Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp
Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp (VKDT) thuộc bệnh chứng cơ khớp. Bệnh có nhiều nguyên nhân, phần nhiều do (nội nhân) chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do (ngoại nhân) nhiễm phong, hàn, thấp, gây huyết trệ đàm ngưng, gây đau tại khớp viêm.
Y học cổ truyền cho rằng: gan chủ gân, thận chủ xương, tỳ chủ sinh huyết, nghĩa là gan chủ nuôi dưỡng gân cơ, thận chủ nuôi dưỡng xương cốt, tỳ chủ hấp thu dinh dưỡng, tạo huyết. Khi chức năng nội tạng suy yếu, phong tà xâm nhiễm, kinh lạc ứ trệ đều có thể đau cơ khớp và viêm khớp dạng thấp. Chữa trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu là bổ khí huyết khu phong trừ thấp. Sau đây là 3 bài thuốc cổ phương tiêu biểu phòng trị bệnh theo từng thể:
Thể phong hàn thấp: Biểu hiện đau cứng khớp, đau tăng vào buổi sáng, thời tiết lạnh ẩm, xoa dầu chườm ấm thấy dễ chịu. Dùng bài Quyên tý thang gia vị gồm: đương quy 14g, xích thược 14g, xuyên khung 14g, hoàng kỳ 14g, phòng phong 10g, khương hoàng 12g, quế chi 12g, khương hoạt 10g, trần bì 12g, cam thảo 6g, đại táo 3quả.
Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân phần nhiều do chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do nhiễm phong, hàn, thấp.
Thể phong thấp nhiệt: Biểu hiện khớp sưng nóng đỏ đau. Dùng bài Cửu vị khương hoạt thang gia vị gồm: sinh địa 20g, xuyên khung 14g, đương quy 14g, bạch chỉ 14g, thương truật 12g, khương hoạt 8g, phòng phong 10g, tế tân 6g, thông bạch 12g, hoàng cầm 10g, sinh khương 12g, cam thảo 6g. Bài này thích hợp với người viêm khớp dạng thấp có sưng nóng đỏ đau, kèm ngoại tà xâm nhiễm đau cấp hoặc tái phát.
Thể phong thấp tý: Biểu hiện đau sưng, đau cố định một chỗ, đau nhiều phần dưới cơ thể, người nặng nề. Dùng bài Độc hoạt ký sinh gia vị gồm: sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, nhân sâm 12g, phục linh 14g, độc hoạt 8g, tế tân 6g, tần giao 10g, phòng phong 8g, quế chi 14g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Bài này thích hợp viêm khớp dạng thấp thể phong thấp tý, bệnh lâu chức năng can thận suy tổn, thường đau phần dưới cơ thể, người nặng nề.
Ngoài ra còn có thể khí huyết đều hư đờm ngưng kết tụ biến dạng khớp.
Các món ăn hỗ trợ điều trị:
Ngoài dùng thuốc, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, D, E, A, Ca, PP có trong rau, củ, quả như trái bơ, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, kinh giới, tía tô, lá lốt, ngò rí, cải xoong, cần tây, thì là, húng quế, hoa lý, gừng, hành, hẹ, tiêu, tỏi, nghệ…; ăn sụn, móng, gân, xương động vật, lươn, trạch, cá rô, tôm, cua, cá nhỏ…; ngũ cốc gạo lứt, ngô khoai tươi mới…
Kinh giới, tía tô.
Nếu viêm khớp dạng thấp thiên về thể “phong hàn” nên tăng cường ăn nhóm thực phẩm có tính bổ, ấm như thịt dê, thịt chó, thịt heo, chim, gà, bò; tốt nhất ăn sụn, móng, cật, đuôi…; các món từ rau, củ, quả hoặc thịt, cá nên cho thêm gia vị cay ấm như: gừng, hành, tiêu, ớt, sả… có tính khử phong hàn. Kiêng thức ăn lạnh như cam, măng, cà, nước dừa…; các vị chua, đắng quá.
