Bài toán khó nhằn với tiền ảo Libra của Mark Zuckerberg: Cứ 3 người trên thế giới thì sẽ có 1 người không thể sử dụng
Hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cách thế giới dùng tiền nhưng tiền ảo Libra chưa ra mắt, Facebook đã khẳng định 2,7 tỷ người sẽ không được sử dụng hệ thống thanh toán của họ.
Ngày 18/6 vừa qua, Facebook đã công bố thông tin về đồng tiền mã hóa mang tên Libra của mình. Loại tiền ảo này sẽ được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư từ một số công ty thanh toán lớn như Visa, PayPal và Mastercard cùng các gã khổng lồ công nghệ Uber và Spotify.
Tiền ảo của Facebook sẽ thay đổi hệ thống tài chính thế giới?
Mục tiêu của Facebook là tạo ra dịch vụ tài chính giá rẻ và dễ tiếp cận cho 1,7 tỷ người không có tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới. Để làm được điều đó, công ty của Mark Zuckerberg đã thành lập một công ty con tên là Calibra, phát triển ví điện tử để xử lý giao dịch tiền ảo của người dùng. Kế hoạch đầy tham vọng của mạng xã hội tỷ dân đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau: Có người hào hứng nhưng cũng không ít người tỏ ra nghi ngờ và lo ngại.
Facebook hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cách thế giới sử dụng tiền nhưng có một vấn đề đáng chú ý là cứ 3 người trên thế giới, sẽ có 1 người không thể sử dụng Libra.
Theo xác nhận của người phát ngôn của Calibra, 2,75 tỷ người dân Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không có quyền tiếp cận với đồng tiền ảo của Facebook. Ngoài ra, bất kỳ quốc gia nào chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hay có lệnh cấm tiền điện tử cũng sẽ không có cơ hội sử dụng Libra.
Trung Quốc đã cấm tiền điện tử trở lại vào năm ngoái và điều đó giải thích lý do tại sao không một công ty nào tại nước này liên kết với Libra. Được biết lệnh cấm tương tự cũng đang được xem xét ở Ấn Độ.
Nhà đầu tư mạo hiểm Terry Hilsberg, người tư vấn về đầu tư của Trung Quốc cho biết: “Khi người dân sở hữu tiền ảo của Facebook, các quốc gia bắt đầu gặp phải những vấn đề xuyên biên giới với hoạt động rửa tiền. Họ sẽ mất kiểm soát trong việc chuyển tiền sang nước khác. Khả năng cao là Trung Quốc sẽ không chấp nhận điều đó”.
Video đang HOT
Libra có thể sẽ đe dọa các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt áp dụng tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Hơn nữa, hệ thống thanh toán toàn cầu của Facebook còn được cho là khá tụt hậu so với các đối thủ Trung Quốc như AliPay và WeChat Pay.
AliPay ra mắt năm 2004 và nhanh chóng nắm quyền kiểm soát thanh toán di động trên khắp Trung Quốc trước khi WeChat Pay nhảy vào thị trường này năm 2013. Theo một báo cáo ngành ngân hàng, cả hai đều đang nhắm tới việc mở rộng dịch vụ tài chính tại Úc trong năm nay. Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) và Commonwealth Bank đã hợp tác với AliPay trong năm ngoái để cho phép các doanh nghiệp Úc chấp nhận thanh toán từ 900 triệu người dùng ước tính của AliPay.
Libra đang đối mặt với không ít thách thức.
