Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều
Để trị chứng rối loạn kinh nguyệt, Đông y có một số bài thuốc rất hiệu quả sau:
Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở, nhưng kinh nguyệt không điều hoà (kinh đến sớm, kinh đến muộn, kinh ra ngắn ngày, kinh ra dài ngày, lượng kinh ít, lượng kinh nhiều, màu kinh nhạt, chất kinh loãng, sẫm màu, chất kinh đặc…).
Tùy theo chứng trạng và nguyên nhân mà dẫn đến các tình trạng kinh nguyệt như nêu ở trên. Kinh đến sớm thuộc về nhiệt, kinh đến chậm thuộc hàn, thuộc hư, huyết uất thì kinh đến sớm, lượng ít màu đỏ, nếu huyết nhiệt kinh nguyệt có màu đỏ, lượng nhiều, bồn chồn bứt rứt không yên. Một số người bị rối loạn kinh nguyệt là do huyết ứ với đặc điểm là “kinh ra sau kỳ (chậm), lượng ít, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, bụng dưới trướng đau nhưng không thích xoa bóp (cự án), sau khi hành kinh ra huyết thì bớt đau, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo bón, nước tiểu ít và đỏ lưỡi xám”.
Video đang HOT
Nếu thấy da thâm sạm, mí mắt và môi thâm quầng đó là biểu hiện của huyết ứ. Huyết ứ tức là huyết không lưu thông, bị dồn ứ lại. Trong trường hợp này phải dùng phương pháp hoạt huyết, khứ ứ điều kinh, dùng các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa, xích thược… Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau để chữa rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ.
Bài 1: sinh địa 12g, xuyên khung 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g, đào nhân 8g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang.
Trường hợp kèm theo cơ thể mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ bạn có thể dùng bài “Quy tỳ thang gia giảm” có tác dụng bổ tỳ, ích khí, điều kinh với các vị thuốc sau: bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, nhân sâm 8g, mộc hương 4g, cam thảo 8g, đương quy 10g, viễn chí 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g. Cho 750ml nước, sắc lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày.
Theo Lương y Hoài Vũ
Sức khỏe & Đời sống
Làm sao để luôn dễ chịu trong những "ngày ấy"?
Nhiều chị em mắc phải tất cả các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (chuột rút, sưng phù, các vấn đề về da, đau đầu...). Làm thế nào để loại bỏ những triệu chứng đó?
1. Nếu bạn bị nôn mửa trong thời kỳ kinh nguyệt thì hãy cố gắng chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thử dùng thuốc chống viêm không cần toa đồng thời đặt miếng sưởi ấm ngay phía dưới vùng bạn bị chuột rút.
2. Trước khi đến ngày "đèn đỏ", bạn nên thận trọng với những gì mình hấp thụ vào cơ thể. Việc hấp thụ các thực phẩm nhiều muối hoặc những đồ uống chứa nhiều cafein trong những ngày này có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn trong suốt kỳ "nguyệt san".
3. Uống thuốc bổ sung canxi có thể loại bỏ các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng.
4. Chất béo phức hợp tốt cho bạn trong kỳ kinh nguyệt.
5. Loại bỏ cafein và tập thể dục một tuần trước ngày "đèn đỏ" sẽ giúp bạn tăng lượng máu.
6. Ngoài ra, ăn những thực phẩm giàu chất sắt trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ giúp tăng lượng máu.
7. Uống trà ướp lạnh thay vì soda trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp ngăn ngừa sưng phù.
8. Gừng có thể loại bỏ chứng chuột rút.
9. Uống những đồ uống nóng trong ngày giúp loại bỏ chứng chuột rút.
10. Uống thuốc giảm stress! Chứng chuột rút có thể liên quan trực tiếp đến việc bạn bị stress.
11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các triệu chứng ở bạn kéo dài nhiều hơn so chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì bạn nên đi gặp bác sỹ.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo YH)
Những điều có thể chưa biết về "cậu nhỏ" Ban nghi răng ban hoan toan hiêu ro "câu nho"? Nao cung xem mưc đô hiêu biêt cua minh đên đâu nhe! - "Câu nho" mi-nhon nhât tưng đươc ghi nhân trong lich sư y khoa la môt trương hơp chi dai hơn 1cm chut xiu. - Hâu hêt cac "câu nho" đêu co chiêu dai 14-16cm khi ơ tư thê "nghiêm". -...