Bài tập dành cho người bị tê bì chân tay
Tê bì chân tay là một trong những bệnh lý phổ biến và thường gặp gây ra vô số phiền toái cho người bệnh.
Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện các bài tập giảm tê bì chân tay ngay tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu mỗi khi rảnh rỗi.
Tê bì chân tay là một trong những vấn đề phổ biến làm cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng không ít. Vì vậy, người bệnh luôn mong muốn tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả.
Một lời khuyên nhỏ là người bị tê bì chân tay nên thực hiện một số bài tập giảm tê bì kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để nhanh khỏi.
1. Lợi ích của các bài tập hỗ trợ tê bì chân tay
Việc kiên trì áp dụng các bài tập phù hợp với sức khỏe khi bị tê bì chân tay đem lại những lợi ích như:
Kích thích quá trình tuần hoàn má.u: Tập các bài thể dục cho tay sẽ giúp má.u lưu thông tốt hơn, tăng cường khả năng sản sinh tế bào má.u, thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Nhờ vậy giúp khắc phục bệnh tê bì chân tay nhanh hơn.
Làm giãn cơ và giảm sự chèn ép dây thần kinh: Các bài tập thể dục cũng giúp giãn cơ, dây chằng, giảm áp lực lên các dây thần kinh.
Việc này giúp hỗ trợ thư giãn tinh thần, giải tỏa áp lực vô cùng hiệu quả. Khi tinh thần thư giãn thì cũng sẽ mang đến những tác động tích cực trong quá trình chữa bệnh.
Duy trì vóc dáng, kiểm soát cân nặng hiệu quả: Tập luyện điều độ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải phóng năng lượng, hỗ trợ duy trì vóc dáng cân đối, săn chắc, phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì. Nhờ vậy mà có thể giảm áp lực lên xương khớp, giúp bảo vệ hệ vận động tốt hơn.
Lợi ích của các bài tập hỗ trợ chữa tê bì chân tay.
Trong đó, người bệnh cần lựa chọn bài tập phù hợp thể trạng và tập luyện đúng cách. Bởi đây là những yếu tố tiên quyết giúp đảm bảo hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa rủi ro phát sinh.
2. Các bài tập cho người bị tê bì chân tay
Những bài tập yoga hoặc thiền rất hữu hiệu trong việc đẩy lùi bệnh tê bì chân tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể massage thường xuyên và đi bộ nhiều hơn để tránh khỏi những cơn tê bì chân tay.
2.1. Tập Yoga
Bạn có thể thử những tư thế yoga sau để giúp làm giảm các triệu chứng tê bì chân tay.
Tư thế cái cây
Tư thế yoga này rất có ích trong việc tăng sự tập trung và khả năng giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh của chân và giúp làm giảm tình trạng tê bì chân tay.
Tư thế cái cây.
Để thực hiện tư thế này, đầu tiên bạn cần đứng thẳng, hai chân khép vào nhau rồi từ từ dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái và nhấc chân phải lên một cách chậm rãi.
Dùng tay trái giữ bàn chân phải, đưa gót chân lên đùi chân trái. Cố gắng càng đưa lên cao càng tốt. Hãy giữ bàn chân phải ở trên đùi trái bằng cách đẩy gót chân phải vào đùi và đẩy chân trái vào gót chân phải.
Hai tay chắp trước ngực, nếu cảm thấy cơ thể đã ổn định, bạn có thể đưa cánh tay lên cao hơn, mắt nhìn thẳng vào một điểm và giữ cơ thể thăng bằng.
Video đang HOT
Chú ý: Khi tập động tác này, hãy giữ cho xương sống thẳng, đè xương cụt xuống và tập trung cố định phần eo. Quan trọng nhất là hít thở sâu, giữ nguyên khoảng 40 giây rồi làm lại từ đầu.
Tư thế em bé
Tư thế em bé.
Tư thế em bé dễ hơn tư thế cái cây rất nhiều, bạn có thể tham khảo cách luyện tập sau:
Quỳ xuống và gập người về phía trước đồng thời thở ra. Phần đầu và chân phải chạm sàn sao cho phần gáy được thư giãn.
Nhẹ nhàng mở rộng phần hông.
Tay duỗi về phía trước và lòng bàn tay úp.
Vùng vai và bụng thả lỏng.
Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây.