Sau khi Libra được công bố không lâu, Chủ tịch Hội đồng Dịch vụ tài chính Mỹ, bà Maxine Waters đã kêu gọi Facebook tạm dừng kế hoạch phát triển đồng tiền này còn ở châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maira cho rằng Libra không nên được dùng để thay thế cho tiền truyền thống. Ông đã kêu gọi Giám đốc ngân hàng nhà nước các nước G7 chuẩn bị báo cáo về dự án tiền ảo của Facebook trong cuộc họp sắp tới do lo ngại vấn đề về quyền riêng tư, rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Mặc dù bị phản đối và phải đối mặt với không ít khó khăn trước mắt nhưng theo một số chuyên gia, Facebook không thực sự cần Mỹ hay châu Âu để giúp Libra thành công. Họ có thể tập trung vào hàng tỷ người không có tài khoản ngân hàng trên toàn cầu, những người cần một hệ thống thanh toán tiện lợi, giá rẻ nhưng chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận.
Theo số liệu thông kê mới nhất, trên thế giới có tới 1,7 tỷ người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng và 2/3 trong số đó sở hữu một chiếc điện thoại di động có thể giúp họ truy cập các dịch vụ tài chính.
Tuy vậy, Facebook vẫn sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ sẵn có như hệ thống thanh toán điện thoại M-Pesa đã hoạt động tại hơn 10 quốc gia trên toàn thế giới. Khi đó, có lẽ thứ mà Facebook cần tập trung phát triển nhất chính là niềm tin của người dùng.
Theo GenK
Facebook kỳ vọng gì từ tiền ảo Libra?
Facebook tuyên bố sẽ triển khai tiền điện tử Libra vào nửa đầu năm 2020, mang đến cơ hội tiếp cận các giao dịch trực tuyến cho hàng tỉ người trên thế giới.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới mô tả Libra như một hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu, một dạng tài sản kỹ thuật số hoạt động trên công nghệ blockchain, mang đến khả năng bảo mật cao.
Người dùng sẽ giao dịch Libra qua Messenger hoặc WhatsApp - Ảnh: Facebook
Khác với các loại tiền ảo dựa trên blockchain hiện tại, người dùng không thể đạt được Libra thông qua phương thức "đào tiền" (mining). Thực tế, loại tiền này dựa trên cơ chế phát hành tiền cơ bản là sử dụng tài sản bảo chứng. Điều này có nghĩa mỗi đồng Libra được phát hành sẽ có một tài sản giá trị tương đương được đưa vào tài khoản ngân hàng trung ương để bảo chứng. Nhờ đó, giá trị của Libra sẽ ổn định, tránh cảnh bị thao túng bởi giới "đào tiền" như các loại tiền điện tử khác.
Tuy nhiên, việc bảo chứng với tỷ lệ giá trị 1:1 (một Libra đổi một tài sản bảo chứng) là điều bất thường trong thế giới tiền ảo. Giáo sư Ari Juels tại Viện nghiên cứu Jacobs thuộc Cornell Tech cho hay tiền điện tử không được bảo chứng bằng cách này vì có thể khiến hàng tỉ USD giá trị tài sản "nằm im một chỗ", không được lưu thông trên thị trường. "Ngay cả các cơ quan tài chính truyền thống, ví dụ như ngân hàng ở Mỹ, cũng không hoàn toàn bảo chứng kiểu này", Ari nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Facebook vốn đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ cộng đồng cũng như chính quyền, liên quan tới vấn đề quyền riêng tư và thông tin cá nhân trên nền tảng mạng xã hội của hãng. Việc này khiến Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ đã phải gửi văn bản cho CEO Mark Zuckerberg, yêu cầu giải thích làm cách nào công ty có thể bảo vệ thông tin tài chính của người dùng. Theo CNN, Facebook mới chỉ xác nhận rằng đã nhận câu hỏi từ Thượng viện và đang soạn câu trả lời.
Về phần mình, đại diện Facebook khẳng định dữ liệu tài chính sẽ được xử lý độc lập bởi ví điện tử Calibra và không chia sẻ hay đồng bộ với bất kỳ dữ liệu người dùng mạng xã hội nào. Hãng cũng cho biết sẽ sử dụng những quy trình xác thực, chống lừa đảo như trên thẻ ngân hàng, các hệ thống tự động và chủ động theo dõi nhằm bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi lừa đảo.