Nếu viêm khớp dạng thấp thiên về phong nhiệt: Thường biểu hiện khớp có sưng, nóng, đỏ, đau. Nên tăng cường ăn rau, củ, quả vị bổ mát trừ thấp, tốt nhất nên ăn các loại rau thơm như: kinh giới, tía tô, rau húng quế, rau mùi, thì là… Kiêng các loại thức ăn cay nóng, dễ gây dị ứng động phong như: thịt bò, thịt gà, tôm, cua.
Lương y Minh Phúc
Theo SK&ĐS
Video đang HOT
Bí mật kinh hoàng sau những cuộc thử nghiệm lâm sàng thất bại
Thử nghiệm lâm sàng lâu nay vẫn được xem là khâu quan trọng nhất để cơ quan quan ly dươc phâm của các nước phê duyệt cho cac loai thuôc mới ra thị trường. Thế nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm cho những cuộc thử nghiệm thất bại?
Thực tế, cũng có những thử nghiệm lâm sàng không hề diễn tiến như mong đợi, có thể là do đơn vị thử nghiệm không dự liệu được nhưng cũng có thể là do họ cố tình phớt lờ các quy chuẩn. Kết quả là, những người tham gia thử nghiệm sẽ phải gánh những hậu quả vô cùng nặng nề.
Vỡ mộng thử nghiệm
Năm 2006, Rob Oldfield từ Mỹ trở về Anh sau 2 tháng tham gia khóa đào tạo làm diễn viên. Vỡ mộng tỏa sáng bằng nghiệp diễn cùng một khoản nợ kha khá phải trả, anh tình cờ nghe thấy một người bạn nói về các thử nghiệm y tế.
Không tìm hiểu thêm nhiều, Oldfield quyết định đăng ký tham gia một thử nghiệm thuốc tại Bệnh viện Northwick Park với suy nghĩ đơn giản là mình vừa có thể kiếm tiền một cách dễ dàng đồng thời còn đóng góp được chút ít cho y khoa. Giống như những người đàn ông trẻ khác tham gia vào thử nghiệm, Oldfield điền vào mẫu đồng ý 11 trang, trong đó nêu chi tiết những rủi ro khi tham gia thử nghiệm. "Tôi không biết việc đó rất nguy hiểm. Tôi không biết nó sẽ thay đổi hệ thống miễn dịch của tôi mãi mãi", Oldfield về sau kể lại.
Với suy nghĩ đó, ngày 13/3/2006, Oldfield cùng với 7 người khác tham gia một thử nghiệm độc lập tại Bệnh viện Northwick Park do Parexel - một công ty chuyên tiến hành các thử nghiệm thuốc cho các công ty dược phẩm - tiến hành. Đó là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên người đối với loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch có tên TGN1412. Thuốc này do một công ty của Đức phát triển với hy vọng sẽ đưa đến cuộc cách mạng trong việc điều trị bệnh bạch cầu và viêm khớp dạng thấp.
Nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng không hề diễn tiến như mong đợi. (hình minh họa)
Nhóm 8 người ban đầu được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 4 người. Họ được đưa vào phòng 2 riêng. Trong mỗi phòng có 1 người được cho dùng giả dược. 6 người còn lại được cho dùng TGN1412. Ngay sau khi được tiêm thuốc, Oldfield cảm thấy người lạnh toát nhưng vẫn tự trấn an rằng đó có thể là do tâm lý, rằng có thể anh chỉ bị tiêm giả dược. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài phút sau khi được cho dùng thuốc, tất cả các đối tượng thử nghiệm bắt đầu cảm thấy bất thường.
Tình trạng nhức đầu và ớn lạnh nhanh chóng dẫn đến nôn mửa, đau dữ dội và khó thở. Sau đó là việc các mô cơ thể của họ bị sưng lên, huyết áp tụt và suy đa tạng. Từng người một, tất cả 6 người được cho thử nghiệm thuốc được chuyển đến khu vực chăm sóc tích cực. "Tôi được tiêm thuốc vào khoảng 8h00 sáng thì chỉ 1 lúc sau đã phải đưa vào phòng cấp cứu", Oldfield nhớ lại.