Thư giãn, thở đều, từ từ nâng người lên để kết thúc động tác.
2.2. Ngồi thiền
Thiền cũng là một phương pháp rất tốt để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo cách thiền sau:
Ngồi ở tư thế lưng thẳng, duỗi thẳng hai chân.
Gập đầu gối lại một cách nhẹ nhàng, đặt tay lên đùi trái và đưa gót chân phải lên sát bụng, tương tự đưa gót chân trái lên sát bụng.
Khi bạn đã có thể gập hai chân lại một cách thoải mái, bạn có thể đặt tay trên đùi và thủ ấn.
Trong khi thiền, hãy giữ đầu và lưng luôn thẳng, giữ hơi thở nhẹ nhàng, thở sâu.
Lặp lại động tác sau vài phút giữ yên tư thế.
2.3. Đi bộ
Đối với những đối tượng như dân văn phòng, người lái xe, công nhân,… những người luôn phải ngồi một chỗ cả ngày rất dễ bị tê bì chân tay. Lúc này, chúng ta cần phải dành thời gian để đi bộ, luyện tập thể dục để cơ thể được vận động linh hoạt tất cả các chi. Đi bộ nhẹ nhàng và buổi sáng sớm là cách luyện tập vừa đơn giản lại đem lại hiệu quả rất cao.
Ngoài ra, các bài tập thể dục nhịp điệu hay khiêu vũ,… cũng rất hữu ích trong việc đẩy lùi bệnh tê bì tay chân. Bạn có thể tham gia các lớp thể dục thể thao phù hợp với bản thân và luyện tập thường xuyên để giúp cơ thể được vận động và tránh khỏi nguy cơ bị tê bì chân tay.
2.4. Massage thường xuyên
Những người bị tê chân tay rất cần được massage thường xuyên. Việc này sẽ giúp các mạch má.u lưu thông tốt hơn giúp giảm thiểu tình trạng tê tay chân. Không chỉ massage chân tay mà bạn có thể xoa bóp, massage cả các bộ phận hay bị tê, đau như vùng cổ, vai, gáy, đùi, cánh tay,… Massage không chỉ giúp đẩy lùi hiện tượng tê bì mà nó còn giúp cơ thể được thư giãn, tâm trạng thoải mái.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm chân bằng nước ấm để giúp má.u lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, vào mùa lạnh, hãy chú ý giữ ấm cho cơ thể để tránh tình trạng tê bì tay chân.
3. Những lưu ý khi luyện tập
Để các bài tập giảm tê bì chân tay phát huy tối đa tác dụng người bệnh cần chú ý luyện tập đều đặn và kiên trì. Đặc biệt cần lưu ý đến một số vấn đề sau trong quá trình tập luyện:
Trước khi thực hiện các bài tập cần dành ít nhất 10 phút để khởi động, làm nóng cơ thể.
Nên bắt đầu luyện tập với cường độ nhẹ, vừa sức.
Sau khi cơ thể đã quen có thể từ từ tăng cường độ lên.
Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, đừng gắng sức tập các bài quá khó.
Trong khi tập nếu chứng tê bì trở nên nghiêm trọng cần chủ động dừng tập, nghỉ ngơi để có thể được thư giãn. Thực hiện tập luyện đều đặn và thường xuyên nếu có thể cố gắng hoạt động thể chất 5 buổi/tuần.
Khi chứng tê chân tay có liên quan đến các bệnh xương khớp, người bệnh cần tham khảo các bác sĩ để được tư vấn các bài tập và động tác phù hợp.
Nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Nhìn chung, thực hiện các bài tập giảm tê bì chân tay trên có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng này nếu không quá nặng hoặc cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì tình trạng tê bì chân tay có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Tốt hơn hết, nếu bạn bị tê bì chân tay thường xuyên và có các triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, tiểu không tự chủ trên 4 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nặng nề.
Thoát vị đĩa đệm do những thói quen bạn ít ngờ đến
Ngồi làm việc trong một thời gian dài, ít vận động, thói quen đi giày cao gót thường xuyên... cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Vì sao bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm trước đây là bệnh của người trung niên (do thoái hóa theo tuổ.i tác) nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến hơn. Dưới đây là những đối tượng và các thói quen hàng ngày có thể khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm:
- Người làm việc trong môi trường cần phải ngồi nhiều như tài xế, phi công, điện thoại viên, công nhân...
- Nhân viên văn phòng ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động, ngồi sai tư thế.
- Người đi giày cao gót thường xuyên, đi trong thời gian dài.
- Người làm việc nặng nhọc như bốc vác sẽ tác động nhiều lên khu vực cổ, vai, lưng.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra với những người ở độ tuổ.i từ 30-50. Theo thời gian, cơ thể sẽ dần bị lão hóa và vòng sụn bên ngoài sẽ bị xơ hóa khiến phần nhân nhầy của đĩa đệm khô, không còn đàn hồi. Điều này dẫn đến tình trạng bị thoát vị vào trong ống sống gây chèn ép dây thần kinh.
Tình trạng này có thể khiến rách vòng xơ đĩa đệm và nhân nhầy thoát qua phần rách, chui ra phía sau chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau.
Bên cạnh đó còn có một số thói quen khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm như:
- Tập luyện thể dục thể thao sai tư thế nhất là với những người tập yoga, gym... khi thực hiện những động tác khó gây tổn thương cho phần cột sống.
- Người thừa cân, béo phì khiến tải trọng dồn lên xương khớp cũng như các đốt sống tăng lên.
Mang vác vật nặng, đi giày cao gót thường xuyên, ngồi làm việc trong thời gian dài không vận động... đều có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường có các cơn đau do dây thần kinh chèn ép. Ngoài ra người bệnh còn bị hạn chế khả năng vận động với những triệu chứng điển hình như:
- Tê bì chân tay
- Yếu cơ
- Cơn đau xuất hiện theo hướng đi của dây thần kinh tọa
- Cơn đau nhức bắt đầu ở phần thắt lưng rồi lan dần xuống phần mông, đùi, cẳng chân, bàn ngón chân...
- Trường hợp nặng gây đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ hoặc teo cơ chân khiến chân to chân bé. Đây là tình trạng do triệu chứng rối loạn đuôi ngựa, chèn ép đuôi ngựa gây ra.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm sẽ phân loại tùy vào từng vị trí cột sống như: thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm ngực, thoát vị đĩa đệm lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng... Bất kỳ vị trí nào kể trên cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nặng/nhẹ của bệnh.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm ban đầu xuất hiện ở thắt lưng và sau đó lan dần xuống phía dưới (mông, đùi, chân...).
Dưới đây là một số cách điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Trường hợp nhẹ: Người bệnh kết hợp vật lý trị liệu cùng với thay đổi lối sống, thói quen hoặc có thể sử dụng đai lưng, tập các bài tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu có chèn ép ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng một số loại thuố.c chống viêm, giảm đau hoặc giãn cơ... Nếu chèn ép mức độ nặng kèm theo thoát vị có thể sẽ cần dùng tới phương pháp tiêm ngoài màng cứng, tiêm phong bế dãy thần kinh.
- Một số trường hợp cần phải xem xét phẫu thuật như: Rối loạn/ chèn ép đuôi ngựa; teo cơ; điều trị nội khoa kéo dài 3 tháng trở lên không đáp ứng; người bệnh đau dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; thoát vị nhiều...
Bên cạnh đó, để phòng ngừa và hạn chế thoát vị đĩa đệm tái phát, mọi người cần có những lưu ý sau trong sinh hoạt hàng ngày:
- Tránh mang vác đồ đạc quá nặng để bảo vệ cổ, cột sống.
- Khi tập luyện thể thao hoặc sinh hoạt hàng ngày cần hạn chế thực hiện các động tác gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nên lựa chọn những môn phù hợp với thể trạng, các môn thể dục giúp tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì thì cần có kế hoạch giảm cân.
- Trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý bổ sung canxi, vitamin D đồng thời hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia.
- Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường thường xuyên mang vác nặng cần có đồ bảo hộ cho khớp gối, lưng để hạn chế những tổn thương cho cột sống.
- Nếu có tình trạng đau cột sống thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cách luyện tập cho bệnh nhân thoái hóa khớp Bị thoái hóa khớp, ngoài việc uống thuố.c, tự điều chỉnh lối sống, thói quen... thì chế độ luyện tập tốt, đúng cũng góp phần cải thiện bệnh. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp - Nguyên nhân nguyên phát Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổ.i. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổ.i tác, điều này là...