Bài tập thở tăng cường sức khỏe phổi
Tập thở tùy mục đích tập luyện để tăng cường sức khỏe hoặc phục hồi, cải thiện các bệnh lý hô hấp. Tập thở trị liệu thường được chỉ định ở bệnh lý phổi với rối loạn hạn chế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thể hỗn hợp, mục đích để phục hồi cải thiện chức năng hô hấp.
Về các bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- COPD, giãn phế quản, hen phế quản, khí phế thũng phổi…), tập thở trị liệu có vai trò vô cùng quan trọng. Do tác động trên các yếu tố sinh lý và cơ học của chức năng hô hấp, tập thở trị liệu giúp người bệnh tống thải được các chất tiết dịch ra ngoài để sự thông khí được diễn ra dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở và tạo thư giãn trong cơn khó thở, gia tăng sự trao đổi khí bằng cách tập thở có hiệu quả và tập cho lồng ngực giãn nở tối đa.
Động tác thở 4 thời có kê mông và giơ chân: Thở 4 thời có kê mông và giơ chân là để luyện tổng hợp về thần kinh, khí và huyết, trọng tâm là luyện thần kinh, chủ động về ức chế và hưng phấn nhằm mục đích thở tốt, đồng thời cũng làm cho khí huyết lưu thông. Thực hành: Nằm ngửa, kê gối ở mông, nằm nơi yên tĩnh.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Thời 1: Hít vào, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng. Thời gian hơi thở “hít ngực bụng nở” 4 giây hoặc 6 giây, “hít vào, ngực nở, bụng căng”.
Thời 2: Giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, thanh quản mở, giơ chân. Thời gian 1/4 hơi thở, rồi để chân xuống “giữ hơi hít thêm” 4 giây hoặc 6 giây, “giữ hơi cố gắng hít thêm”.
Thời 3: thở ra thoải mái tự nhiên, không kìm, không thúc; thời gian hơi thở “Thở không kìm thúc” 4 giây hoặc 6 giây; “thở ra, không kìm, không thúc”.
Thời 4: Thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm. Tự kỷ ám thị: tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm. Thời gian 1/4 hơi thở “nghỉ thời nặng ấm” 4 giây hoặc 6 giây; “nghỉ thời; nặng, ấm tay chân”.
Phân tích tác dụng của các thời:
Thời 1: Hít vào, đều, sâu, tối đa để chủ động về lưu lượng thở cho đều và bảo đảm hơi vào sâu tối đa đến tận cùng các phế nang ở các vùng đáy phổi ngực nở tối đa, bụng phình tối đa song phải bảo đảm cứng, nghĩa là các cơ bụng, cơ hông cơ đáy chậu phản ứng trở lại cơ hoành để kìm tạng phủ không sa. Áp suất dương ở bụng và âm ở khoang màng phổi, máu chạy về tim dễ dàng.
Video đang HOT
Thời 2: Giữ hơi là thời khó nhất và phức tạp nhất vì nó tăng hiệu suất của hơi thở, hoàn chỉnh việc trao đổi O2 và CO2 tăng cường sức chủ động của cơ thể. Thanh quản phải mở: Muốn làm được điều đó sau thời 1 ta có hít thêm tối đa, các cơ thở đã co thắt thì tiếp tục co thắt thêm nữa. Thanh quản đã sẵn mở tiếp tục giữ cho mở, trái cổ bị kéo xuống, các hõm ở cổ cũng vẫn hõm như trước. Mặt không đổi sắc, không đỏ, hõm cổ không phình ra, áp suất không tăng trong phổi, không chóng mặt, không nhức đầu, không tức ngực, khác hẳn với trường hợp nhốt hơi, nín hơi.
Thời này có giơ chân lên độ 20cm (cao bằng bàn chân) và dao động bàn chân để tăng cường co thắt cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu, làm cho bụng cứng hơn, cơ hoành sẽ co thắt thêm, hít thêm một chút hơi nữa để bụng căng cứng. Hết thời gian 1/4 hơi thở thì để chân xuống để bắt đầu thời 3.
Trong thời gian này còn một cái khó nữa là tập ức chế phân biệt hay thư giãn phân biệt: Trong thời 1 và 2 các cơ thở co thắt tới mức tối đa, thường xảy ra hiện tượng hưng phấn lan tỏa ra các cơ khác như cơ tay, cơ chân, cơ hàm dưới, cơ miệng. Cần tập ức tập trung điều khiển cơ thở (hít vô tối đa) mà thôi, không cho lan tỏa ra các cơ khác. Cơ nào cần thở thì sẽ hưng phấn, cơ nào không cần thở thì sẽ ức chế, như vậy không phí sức.
Thời 3: Thở ra, không kìm, không thúc: tất cả các cơ hoàn toàn buông xuôi. Thở ra là nhờ sức nặng và tính giãn của lồng ngực và bụng làm cho xẹp xuống, nên chỉ thở ra đến mức gần tối đa (không ép bụng và ép ngực để thở ra được nhiều hơn).
Thời 4: Nghỉ, thư giãn hoàn toàn để cơ thể có cảm giác nặng và ấm. Ta tự kỷ ám thị thêm “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm.