Hãng thành lập Hiệp hội Libra, một tổ chức độc lập để quản lý và ví điện tử Calibra - ứng dụng liên quan đến loại tiền ảo mới. Hiệp hội có hàng loạt tên tuổi trong lĩnh vực tài chính, công nghệ với vai trò thành viên sáng lập như Paypal, eBay, Visa, Mastercard, Thrive Capital, Uber, Mercy Corps, Andreesen Horowitz... Các sáng lập viên đầy kinh nghiệm trong các lĩnh vực chủ chốt của dự án Libra như luật tài chính quốc tế, blockchain, nhu cầu tài chính trên toàn thế giới...
Facebook tin rằng Libra sẽ có tính ổn định cao nhờ tài sản bảo chứng - Ảnh: AFP
Theo chuyên gia bảo mật độc lập Nguyễn Hồng Phúc, dựa trên tài liệu do Facebook cung cấp, Libra có vẻ là đồng tiền được thiết kế tốt nhất hiện nay (có sử dụng blockchain). Tuy nhiên vấn đề không hoàn toàn nằm ở câu chuyện bảo mật đối với đồng tiền ảo do mạng xã hội lớn nhất phát hành.
"Facebook không sử dụng vàng hay tài sản vật chất làm tài sản bảo chứng mà dùng tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ (ngắn hạn). Hoạt động này giống với việc phát hành tiền giấy ở hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới", anh Phúc bình luận.
Với việc phát hành tiền ảo sử dụng bảo chứng bằng tiền gửi và trái phiếu chính phủ, hoạt động của đơn vị phát hành Libra sẽ tương tự một ngân hàng trung ương (cụ thể là Hiệp hội Libra), đưa ra chính sách để kiểm soát giá trị đồng Libra đối với các loại tiền tệ khác.
"Blockchain chỉ được dùng trong tác vụ clearing house (thanh toán bù trừ). Quy mô của Libra khi dùng toàn cầu rất lớn nên blockchain sẽ giảm nhẹ công việc khi không phải thành lập một ngân hàng để lo xử lý các giao dịch trên toàn cầu có sử dụng Libra. Cũng theo tài liệu kỹ thuật, Libra có thiết kế của đồng tiền ảo Ethereum nên sẽ có tính năng Smart Contract để có thể ứng dụng trong nhiều giao dịch hơn", anh Phúc chia sẻ.
Trong vai trò là người tạo ra Hiệp hội Libra và đồng tiền ảo mới, Facebook tuyên bố khi dự án được triển khai, hãng sẽ rút khỏi vai trò lãnh đạo, để mọi thành viên Hiệp hội bình đẳng trong quản lý đồng Libra. Tuy nhiên điều này vẫn cho thấy mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ có vai trò trong việc kiểm soát đồng tiền này.
Bên cạnh đó, Libra được phát hành bởi một công ty và điều hành từ Hiệp hội, thay vì một ngân hàng hay chính phủ. Với quy mô sử dụng và tiếp cận ở mức độ toàn cầu, đồng tiền mới của Facebook đặt ra bài toán quản lý đau đầu cho các nhà quản lý xuyên quốc gia nhằm bảo vệ đồng tiền nội địa cũng như cả nền tài chính.
Facebook hiện có khoảng 2,4 tỉ người dùng toàn cầu, một lượng chủ sở hữu và tiêu dùng bằng Libra đầy tiềm năng.
Theo Thanh Niên
Facebook: Bổ sung Visa, Uber, Mastercard và nhiều dự án Blockchain bí mật khác Facebook gã khổng lồ truyền thông xã hội đã thông báo đã gia nhập 'những người chơi lớn' bao gồm Visa, Uber, Mastercard và Stripe vào dự án blockchain bí mật của mình. Các nền tảng mạng toàn cầu đã bày tỏ sự quan tâm đến cryoptocurrency và công nghệ blockchain trong nhiều năm. Năm 2018, Facebook đã trải qua một trong những...