẽ là ngày 20 tháng 3, không hề có đáp án nào trùng khớp.
Do đó, bài tập này được đán.h giá là thiếu chặt chẽ khi cho dữ kiện. Không biết là do người làm đề có sự sai sót hay bài toán được tạo ra với một mục đích nào khác, nhưng với lứa tuổ.i Tiểu học thì bài này được cho là quá phức tạp và không phù hợp.
Ngay khi bức hình được đăng tải, nhiều người cũng đã phải tự nhận là mình "bó tay" và rất mong chờ xem đáp án thực sự khi cô giáo chữa bài tập này sẽ là gì:
- Bài gì mà rối não quá vậy, nếu con mình mà hỏi chắc mình cũng chịu thua. Giờ đào tạo các thiên tài như này sao.
- Chẳng biết đáp án sẽ là gì, nhưng mà tôi chắc chắn một điều, đáp án không phải là hôm nay.
- Bài tập thiếu dữ kiện, người lớn như mình còn bó tay chứ nói gì các con mới đang cấp 1. Hóng đáp án của giáo viên.
- Làm bài này chắc phải giả định ngày "hôm nay" là ngày nào rồi dùng phương án loại trừ rồi, nhưng nếu thế thì cả 4 đáp án cái nào cũng có khả năng đúng mà nhỉ?
- Cho mình xin thêm thông tin là ngày 20 tháng 3 của năm nào được không, mình soát quyển lịch coi cho dễ.
- Bài toán này thật ra cũng khá thú vị đó chứ, nhưng mình thấy phù hợp với học sinh giỏi thôi, chứ các cháu lớp 1 thì còn nhỏ, hơi quá sức.
Bài toán khiến cả cõi mạng thừa nhận không giỏi bằng học sinh tiểu học: "Trên thuyền có 70 con gà, 20 con vịt, hỏi người lái tàu bao nhiêu tuổ.i?" Bạn có làm được bài toán này không? Toán tiểu học ngày nay không còn đơn giản như trước. Với sự thay đổi liên tục trong chương trình học và phương pháp giảng dạy, các bài toán tiểu học đã trở nên phức tạp và đa dạng hơn, đòi hỏi khả năng cập nhật kiến thức không ngừng từ phía phụ huynh. Nếu...