Bài tập thở này do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế) sáng tạo và đã ứng dụng cho bản thân cũng như cho rất nhiều bệnh nhân trong hàng chục năm qua. Bài tập này ngày càng được đánh giá cao và mang tính thời sự trong mùa dịch Covid -19, nhằm giúp người tập tăng cường sức khỏe phổi, cũng như giúp người vừa điều trị phổi xong phục hồi chức năng phổi. Lưu ý: Bài tập không thay thế cho việc điều trị phổi do virus Corona mới, việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ ở bệnh viện.
Tập thở trị liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi với mục đích làm gia tăng dung tích hô hấp nhưng không bị gia tăng sự tiêu thụ oxy, nghĩa là không gây mệt đối với người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ
Covid-19 ảnh hưởng đến người bị bệnh hen như thế nào?
Covid-19 gây ra mối đe dọa đối với tất cả mọi người, có thể lây nhiễm cho mọi lứa tuổi. Theo WHO, những người mắc các bệnh nội khoa từ trước như hen phế quản có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Vì Covid-19 là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh nhân hen có thể có nguy cơ bị bệnh nặng. Điều này là do hệ hô hấp của bệnh nhân hen đã bị tổn thương và mắc Covid-19 có thể làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù chưa có đủ bằng chứng để chứng minh điều tương tự, nhưng những người mắc bệnh hen được khuyên nên giữ an toàn vì nhiễm trùng có thể gây ra cơn hen.
Phổi của người bị hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi viêm phổi và sản sinh chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở và khó thở. Những người mắc bệnh hen thường có xu hướng ho hoặc khò khè do sự mẫn cảm quá mức của lớp niêm mạc ở phổi. Do đó, đường thở của họ bị co thắt thường xuyên hơn ngay cả khi có phản ứng viêm dị ứng nhỏ của bụi hoặc phấn hoa. Một số virus hoặc vi khuẩn cũng kích hoạt tình trạng co thắt này.
Covid-19 và hen phế quản
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người mắc bệnh hen từ trung bình đến nặng dễ bị COVID-19. Lý do là vì phổi của người bị hen rất nhạy cảm với phản ứng viêm khi nhiễm virus.
Như chúng ta đã biết Covid-19 là một bệnh do virus, có nhiều khả năng làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh hen. Không chỉ hen phế quản mà những người mắc bất kỳ loại bệnh phổi nào như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc viêm phế quản mãn tính đều có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng nặng của Covid-19 như viêm phổi.
Điều này là do phổi của người bị hen đã bị tổn hại khả năng thực hiện quá trình hô hấp và Covid-19 có thể gây hại cho quá trình này ngay lập tức và làm cho tình hình tồi tệ hơn. Ví dụ, một người bị hen có phổi chỉ hoạt động 60%. Nếu bị nhiễm Covid-19, cơ thể họ phải chống lại virus chỉ với 60% dung tích phổi so với 100% người bình thường. Ngoài ra, Covid-19 là bệnh của phổi, vì vậy cuộc đấu tranh của người bệnh càng khó khăn gấp bội.
Tuy nhiên, tin tốt là bệnh hen, COPD hoặc mọi bệnh dị ứng đều không phải là yếu tố nguy cơ của Covid-19 nhiều hơn so với tuổi cao, tăng huyết áp và đái tháo đường, một nghiên cứu cho biết.
T huốc có giúp ích gì không ?
Các thuốc trị hen suyễn như steroid đường uống hoặc thuốc hít chỉ có hiệu quả để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hen chứ không giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu một người bị hen phế quản và mắc Covid-19, rất có thể virus sẽ khiến thuốc điều trị hen kém hiệu quả và gây ra cơn hen.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal Of Clinical Endocrinology & Metabolism, những người đang dùng corticoid để điều trị hen hoặc dị ứng tăng nguy cơ bị COVID-19 do tác dụng ức chế miễn dịch của các steroid này. Các thuốc từ kháng thể ở người là gọi ý tốt nhất cho những người bị hen nặng vì nó làm giảm nguy cơ cao phải sử dụng corticoid đường uống và các tác dụng phụ liên quan.
Các biện pháp phòng ngừa cho người bị hen phế quản
Theo CDC, những người mắc bệnh hen nên thực hiện biện pháp phòng ngừa sau đây trong Covid-19.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc giãn cách xã hội.
- Tránh đám đông và tránh xa những người bị bệnh.
- Tránh xa các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá hoặc chất gây dị ứng.
- Duy trì vệ sinh tay đúng cách.
- Ở nhà càng nhiều càng tốt.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc và khăn.
- Duy trì khoảng cách với vật nuôi.
- Duy trì môi trường sạch sẽ ở nhà và các khu vực lân cận. Nếu nghi ngờ mình có triệu chứng Covid-19, hãy tự cách ly ở nơi không có nhiều người qua lại trong nhà.Tự theo dõi sức khỏe và báo ngay cho cơ quan y tế nếu cảm thấy các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Cẩm Tú
Mang thai có nên dùng bình xịt hen không? Hen là căn bệnh thường gặp trong thai kỳ gây lo lắng không nhỏ cho các chị em. Đặc biệt câu hỏi "mang thai có nên dùng bình xịt hen không?" nhận được rất nhiều sự quan tâm khi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Tỷ lệ mắc bệnh hen có thể lên trên 8% phụ nữ có thai, nếu không...