Bài thuốc dân gian về cầm máu vết thương rất hiệu quả
Có những bài thuốc dân gian rất hữu dụng trong việc cầm máu khi bị thương, bạn hãy áp dụng nhé!
Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
Dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt
Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.
Một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu… Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.
Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:
Bài 1: Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi giúp cầm máu hiệu quả.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than.
Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni – lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo.
Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Video đang HOT
Bài 2: Lá trầu
Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.
Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.
Bài 3: Rau ngổ
Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu
Bạn có thể bắt gặp rau ngổ ở bất kỳ hàng rau nào ngoài chợ. Đây không phải là một loại cỏ mà thường được sử dụng như một loại rau gia vị trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Để cầm máu, bạn chỉ cần rửa sạch rau ngổ, giã nát, đắp vào vết thương hoặc cố định bằng băng gạc như cỏ nhọ nhội. Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu.
Theo Khỏe và đẹp
Những bài thuốc dân gian trị bệnh dạ dày hiệu quả
Bệnh dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau, vừa dễ thực hiện lại có hiệu quả cao.
Gừng ngâm dấm
Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả. Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi. Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi. Như vậy sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho bệnh đau dạ dày của bạn.
Đu đủ tươi
Lấy 3-4 quả,ép lấy nước cốt,chia làm 3 lần uống hoặc sử dụng đu đủ,táo tây, lấy mỗi thứ 30g đem sắc lấy nước uống. Bài thuốc này chỉ hỗ trợ giúp giảm đau dạ dày chứ không có tác dụng chữa trị bệnh, vì thế không nên ăn đu đủ quá nhiều.
Hạt bưởi
Lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, để yên trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này,ta sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần,bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi.
Cam thảo
Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Chuối hột
Rất ít người biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.
Quả mơ
Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Loại thuốc này có độc nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2 ml, mỗi ngày không uống quá 6 ml.
Chuối và mật ong
Chuối tiêu xanh , non,(khi chất nhầy vẫn còn phía trong) kết hợp mật ong chữa đau dạ dày rất tốt, đây là bài thuốc dân gian mà ông cha ta đã áp dụng từ lâu. Sau khi tước bỏ vỏ ngoài rồi đem ngâm vào nước cho bớt nhựa và chát,chuối xanh đem thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. Trộn bột chuối với mật ong,ve thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.
Quả sung
Nhiều kinh nghiệm dân gian cho biết quả sung cũng có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Sao khô các quả sung và nghiền thành bột. Mỗi ngày pha khoảng 6-9g bột với nước ấm, uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của bạn có biến chuyển tốt.
Bột nghệ vàng và mật ong
Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.
Củ cải và ngó sen
Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
Cây nha đam
Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.
Đinh hương
Đinh hương có tác dụng trong việc chữa trị tình trạng hay nôn mửa và nấc do bệnh dạ dày gây nên . Đem 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã được khoét rỗng ở giữa,sau đó hầm chín để ăn.
Theo Phununews
Trị sỏi thận bằng bài thuốc dân gian siêu hiệu quả Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi... Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị...