Bài thuốc trị mề đay
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều.
Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng. Sau đây là một số bài thuốc Nam trị chứng này.
Mề đay do gió lạnh, chuyển mùa
Người bệnh tự nhiên thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, da vùng tổn thương dày lên từng mảng, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu. Phép trị là trừ phong chống ngứa, giải độc… Dùng một trong các bài:
Bài 1: phòng phong 10g, kinh giới 16g, nam hoàng bá 16g, lá đơn mặt trời 16g, rau má 20g, kê huyết đằng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Bài 2: thổ phục linh 20g, đậu đen ( sao thơm) 24g, quả dành dành 16g, lá đơn đại hoàng 16g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, sài hồ 12g, bạch chỉ bắc 10g, quế chi 4g, cam thảo đất 16g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Một số loại cây thiên nhiên có thể là bài thuốc trị mề đay hiệu quả (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Mề đay do thức ăn
Người bệnh ăn phải những thức ăn lạ, không phù hợp gây nổi mề đay, ngứa nhiều, gãi nhiều, toàn thân bứt rứt, khó chịu. Phép trị là giải độc chống dị ứng, trừ tà… Dùng một trong các bài:
Bài 1: tía tô 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, cát căn 16g, thổ phục linh 19g, bạch chỉ nam 16g, củ đợi 12g, cam thảo đất 16g, biển đậu 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 16g, lá đinh lăng 16g, lá bồ công anh 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: tía tô 19g, củ riềng 10g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 12g, lá mã đề 16g, phượng vĩ 16g, đơn mặt trời 16g, sài hồ 16g, rễ cúc tần 12g, lá bưởi bung 19g, sài đất 20g, lá đắng 12g, đậu đen sao thơm 24g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Kinh giới và đơn mặt trời là hai vị thuốc trị mề đay khi chuyển mùa, trời gió lạnh (Ảnh minh họa)
Mề đay tái phát nhiều lần kèm theo bội nhiễm
Mặt da bị tổn thương viêm nhiễm lở loét, chảy nước vàng hoặc mưng mủ. Phép trị là chống viêm, tiêu độc, trừ phong tà. Dùng một trong các bài:
Bài 1: kinh giới 16g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thổ phục linh 19g, lá hòe 12g, chi tử 12g, rau má 20g, lá vông 16g, lá bưởi bung 16g, bạch chỉ nam 12g, cây ngũ sắc 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: nam hoàng bá 16g, củ đợi 12g, nam bạch chỉ 16g, rễ cúc tần 12g, đậu đen sao thơm 24g, cam thảo đất 16g, lá đinh lăng 16g, lá vông 20g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, đơn đại hoàng 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 3: lá bưởi bung 16g, thổ phục linh 20g, chi tử 12g, nam hoàng bá 16g, đơn đại hoàng 20g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sài hồ 16g, sài đất 18g, lá vông 20g, kê huyết đằng 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g, cam thảo bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc tắm: Nên dùng nước tắm khi mề đay bội nhiễm gây mặt da lở loét, chảy nước vàng gồm lá và cây ngũ sắc, cây kinh giới, lá vông, lá dâu, lá đinh lăng, lá khổ sâm mỗi thứ 1 nắm. Tất cả cho vào ấm, đổ nước nấu sôi, để nguội. Dùng nước tắm rửa, đặc biệt những nơi bị tổn thương. Công dụng: chống nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho tế bào non phát triển, làm mau lành tổn thương, sau khi lành bệnh những vết sẹo trên da không bị thâm nám.
Theo VNE
Những dấu hiệu không phải ung thư vú
Trước khi đi kiểm tra, hãy nắm chắc kiến thức về một số biểu hiện lành tính của bệnh ung thư vú vì chúng có thể dễ nhầm lẫn là dấu hiệu ung thư.
Hầu hết phụ nữ đều có nỗi lo tiềm ẩn về bệnh ung thư vú, nhất là khi nhận thấy một vài thay đổi bất thường.
U nang: Phát hiện ra một khối u vùng ngực ai cũng sợ, nhưng nhiều cục u đơn giản là u nang, hoàn toàn lành tính và tương đối dễ điều trị. Là túi chứa chất lỏng có kích thước từ vài milimet đến một quả bóng golf, u nang có liên quan đến việc mở rộng các ống dẫn sữa và phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40. Chúng có thể gây đau, nhất là quanh kỳ kinh. Để đánh giá chính xác đòi hỏi phải siêu âm, quan trọng là u nang không liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú, cũng không biến thành ung thư vú.
