Bài thuốc cho người huyết áp cao
Để điều trị cao huyết áp, y học hiện đại căn cứ vào nguyên nhân và cơ địa của người bệnh mà có các phương cách chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó cũng có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng.
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp tâm thu (tim co lại) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tim giãn ra) lớn hơn 90 mgHg. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp có nhiều (bệnh ở thận, vỏ thượng thận do xơ vữa động mạch, do thai nghén hoặc dùng thuốc…). Tuy nhiên, có trên 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (vô căn).
Theo y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao.
Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư…) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu… Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng.
Video đang HOT
- Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
- Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
- Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.
- Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.
- Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.
- Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.
Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.
Theo TNO
Món ăn cho người bệnh thận
Có một số món dùng cho việc dưỡng thận và dùng cho người có bệnh ở thận, theo hướng dẫn của lương y Vũ Quốc Trung và Như Tá.
Gân bò tiềm thuốc bắc. Nguyên liệu gồm: 200 gr gân bò, cùng các vị thuốc hoàng tinh, hoài sơn, nhân sâm, khiếm thực, đỗ trọng, ý dĩ, hạt sen, đương quy, phòng đảng sâm (mỗi loại cùng 12 gr), 4 gr cam thảo, 16 gr thục địa, 8 gr trần bì, 10 trái táo đỏ, 10 trái bạch quả, một ít gừng tươi. Cách chế biến: dùng rượu rửa sạch gân bò, đem hầm cho chín mềm, lấy ra cho vào thố cùng các vị thuốc, nguyên liệu nói trên để tiềm. Món này có công dụng giúp tư âm bổ thận, ích tủy, chữa chứng đau lưng do âm hư, người nóng bứt rứt khó ngủ...
Đông trùng hạ thảo hầm sườn heo. Nguyên liệu gồm: đông trùng hạ thảo (6-9 gr), nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12 gr) và một lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị. Tất cả đem hầm để ăn trong ngày. Món này có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên...
Đông trùng hạ thảo
Gân bò
Hoàng tinh
Nhân sâm - Ảnh: K.Vy
Với những người viêm thận mãn tính thì dùng những món dưới đây, có tác dụng bảo vệ thận, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu phù:
- Bí đao 400 gr, đậu đỏ 40 gr. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng. Đem ngâm đậu đỏ trong nước khoảng 2 giờ. Sau đó cho hai loại trên vào nồi, với một lượng nước vừa đủ để nấu canh dùng.
- Vỏ bí đao 200 gr, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi kỹ để lấy nước dùng.
- Đậu tằm 120 gr, đường đỏ 80 gr. Cho đậu tằm vào 2 lít nước nấu kỹ, sau đó cho đường đỏ vào nấu tiếp, đến khi còn khoảng nửa lít nước là được. Sáng sớm (khi mới ngủ dậy) uống khoảng 100 ml nước nói trên và dùng đậu tằm sẽ cải thiện chứng phù thũng trong viêm thận mãn tính.
- Rau cần 100 gr, đậu phộng để cả vỏ 40 gr. Rau cần rửa sạch, cắt khúc. Đậu phộng rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước nấu kỹ cùng rau cần. Lấy nước nấu này để dùng hết trong ngày (ngày uống 3 lần).
- Rau cần 100 gr, rửa sạch, cắt đoạn ngắn, cho vào máy xay sinh tố để xay (hoặc ép) lấy nước uống.
- Một ít gạo ngon, rau hẹ 100 gr. Rau hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo đem nấu cháo, khi cháo chín tới cho rau hẹ vào.
Theo TNO
Giải độc từ chanh Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn không thể không đưa chanh vào danh sách dinh dưỡng, vì đây là một nguồn phong phú vitamin C. Ảnh: Shutterstock Dùng một ly nước chanh âm ấm vào buổi sáng sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Chanh còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, do đó giúp giảm nguy cơ...