Có điều, ngay cả đến khi đó, Oldfield vẫn chưa mường tượng được mối nguy hiểm mà anh gặp phải, Oldfield và những người khác vẫn nghĩ rằng phản ứng của họ với TGN1412 là điều đã được những người tiến hành thử nghiệm dự báo trước. Họ cũng không được các nhân viên y tế điều trị thông báo rõ về tình trạng của mình.
Đến khoảng 2h00 sáng ngày hôm sau, tức khoảng 18 giờ sau khi Oldfield được tiêm thuốc thử nghiệm, nhân viên y tế đã gọi cho mẹ của anh, nói với bà rằng bà cần phải tới bệnh viện. Ngay giữa đêm, mẹ của Oldfield tức tốc lái xe từ nhà ở Bristol tới Northwick Park.
"Các bác sỹ khi đó thông báo rằng đó có thể là cuộc gặp cuối cùng giữa mẹ và tôi, rằng tôi có thể sẽ không qua khỏi", Oldfield kể tiếp.
Trong suốt 2 tuần kể từ sau khi được tiêm thuốc vào người, Oldfield phải lọc máu 24/7. Hệ miễn dịch của anh suy yếu trầm trọng còn gan, thận và phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Do bị tràn dịch phổi nên anh không thể tự thở được và các bác sỹ cũng đã phải đặt một đường ống để bơm các loại thuốc vào tim để duy trì sự sống cho anh.
Thế nhưng, may mắn là, sau một thời gian chống chọi với tử thần, sau cùng, Oldfield vẫn sống sót. Sau 3 tuần trong bệnh viện, bao gồm 7 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, anh được thông báo đã qua cơn nguy kịch.
Dù giữ được mạng sống nhưng cái giá mà Oldfield phải trả không hề rẻ. Trí nhớ ngắn hạn của anh bị tổn hại đến mức không thể khôi phục còn hệ thống miễn dịch trở nên cực kỳ yếu. Các bác sĩ khuyên anh không nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tránh những nơi có thể tiếp xúc với virus.
Dù vậy nhưng Oldfield vẫn tự thấy rằng mình còn tương đối may mắn. Ít nhất một trong những người tham gia thử nghiệm có phần đầu đã bị sưng lớn, khiến anh này có biệt danh "người đàn ông voi". Một người khác thì phải mất 4 tháng trong bệnh viện và bị cắt cụt ngón chân cùng một phần các ngón tay.
Biết không ổn vẫn làm
Tại Pháp, Chính phủ nước này cũng đã phải xem xét các biện pháp để giảm các nguy cơ về sức khỏe với những người tình nguyện trong các thử nghiệm lâm sàng sau vụ việc 1 người thiệt mạng và 5 người phải nhập viện điều trị sau một cuộc thử nghiệm thuốc.
Ngoài ra, họ cũng đã yêu cầu công ty tiến hành thử nghiệm phải có kế hoạch hành động, trong đó làm rõ các biện pháp để tránh lặp lại những sai lầm trong quá trình thử nghiệm thuốc.
Động thái của giới chức Pháp diễn ra sau khi Công ty Biotrial vào tháng 1/2016 đã tuyển dụng 128 tình nguyện viên khỏe mạnh để tham gia thử nghiệm lâm sàng về một loại thuốc mới được nghiên cứu để chống lại chứng lo âu liên quan đến bệnh ung thư và bệnh Parkinson.
Theo báo cáo về vụ việc, ban đầu, khi được cho sử dụng với liều thấp, bệnh nhân không gặp phản ứng phụ nào. Song, khi liều dùng bắt đầu được tăng lên sau tuần dùng thuốc đầu tiên, các vấn đề bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, 6 người trong số này đã phải nhập viện.
Trong số những bệnh nhân này có một nam thanh niên khỏe mạnh chưa đầy 30 tuổi bị tuyên bố chết não chỉ một tuần sau khi được nhập viện và 2 tuần sau khi bắt đầu thử nghiệm. 5 bệnh nhân khác dù may mắn giữ được tính mạng nhưng được xác định bị tổn thương não đến mức không thể phục hồi được và phải sống chung với các khuyết tật về tâm thần suốt đời.