Nóng phát ban: Các chuyên gia da liễu cho biết, phụ nữ có bộ ngực lớn, đặc biệt là những người tránh né mặc áo ngực rất dễ bị nóng phát ban. Điều này tạo điều kiện cho nhiễm trùng nấm men, bởi nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm. Phát ban do nhiệt sẽ làm cho vùng da có màu đỏ, đôi khi một chút có vảy, có thể gây đau hoặc ngứa. Điều trị thường liên quan đến thuốc bột kháng nấm, đặc biệt luôn giữ khu vực này sạch, khô và mặc một chiếc áo ngực bằng vải cotton để da thoáng thở hơn.
Núm vú ngứa: Ngứa núm vú có thể xảy ra đối với cả nam và nữ giới, do một số nguyên nhân như dị ứng (do bột giặt quần áo, hoặc thành phần hóa chất có trong áo lót), do eczema, thời kỳ mang thai và cho con bú. Lưu ý là hãy đi gặp bác sĩ nếu cảm giác khó chịu kéo dài, nhất là hiện tượng chỉ xảy ra ở một bên chứ không phải cả đôi.
Ảnh minh họa
Viêm vú: Vừa bắt đầu cho con bú, nhiều bà mẹ thấy ngực sưng, đỏ và đau khi chạm vào, cùng với đó là hiện tượng sốt, người ớn lạnh. Đó là dấu hiệu nhiễm trùng các mô vú, hay còn gọi là viêm vú. Tình trạng này là do tắc tuyến sữa hoặc vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn, thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh nhưng cũng có thể là sau khoảng thời gian đó đối với những bà mẹ không cho con bú thường xuyên. Cùng với điều chỉnh việc cho con bú, bà mẹ có thể phải uống kháng sinh hoặc phẫu thuật loại bỏ áp-xe.
Tự ra sữa: Hiện tượng đột nhiên có sữa trong khi người phụ nữ không mang thai hay vừa sinh con tên khoa học gọi là galactorrhea. Tình trạng này còn có thể xảy ra ở nam giới và trẻ sơ sinh, nhưng nhìn chung không quá nghiêm trọng, bởi nguyên nhân là sự kích thích quá mức của tuyến vú, do ảnh hưởng của thuốc hay rối loạn về tuyến giáp, tuyến yên. Chỉ nên lo lắng khi thấy chất dịch tiết ra có máu.
Ngực không đều: Một thống kê khá bất ngờ là khoảng 25% ngực của phụ nữ có sự bất đối xứng, mặc dù đôi khi sự khác biệt là không đáng kể. Tình trạng bẩm sinh đã không đồng đều là phổ biến hơn cả. Nhiều phụ nữ cảm thấy mặc cảm nên khắc phục tình trạng này bằng một miếng đệm hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Đi kiểm tra cụ thể nếu nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong kích thước hay vẻ bề ngoài của một trong hai bên ngực.
Vú phụ: Một số phụ nữ phàn nàn về kích thước bộ ngực hoặc số lượng vú nhiều hơn bình thường. Theo một báo cáo năm 2007 của Hiệp hội Bác sỹ phẫu thuật Mỹ, Polymastia (hay còn gọi là vú phụ hoặc vú dư) là một bệnh lành tính ảnh hưởng đến 6% dân số, cả nam và nữ. Thường bị chẩn đoán nhầm là u mỡ, thực chất vú phụ là một dị tật bẩm sinh nhỏ, gồm có núm vú hoặc mô có liên quan, hay có ở trên ngực dọc theo đường vú phôi thai. Đường này kéo dài từ ngoài hố nách trên cánh tay đi xuống ngực, bụng, bẹn, vì thế đôi khi vú phụ đi lạc chỗ, không chỉ nằm ở ngực.
Theo VNE
Phòng ngừa và điều trị virus viêm gan A Thưa quý bác sỹ, tôi có người thân khi đi khám sức khỏe phát hiện viêm gan A, bệnh này có nguy hiểm không và có phải điều trị uống thuốc không? Bệnh này lây qua đường nào? Khi mắc bệnh này cần phải làm gì? - Nếu trường hợp chưa mắc bệnh về gan thì đi tiêm ngừa tại đâu là an...