Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu
Dân gian gọi thủy đậu là phỏng rạ, hoặc trái rạ. Thường khoảng tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, bệnh thủy đậu xảy ra nhiều.
Thủy đậu do vi rút gây ra, có tính lây lan rất cao, bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, người lớn cũng mắc nếu như lúc nhỏ chưa từng bị bệnh này, nhưng nhiều nhất là trẻ em (1-6 tuổi). Thường thủy đậu không quá nguy hiểm, nhưng vẫn có thể có những biến chứng nặng. Người bệnh là nguồn lây duy nhất. Người ốm làm lây bệnh ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy (thường ở ngày thứ 7 kể từ khi nốt đậu mọc). Vi rút từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt trẻ ốm bắn sang người lành khi nói, ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua mũi – họng, rồi theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc ( niêm mạc miệng, kết mạc mắt…), gây nên những nốt phỏng ở đó.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp trẻ vẫn ăn, chơi bình thường nên người lớn khó nhận ra, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, đau mỏi các khớp, dễ kích thích, ngứa, rồi 24-36 giờ sau đậu mọc. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định, nhưng mọc nhiều ở da đầu, kẽ chân tóc. Đậu thường thưa, nhưng cũng có trường hợp mọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Thoạt đầu, những nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông trông như giọt sương, hình quả xoan, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, ta sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày…
Video đang HOT
Bài thuốc
Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.
Với bệnh nhẹ – triệu chứng gặp là: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm: lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.
Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12 gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.
Với bệnh nặng, triệu chứng là: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận. Bài thuốc gồm: kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử ( sao) 8 gr. Nếu phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr. Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr. Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.
Theo TNO
Ánh nắng mặt trời giúp hạn chế thủy đậu lây lan
Theo các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học London (Anh), việc phơi mình ra ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh thủy đậu.
Nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo trên tạp chí Virology cho hay, bệnh thủy đậu thường ít gặp ở những khu vực có mức tia tử ngoại cao. Ánh nắng mặt trời có tác dụng kìm hãm hoạt động của các vi-rút trên da, khiến chúng không có cơ hội để phát triển và lan mạnh.
Kết quả này có được sau khi nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và kiểm tra dữ liệu từ 25 nghiên cứu trước đó về virus varicella-zoster ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đồng thời vẽ đồ thị các dữ liệu này cùng với các yếu tố thời tiết. Kết quả chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa mức tia tử ngoại và sự lây lan của virus thủy đậu như trên.
Loại virus varicella-zoster rất dễ lây qua tiếp xúc, trong giai đoạn đầu viêm nhiễm chúng dễ dàng lây lan khi bạn ho hay hắt hơi. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các nốt rộp, mụn nước thì khả năng lây nhiễm còn cao hơn.
Theo TS. Phil Rice đến từ trường ĐH London, đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu này đã giải thích tại sao bệnh thủy đậu không phổ biến và khó lây nhiễm từ người sang người hơn ở các nước vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho hay những yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, thậm chí là điều kiện sống cũng góp phần và sự hạn chế hay lây lan của căn bệnh này.
Theo SK&ĐS
Khỏe mạnh nhờ khoai tây Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện rằng khoai tây là loại củ chứa nhiều kali hơn bất cứ loại rau quả khác. Để đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, 4.700 mg/ngày, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn, theo Trưởng nhóm nghiên cứu Adam Drewnowski thuộc Đại học Washington (Mỹ). Cuộc khảo...