Trục trặc với thuốc trên được phát hiện ngay trong lần đầu tiên thuốc được thử nghiệm trên người nhưng vụ việc đã khiến dư luận phẫn nộ vì các thông tin được công bố cho thấy đơn vị thử nghiệm từ trước đó đã biết rằng thuốc này có vấn đề nghiêm trọng.
Bà Joyce Shoffner một trong những nạn nhân của một cuộc thử nghiệm thuốc ung thư vô đạo đức.
Một nguồn tin cho hay, thử nghiệm trên động vật cho thấy hậu quả tương tự trên chó khi một số con vật tham gia thử nghiệm thuốc bị chết và nhiều con khác bị tổn thương não. Tuy nhiên, thử nghiệm vẫn được tiến hành trên người, dẫn tới hậu quả khủng khiếp trên các tình nguyện viên.
Tại Mỹ, vụ việc thanh niên tên Dan Markingson qua đời trong một nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại trường Đại học Minnesota cũng được nhiều người chú ý.
Bà Mary Weiss - mẹ của Markingson - cho biết, năm 2003, con trai bà được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt và phải nhập viện tại Trung tâm Y tế Đại học Minnesota ở Fairview để điều trị. Sau đó, Markingson được cho tham gia một thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm 3 loại thuốc tâm thần phân liệt khác nhau. Chỉ ít lâu sau khi tham gia thử nghiệm, liều 800mg Seroquel hàng ngày đã khiến tình trạng hoang tưởng của bệnh nhân nặng thêm.
Trước tình huống này, mẹ của Markingson đã gửi hàng loạt thư, email và gọi điện cho các điều phối viên của nghiên cứu để yêu cầu họ đưa con trai bà ra khỏi chương trình thử nghiệm. Tuy nhiên, yêu cầu này đã không được chấp nhận. Đơn vị tiến hành thử nghiệm không những không cho Markingson rời khỏi nghiên cứu mà còn dọa đưa anh vào cơ sở điều trị tâm thần nếu anh bỏ giữa chừng.
Không thể rút khỏi chương trình, tình trạng hoang tưởng của Markingson càng trở nên tồi tệ hơn cho đến khi anh tự tử bằng cách dùng dao tự đâm mình trong lúc tắm. Ngoài Markingson, 5 người khác tham gia thử nghiệm cũng đã tự tử, trong đó có 2 người thiệt mạng. Mẹ của anh này sau đó đã đâm đơn kiện các đơn vị liên quan đến cuộc thử nghiệm.
Vu thư lâm sang liêu phap gene cho môt thanh niên tre 18 tuôi tên Jesse Gelsinger được đánh giá là một trong nhưng tham họa thư nghiêm lâm sang tai tiêng nhât diên ra tai My. Khi tham gia một nghiên cứu kiểm nghiệm độ an toàn của liệu pháp gen ở trẻ em bị đột biến di truyền nghiêm trọng ở gan, Jesse Gelsinger 18 tuổi.
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) sau đó đã mở cuộc điều tra về vụ việc và phát hiện ra những hành động vô trách nhiệm khủng khiếp của đơn vị tiến hành thử nghiệm.
Theo đó, Gelsinger được xác định không phải là nan nhân duy nhất mà trươc đo đa co nhiêu ngươi găp phai cac phản ứng sôc với thuốc. Tuy nhiên, đơn vị thử nghiệm vẫn cho qua những phát hiện này và tiêp tuc nghiên cưu. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng thấy rằng các xét nghiệm tiền thử nghiệm cho thấy Gelsinger không thể tham gia thử nghiệm vì mức amoniac của cậu cao. Thế nhưng, đơn vị tiến hành thử nghiệm đã bất chấp dẫn đến việc nạn nhân mất mạng.
Sự thật về liệu pháp "kỳ diệu"
Một vụ việc khác được nhiều người nhắc đến khi nói đến những thử nghiệm thuốc vô đạo đức là trường hợp của bác sỹ Anil Potti.
Trong những năm 2000, nhân vật này nổi lên như một ngôi sao trong giới y học. Năm 2006, Potti tuyên bố đã xác định được các dấu hiệu di truyền cho phép tùy chỉnh các phương pháp điều trị cho bệnh nhân dựa trên các loại khối u mà họ bị. Phát hiện của Potti ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó nhiều người cho rằng công trình của bác sỹ này sẽ là "Chén Thánh" của việc điều trị ung thư trong tương lai, hứa hẹn điều trị khỏi căn bệnh vốn được ví như "án tử" với người bệnh này với tỷ lệ chữa khỏi lên tới 80%. Một số chuyên gia tin rằng phát hiện của ông ta có thể cứu sống tới 10.000 người mỗi năm. Các thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân ung thư phổi và ung thư vú nhanh chóng được khởi động.
Bác sỹ Anil Potti.
Có điều, chỉ ít lâu sau đó, một số nhà khoa học đã bắt đầu bày tỏ nghi ngờ về những tuyên bố của Potti. Đến năm 2015, bác sỹ này bị xác định đã làm giả các kết quả nghiên cứu được công bố trên ít nhất 9 tạp chí về khoa học uy tín nhất thế giới. Với khẳng định này, việc thử nghiệm từ các nghiên cứu của Potti đã bị dừng lại. Tuy nhiên, vẫn đã có những người bệnh bị ảnh hưởng vì sự dối trá của vị bác sỹ, điển hình là bà Joyce Shoffner - bệnh nhân trong một thử nghiệm được Potti tiến hành từ tháng 7/2008.
Nạn nhân cho biết, sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú, bà đã háo hức đăng ký tham gia nghiên cứu của Potti khi thấy ông ta cam kết chữa khỏi 80% số ca ung thư. Bà đã được sinh thiết và trải qua một liệu trình hóa trị Adriamycin-Cytoxan (AC). Sau khi nghiên cứu của bác sỹ trên bị hủy bỏ, nạn nhân rơi vào cảnh bị bỏ rơi giữa chừng. Hiện nay, nạn nhân vẫn đang phải sống chung với những cục máu đông và bệnh tiểu đường do phác đồ AC gây ra. Bà Shoffner còn bị rối loạn lo âu sau chấn thương do thử nghiệm gây ra.
"Ông ta đã đùa giỡn trên tính mạng của chúng tôi", nạn nhân đau đớn nói.
Quy định về thử nghiệm lâm sàng ở Anh
Nghĩa vụ pháp lý của những đơn vị tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ở Anh được quy định trong Quy định về sử dụng thuốc của con người (Thử nghiệm lâm sàng) năm 2004. Các điều kiện bao gồm:
- Bất cứ ai tham gia thử nghiệm đều phải có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu của nghiên cứu, bất kỳ rủi ro và bất tiện tiềm ẩn nào mà họ có thể gặp phải khi tham gia thử nghiệm. Thông tin này sẽ được cung cấp cho họ tại một cuộc họp với thành viên của nhóm nghiên cứu..
- Cần cung cấp đầu mối liên lạc để bệnh nhân có thể có thêm thông tin về thử nghiệm.
- Trước khi việc thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc mới có thể bắt đầu, đơn vị tiến hành thử nghiệm cần cung cấp các thông tin: cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phải được các chuyên gia xem xét, nhà nghiên cứu phải đảm bảo kinh phí cho thử nghiệm; một tổ chức, ví dụ như bệnh viện hoặc viện nghiên cứu, phải đồng ý cung cấp địa điểm tiến hành thử nghiệm; cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) cần xem xét và phê duyệt các thử nghiệm về thuốc và cấp giấy phép thử nghiệm lâm sàng (CTA); một ủy ban đạo đức được công nhận phải xem xét lại việc thử nghiệm và cho phép triển khai thực hiện thử nghiệm.
Minh Ngọc
Theo baophapluat
Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không ăn hạt hướng dương theo 2 cách này vì có thể gây hại cho sức khỏe Hạt hướng dương là loại hạt nhiều người thích ăn, đặc biệt là hướng dương được mọi người ăn nhiều trong dịp lễ tết. Tuy nhiên không ít thông tin cho rằng "ăn hạt hướng dương sẽ gây hại cho sức khỏe của gan". Vậy thông tin này đúng hay sai? Lợi ích của hạt hướng dương với sức khỏe - Hạt hướng...